2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, cách Tp. Hồ Chí Minh 293 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.481 km về phía Bắc, cách thành phố Nha Trang 205 km. Tọa độ địa lí được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc: 12o04' độ vĩ Bắc. - Điểm cực Nam: 11o52' độ vĩ Bắc. - Điểm cực Tây: 108o20’ độ kinh Đông. - Điểm cực Đông : 108o35’ độ kinh Đông.
Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Diện tích tự nhiên: 424 km2.
Dân số 223.000 người (năm 2016). Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 89,25%, sống ở các khu vực nông thôn là 10,75%. Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn có khoảng cách nhất định giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn. Cấu trúc dân số theo giới tính, nam chiếm 49%, nữ 51%.
2.1.2 . Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt
* Về tự nhiên
- Địa hình:Bề mặt địa hình và địa khối Đà Lạt đã có từ lâu đời, cách đây cả trăm
triệu năm, nhưng so với niên đại địa chất thì nó tương đối trẻ.Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1.520 m so với mực nước biển, nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh. Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh. Địa hình Đà Lạt cũng là yếu tố quan trọng
góp phần vào quá trình feralit hóa. Hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp đều tập trung ở các thung lũng và triền núi thấp.
-Thổ nhưỡng: Đất đai có vị trí quan trọng trong nông nghiệp, đặc biệt là ngành
trồng trọt. Nó không không chỉ là chỗ dựa cho các ngành khoa học khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Và chính nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất.
Tại thành phố Đà Lạt, do diện tích đất bỏ hoang và rừng chiếm diện tích khá lớn nên diện tích đất nông nghiệp chỉ khoảng 12 nghìn ha, trong đó diện tích nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn là 5.493 ha chiếm 52,3% trên tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất đai ở đây chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, tầng đất dày, chất hữu cơ nhiều, rất màu mỡ nên thích hợp để trồng các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là rau và hoa.
- Khí hậu: Được mệnh danh là “sứ sở sương mù” nên thời tiết Đà Lạt mát mẻ,
nhiệt độ trung bình năm khoảng 180C. Bức xạ mặt trời dồi dào, chế độ nhiệt mát dịu, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè, mùa đông khô cạn. Một ngày ở đây sẽ có đủ 4 mùa: Xuân, Hạ,Thu, Đông làm cho du khách rất thích thú khi thời tiết gây mê đắm lòng người. Sáng bắt đầu với buổi sáng rực tươi của mùa xuân, trưa lại chuyển sang mùa hè, chiều lại có chút gió thu nhẹ mơn man, tối đến thì lại hóa thân thành một công chúa mùa đông lạnh. Vì thế nên Đà Lạt chẳng để bất kì ai thất vọng khi có một không khí trong lành cùng với làn sương mờ lãng mạn ấy.
Thiên nhiên Đà Lạt không chỉ thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch và hình thành trung tâm văn hóa mà còn tạo điều kiện để nền nông nghiệp có thể sản xuất được nhiều loại đặc sản nổi tiếng , đặc biệt là rau - củ - quả ôn đới. Rau hoa Đà Lạt đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước từ miền Bắc cho đến miền Nam.
- Thủy văn: Các sông suối trên cao nguyên do chảy qua nhiều loại đá khác nhau
nên lòng sông có nhiều ghềnh thác. Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ Đờng, sông Cam Ly, những con sông này là các nhánh chính đổ vào sông Đồng Nai. Ở đây nguồn nước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô.
- Sinh vật: Do đặc điểm về khí hậu và thổ nhưỡng nên sự phân bố thảm thực vật tự nhiên tại Đà Lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng khác nhau. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm. Trong đó, chiếm ưu thế là rừng lá kim với đặc trưng là rừng thông 3 lá.
* Về kinh tế - xã hội
- Thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế - hành chính - xã hội của tỉnh Lâm Đồng bao gồm 16 đơn vị hành chính: 12 phường và 4 xã (Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung).
Vào những năm đầu thế kỉ XX, Đà Lạt chỉ có khoảng hơn 100 người Việt định cư tại đây và 30 năm sau (1923) dân số lên đến 1.500 người, 50 năm sau (1943) đạt 20.000 người. Nhưng tính đến hiện nay, dân số toàn thành phố là khoảng 223 nghìn người , mật độ dân số 568 người/ km2 (Niên giám thống kê, 2016).
- Phân bố dân cư của thành phố Đà Lạt không đồng đều. Dân cư tập trung chủ yếu ở các phường như: Phường 1, Phường 2, Phường 6, Phường 9. Còn ở các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung dân số tập trung ở mức độ thấp. Đặc biệt, dân số tập trung đông ở phường 6 và phường 2 bởi vì các phường này nằm ở vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt.
