* Định hướng phát triển DLST nói chung và DLNN nói riêng của tổng cục du lịch
- Phát triển DLST phải đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững theo hướng sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái, chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
- Hiệu quả từ các hoạt động phát triển DLST góp phần đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa.
- Phát triển DLST phải tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực, góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách qua đó gia tăng khách du lịch đến với các điểm du lịch.
- Phát triển DLST phải phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó chú ý đến các mô hình mang tính sáng tạo, đột phá góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển DLST.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn chặt chẽ với quy hoạch du lịch để đảm bảo định hướng phát triển bền vững và hỗ trợ lẫn nhau.
- Tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả những mô hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp và nhân rộng những mô hình này trên địa bàn cả nước.
- Cần sự vào cuộc của cả hai ngành Du lịch và Nông nghiệp, cùng với đó là các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn phải gắn với chất lượng dịch vụ và công tác bảo tồn bản sắc văn hóa.
- Cần có những chính sách đặc thù, ưu tiên của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương khuyến khích loại hình DLNN phát triển.
- Tăng cường liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà quản lí để phát triển DLNN bền vững.
* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân trên địa bàn
10%/năm. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người: đạt 76 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2017: Dịch vụ - thương mại: 65,5%; công nghiệp - xây dựng: 17,6%; nông nghiệp 16,9%. Thu hút trên 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 12% trong tổng lượt khách, số ngày lưu trú bình quân 2,4 ngày. Tổng thu ngân sách nhà nước do thành phố quản lí 926 tỷ đồng; trong đó thuế phí, lệ phí 559 tỷ đồng, thu nhà đất: 332 tỷ đồng; thu biện pháp tài chính: 35 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7.940 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 64 triệu USD.
- Các chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,1%. Tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 7,4%. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm Y tế toàn dân 82%. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết việc làm mới 4.550 lao động, lao động qua đào tạo 72,5%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 49,5%. 95% khu dân cư, cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hoá; trên 95% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; công nhận lại xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới 1-2 xã, phường đạt chuẩn văn minh đô thị 1-2 phường; giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 4 xã. 100% phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 73%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,20%.
- Về bảo vệ môi trường: Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh
99,5%.Tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 49%. Tỷ lệ thu gom và xử lí chất thải rắn đạt 98,5%. Đối với ngành du lịch cần triển khai nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến khách du lịch. (Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt)
- Về quốc phòng - an ninh: Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an
ninh.
* Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
Để có phát triển du lịch thành phố một cách toàn diện, tận dụng được những lợi thế sẵn có, hạn chế những điểm yếu kém thì cần phải có kế hoạch cụ thể:
+ Có kế hoạch xây dựng du lịch Đà Lạt thành một địa điểm du lịch có thương hiệu.
+ Cần đẩy nhanh các dự án sản phẩm phẩm du lịch mới, đặc trưng để thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa.
+ Các sản phẩm du lịch cần gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề truyền thống, các hoạt động văn hóa của các dân tộc,…
- Đầu tư và thu hút đầu tư
+ Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch có sẵn và những điểm du lịch có tiềm năng.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào các hoạt động du lịch của thành phố.
+ Các thủ tục hành chính, chính sách cũng như cơ chế sẽ được nới lỏng hơn để thu hút vốn đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.
- Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến
+ Hình thành các tuor liên tỉnh, giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng với nhau để sản phẩm du lịch đa dạng gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
+ Mở rộng văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước, kết hợp với chiến lược Maketing nhằm khai thác triệt để thị trường du khách.
- Phát triển nguồn nhân lực
+ Phát triển hơn nữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
+ Kĩ năng nghề của nhân viên phục vụ phải được quan tâm nhiều hơn nữa để níu chân du khách.
- Quản lí Nhà nước về du lịch
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở du lịch góp phần đưa du lịch thành phố Đà Lạt nâng lên tầm cao mới.
+ Phát triển du lịch thành phố phù hợp với đề án phát triển du lịch của tỉnh.
* Thực trạng phát triển DLNN
Thành phố Đà Lạt có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, cảnh quan, sản xuất nông nghiệp,...mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, lượng khách du lịch tìm đến các điểm DLNN ngày càng tăng, doanh thu từ các hoạt động DLNN cũng tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ nhất định trong ngành dịch vụ. Nhiều điểm du lịch có tiềm năng mạnh để phát triển, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác triệt để nên chưa đem lại hiệu quả tương xứng.
Vì vậy, để phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt cần có những định hướng và giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có tính cạnh tranh cao; tạo điều kiện để xây dựng thương hiệu cho du lịch thành phố.
* Nhu cầu của khách DLNN
Do khách DLNN chủ yếu là khách quốc tế và khách nội địa cho nên nhu cầu cũng có sự khác biệt.
- Đối với khách quốc tế: học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển công nghệ cao
của nước họ; tăng cường giao thương kết nối với các đơn vị nước ngoài.
- Đối với khách nội địa: nhu cầu của họ là tham quan, học hỏi, giải trí nghỉ dưỡng;
trở về với thiên nhiên; giới thiệu công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp hiện đại khiến cho du khách tò mò muốn khám phá sự khác biệt với nền nông nghiệp truyền thồng.
Ngoài ra, khách DLNN nói chung cũng có một số nhu cầu khác như:
- Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu vận chuyển là điều tất yếu không thể thiếu trong
du lịch. Bản chất của du lịch là sự đi lại nên không thể thiếu phương tiện có phương tiện mới có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nhu cầu vận chuyển được thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển các nhu cầu khác.
- Nhu cầu lưu trú và ăn uống: cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề: Vị trí, phong
cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn, tổ chức phục vụ, phong cách và thái độ của phục vụ, vấn đề vệ sinh phòng ở và an toàn thực phẩm… để thu hút khách du lịch.
- Nhu cầu tham quan giải trí: Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí cũng là một
nhu cầu đặc trưng trong du lịch. Để thõa mãn nhu cầu này cần chú ý đến các yếu tố tác động như: vị trí địa lí, địa điểm du lịch, khí hậu, thị hiếu thẩm mĩ, mục đích chuyến đi,…
- Nhu cầu về các dịch vụ khác: Các dịch vụ khác có thể phát sinh trong hành trình du lịch như: Bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục visa, dịch vụ giặt là, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, in ấn, thể thao…