- Tây Nguyên: là vùng đất có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội của
Việt Nam, là giao điểm của hai khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và ven biển miền Trung, có chung đường biên giới với Lào và Campuchia. Tây Nguyên có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, có nền khí hậu ôn hòa cùng hệ thống sông ngòi cung cấp nguồn nước phong phú, thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao, hệ thống sông suối có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh quan đẹp và 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều nét văn hóa độc đáo… là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, văn hóa, tiềm năng cảnh quan rừng và sản xuất nông lâm nghiệp gắn với khác giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo của vùng.
Đăk Lăk là địa phương có phong trào phát triển chăn nuôi mạnh ở khu vực Tây Nguyên, nhất là bò sữa. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi tỉnh đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa thì ngành chăn nuôi được quan tâm nhiều hơn, nhất là công tác cải tạo con giống để lai tạo ra các giống bò sữa cho chất lượng cao. Những mô hình trang trại nuôi bò sữa lớn này đã thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan khu nuôi bò và trải nghiệm cùng người nông dân các công việc hàng ngày. Tại đây, du khách có thể tham gia hoạt động vắt sữa cùng các cô chú công nhân, hay thái cỏ, cho bò ăn… Ngoài ra, du khách sẽ được chiêu đãi sữa tươi nguyên chất miễn phí ngay tại trang trại. Không chỉ được trải nghiệm các công đoạn chăm sóc bò, du khách còn được thăm quan nhà máy chế biến sữa.
Cũng ở tại Đăk Lăk, cây cà phê tuy là loại cây trồng phổ biến của vùng Tây Nguyên, nhưng nếu các nông hộ, hợp tác xã hay doanh nghiệp của địa phương xây dựng một mô hình nhà vườn sản xuất cà phê khép kín phục vụ khách thì không phải địa phương nào cũng có. Đó là mô hình sản xuất cà phê sạch để du khách tham gia từ trồng trọt, chăm sóc, bảo quản đến chế biến. Sản phẩm làm ra du khách có thể thưởng thức hoặc bán ngay tại chỗ sẽ gây được cảm tình và tạo thêm nguồn thu cho nhà vườn.Việc phối hợp với doanh nghiệp xây dựng thành vườn cao su du lịch, hồ tiêu du lịch đặc biệt là mùa cao su thay lá, mùa thu hoạch, thăm các nhà máy chế biến… cũng khiến du khách tìm thấy cảm giác mới lạ, hiểu hơn về công đoạn lao động, sản xuất của người Tây Nguyên…
Các mô hình nông nghiệp nói trên đã thu hút một lượng lớn khách đến tham quan hằng năm. Hầu hết du khách đều ngỡ ngàng thích thú trước những sản phẩm “cây nhà lá vườn” của Đăk Lăk. Bên cạnh việc tìm hiểu về quy trình, kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, du khách nào cũng sẵn sàng mua các sản phẩm này về sử dụng và làm quà cho người thân.
Trên thực tế, mô hình nông nghiệp đặc trưng của địa phương hiện mới chỉ khai thác ở giá trị sản phẩm thuần nông, chưa khai thác đúng tiềm năng từ sự kết nối du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn. Du khách đến hầu hết đều thông qua đợt kết nối giao lưu, tham quan học tập của các đơn vị nhà nước từ các tỉnh bạn.
- Đông Nam Bộ: là cánh cửa tiếp nhận, chuyển tải và giao lưu văn hóa – xã hội
nguyên du lịch với lợi thế rừng, biển, sông, hồ, hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề.
Với các đặc điểm thuận lợi để phát triển DLNN, Đông Nam Bộ không ngừng vươn lên với các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng. Tiêu biểu phải nói đến là điểm đến thu hút du khách nhất là Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi) với diện tích 88 ha, tập trung các hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng đào tạo, chuyển giao và du lịch. Mỗi năm điểm du lịch này đón hơn 30.000 khách du lịch, chủ yếu là sinh viên chiếm 70%. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm cảm giác mới lạ từ nông nghiệp như: trao đổi với các chuyên gia về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc hoa lan; kỹ thuật sản xuất các chế phẩm sinh học; tham quan hệ thống nhà màng, nhà lưới điều khiển tự động, chăm sóc rau ăn quả...
Một điểm đến DLNN nữa không thể không nhắc đến là Long An, là tỉnh có vị trí, điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển nhiều loại nông sản hàng hóa, trong đó, nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, với sự đón đầu của xu thế phát triển kết hợp với du lịch vườn sinh thái. Long An đã kết hợp hài hòa giữa ngành du lịch và nông nghiệp tạo nên một chuỗi giá trị, nhằm phát triển bền vững trong nông nghiệp có du lịch và ngược lại du lịch dịch vụ không tách rời hỗ trợ phát triển xây dựng quảng bá hình ảnh sản phẩm nông nghiệp hiệu quả hơn, tăng giá trị sản phẩm đầu ra của nông nghiệp.
Đặc biệt đẩy mạnh phát triển du lịch điển hình các dự án như: Khu nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Làng cổ Phước Lộc Thọ, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Khu Ramsar bảo tồn đất ngập nước Láng Sen…. Mô hình này cũng quảng bá hình ảnh sản phẩm nông nghiệp nói riêng và Long An đến với mọi miền lãnh thổ và ra thế giới.
Ngoài những khu du lịch kể trên, Long An còn là địa điểm chăn nuôi gà, vịt điển hình với số lượng lớn, rất thích hợp cho việc tham quan, học hỏi của khách du lịch. Du khách có thể trải nghiệm những công việc hằng ngày của người nông dân như tận tay cho gia cầm ăn hoặc có thể thưởng thức các món ăn được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có. Điều đặc biệt, du khách có thể tự chọn bất kì con gà hoặc vịt nào để mang về làm quà.
Trong năm 2016, Long An đón được 910.000 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 12.000 lượt khách, tăng 23% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 410 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, chiếm 0,3% lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh.
Tuy nhiên, những địa phương nói trên mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp du lịch nông nghiệp, rất lẻ tẻ và mang tính tự phát. Trong khi đó, các dịch vụ và sản phẩm phục vụ loại hình du lịch này năm nay qua năm khác vẫn không có gì thay đổi, trở nên quá nhàm chán với du khách.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tổng hợp lại một số khái niệm có liên quan, đặc điểm, các nguyên tắc và một số nhân tố có ảnh hưởng đến DLNN. Đồng thời cũng nêu ra được lịch sử phát triển DLNN của một số nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là kinh nghiệm phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, DLNN – một hướng đi mới cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách nhanh chóng, cũng là hướng đi mới cho ngành du lịch của Việt Nam.
Dựa trên cơ sở lí luận về DLNN ở chương 1 để đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở chương 2 và 3 một cách khoa học và đúng đắn.
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT,
TỈNH LÂM ĐỒNG