- Nguồn gốc dân cư Đà Lạt phong phú, đa dạng. Bởi vậy, thành phần dân cư Đà Lạt có đặc điểm khá riêng biệt, không giống như nhiều thành phố khác trong cả nước. Điểm khác biệt đó là nhóm cư dân người Việt, người Âu, người Hoa và các tộc người thiểu số phía Bắc do sự biến động của lịch sử đã cùng tụ cư với nhóm dân bản địa sinh sống trong một cộng đồng thống nhất. Tuy nhiên, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm... Chính sự đa dạng này đã làm cho văn hóa của địa phương thêm phần đa dạng và phong phú.
Từ khi được chọn là thành phố du lịch với nhiều quy chế mới của thành phố, Đà Lạt mới thu hút dân cư từ mọi miền đất nước về hội tụ. Dân số trẻ, có trình độ học vấn khá, đời sống sung túc, có nhiều hoạt động kinh tế đóng góp cho xã hội:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân 10%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - thương mại: 65,5%; công nghiệp - xây dựng: 17,6%; nông nghiệp 16,9%. (Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt)
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà lạt 2.2.1. Tiềm năng tự nhiên tạo sản phẩm du lịch
* Tiềm năng tự nhiên
- Địa hình:
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
+ Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối từ 25-100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m.
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.165m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691m) và You Lou Rouet (1.632m).
+ Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700m đến 900m.
Phần lớn khu dân cư và vùng trồng trọt canh tác nông nghiệp tập trung ở các thung lũng và triền núi thấp.
- Thổ nhưỡng:
Trải qua các hoạt động địa chất lâu dài, chủ yếu là quá trình phong hóa và chịu ảnh hưởng sâu đậm của khí hậu, địa hình, hệ thực vật khu vực, trên bề mặt địa hình Đà Lạt đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng với các loại đất khác nhau, mang tính đai cao rõ nét. Quá trình phong hoá tạo đất ở nơi đây diễn ra tương đối mạnh mẽ
và trong một thời gian dài nên đã để lại một lớp phong hóa khá dày. Đất ở Đà Lạt chia ra làm 3 nhóm chính, bao gồm:
+ Feralit nâu đỏ: Đây là loại đất tốt nhất với cấu tạo xốp, tơi, thoát nước tốt, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp như: trà, cà phê. Loại đất này tìm thấy ở các khu vực như: Vạn Thành, Cam Ly, Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung.
+ Đất feralit vàng đỏ: chiếm 90% diện tích đất toàn thành phố. ở những nơi đất bị trôi rửa mạnh, tầng mạch mỏng và có độ chua rất cao. Đất feralit vàng đỏ, có độ phì thấp đến trung bình thấy xuất hiện ở các vùng như: Thái Phiên, Kim Thạch, Tùng Lâm, Xuân Trường, Vạn Kiếp, Mỹ Lộc, Hồng Lạc, là loại đất thích hợp với cây hoa, atisô, rau các loại và cây ăn quả..
+ Đất feralit mùn vàng đỏ: Nhóm đất này thấy xuất hiện ở các ngọn đồi cao phía Nam Suối Vàng, Bắc Cam Ly và núi Lang Bian, diện tích tương đối ít, chỉ có những những vùng còn rừng che phủ, độ dốc lớn nên khả năng khai thác rất hiếm.
Với sự hình thành và phát triển đô thị Đà Lạt, nhu cầu về rau, quả tăng lên, cư dân tới đây lập nghiệp đã khai thác các loại đất feralit, lập thành các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp. Các vùng nông nghiệp trên nhóm đất này ngày càng mở rộng.
- Khí hậu:
Do ở độ cao trung bình 1.500m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu Đà Lạt lại mang những nét riêng của vùng cao. Nơi đây có một chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam.
+ Biên độ nhiệt: Biên độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất
không quá 3 - 40C, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, trung bình năm là 90C. Các tháng mùa khô có biên độ nhiệt lớn, dao động từ 11,2 – 13,20C. Các tháng mùa mưa, biên độ nhiệt giảm xuống chỉ còn 6 -70C. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 17,50C đến 18,20C. Tổng số giờ nắng toàn năm lên đến 2.340 giờ.
+ Chế độ mưa: Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu giữa tháng 4, mưa tháng 4 và
5 thường là mưa rào và dông bắt đầu vào buổi trưa và chiều. Mùa mưa thường kết thúc vào giữa tháng 10, đôi khi vào giữa tháng 11. Như vậy mùa mưa ở đây kéo dài khoảng
6 tháng, tháng 4 và tháng 11 là thời kì giao mùa. Số ngày mưa trung bình nhiều năm ở Đà Lạt đạt khoảng 170mm ngày/ năm. Các tháng 12, 1, 2, 3 có số ngày mưa trung bình là khoảng 5 ngày. Riêng tháng 2, 4, và 11 là từ 10 – 15 ngày. Trong mùa mưa, số ngày mưa dao động từ 20 – 25 ngày/ tháng.
+ Độ ẩm không khí: có tương quan chặt chẽ với lượng mưa ở Đà Lạt. Trong mùa
mưa, độ ẩm tương đối của các tháng đạt trên 85%. Mùa khô, độ ẩm giảm xuống dưới 80%.
+ Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành ở Đà Lạt thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 –
4, hướng gió chủ yếu là Đông – Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1. Từ tháng 5 – 9 là thời kì hoạt động của gió Tây – Tây Nam. Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 và 8. Tốc độ gió trung bình hằng năm là 2,1 m/s. Trong những tháng gió mùa Tây Nam thịnh hành kết hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, thường có gió mạnh.
Sự phân hóa theo mùa khí hậu kéo theo sự phân chia các mùa sâu sắc trong chế độ mưa ẩm đã quyết định các mùa vụ sản xuất. Chính nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa mà Đà Lạt phát triển thành một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng. Các điều kiện khí hậu này đã cho phép việc sản xuất các loại rau, cây đặc sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới.
- Ngoài ra, còn có các hiện tượng thời tiết đáng chú ý như: sương mù, dông, mưa đá và sương muối gây thiệt hại rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp của nông dân.
- Thủy văn:
Hồ ở Đà Lạt chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Hiện tại có trên dưới 16 ao hồ lớn nhỏ. Một số hồ theo thời gian bị bồi lấp dần hoặc đã trở thành vườn trồng rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có,.. Các hồ lớn ở đây được sử dụng vào việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương,...và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân..
Ở phía Bắc, các con thác đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như thác Phước Thành, thác Đa Phú. Phía Đông có các con thác nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương.
Các con thác phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về thác Đạ Tam như thác Datanla. Chảy qua trung tâm thành phố là thác Cam Ly có chiều dài 20 km trong địa phận Đà Lạt, với diện tích lưu vực xấp xỉ 50 km2. Hồ Suối Vàng được dùng trong việc tạo năng lượng điện với sản lượng điện 15 triệu KWh/ năm. Mạng lưới suối nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông suối bình quân: 1- 2 km/km2.
Những dòng chảy trên mặt và dòng chảy ngầm này góp phần không nhỏ trong việc giúp nhân dân trồng trọt, canh tác, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày.
- Sinh vật:
Cao nguyên Lang Biang đã tạo nên một bức tranh sinh động về thành phần tự nhiên với hơn 3.000 loài thực vật, khoảng 40-50 loài thú, hơn 100 loài chim và rất nhiều loài côn trùng, bò sát, lưỡng thể.
Chim và thú là hai đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Nếu chỉ tính riêng các loài kinh tế, Đà Lạt đã từng là nơi có số lượng đáng kể các loài nai xám, nai cà tong, hươu vàng, lợn rừng, cheo cheo, thỏ rừng, gà rừng, tắc kè, kì đà, sóc bay. Số loài quý hiếm ở đây cũng rất tập trung, chẳng hạn tê giác, trâu rừng, bò tót, nai cà tong, bò rừng, gấu chó, chồn dơi, vượn đen,...
Hệ động vật ở đây, mang tính nhiệt đới và cận nhiệt đới rõ rệt, trong đó yếu tố Ấn Độ - Malaysia và đặc trưng cho hệ động vật Indonesia chiếm ưu thế. Dưới các kiểu rừng khác nhau, quần cư động vật cũng có nhiều biến đổi rõ nét.
Thực vật trên cao nguyên Lang Biang chủ yếu gồm những rừng ôn đới thuần nhất, rất điển hình là những quần Thông hai lá và Thông ba lá rộng mênh mông (đến hơn 180.000 ha). Cả hai loại rừng này đều có một sản lượng khá cao (ít nhất trên 10 m3/ ha/năm). Ngoài ra đều là rừng cây họ Dầu (đặc biệt là cây họ dầu trà beng) làm chứng cho những khu vực có khí hậu khô hạn hơn.
Ở đây còn có họ Hoà Thảo (Gramineae) và họ Lát (Cyperaceae) chiếm diện tích