Tiềm năng kinh tế xã hội tạo sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 61 - 65)

- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung đông

đúc ở khu vực nội thành, nơi có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và giao thông thuận tiện như: phường 2 (15.417 người/km2), phường 6 (10.277 người /km2), phường 1 (5.516 người/km2). Trong khi đó các xã vùng ven chỉ có 73 người/ km2 (xã Trạm Hành) thấp hơn 14 lần so với phường trên, nguyên nhân là do cách xa trung tâm và giao thông kém phát triển.

Bảng 2.5. Dân số các đơn vị hành chính của thành phố Đà Lạt (2016)

STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Phường 1 1,76 9.708 5.516 2 Phường 2 1,26 19.425 15.417 3 Phường 3 27,24 17.449 641 4 Phường 4 28,87 21.547 746 5 Phường 5 34,74 14.148 407 6 Phường 6 1,68 17.265 10.277 7 Phường 7 34,22 15.048 440 8 Phường 8 17,84 26.653 1.494 9 Phường 9 4,70 16.986 3.614 10 Phường 10 13,79 15.545 1.127 11 Phường 11 16,44 9.470 576

STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) 12 Phường 12 12,30 8.134 661 13 Xã Xuân Thọ 62,46 6.355 102 14 Xã Xuân Trường 34,52 6.153 178 15 Xã Trạm Hành 55,65 4.071 73 16 Xã Tà Nung 45,82 4.730 103 Tổng 393,29 223.935 568

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017

Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Nguồn lực lao động chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 38,3%. Sau nông nghiệp là các ngành công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ cũng có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.

- Cơ cấu dân số:

Cấu trúc dân số theo giới tính không có sự chênh lệch lớn, khi nam chiếm 49%, nữ 51%.

Dân số theo nhóm tuổi thể hiện qua độ tuổi dưới 15 chiếm tỷ lệ 30,8%; độ tuổi trên 60 chiếm 7,1% trong tổng dân số toàn thành phố cho thấy cấu trúc dân số Đà Lạt thuộc loại tương đối trẻ. Kết cấu giới tính của thành phố Đà Lạt hiện nay có đặc điểm giống với kết cấu giới tính của cả nước, tỷ lệ nữ giới (51%) chiếm cao hơn nam (49%). Người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao (64,2%), cấu trúc này phản ánh lực lượng lao động của thành phố khá dồi dào, nhất là số người từ 16-25 tuổi chiếm 22% dân số.

Đà Lạt có nhiều người theo các tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%), Công giáo 12,6%, Cao Đài 4,2%. Những công trình kiến trúc của tôn giáo này cũng là những địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch đến ghé thăm.

- Thành phần dân tộc: Là một thành phố với nhiều thành phần dân tộc như: Kinh,

Cơ Ho, Thái, Tày, Nùng,.... Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (97%), sau đó là người Cơ Ho (1,4%) và người Hoa (1,1%). Điều này đã góp phần tạo nên sự đa

dạng, phong phú cho nền văn hóa, phong tục tập quán và truyền thống sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và sự riêng biệt so với các nơi khác nói riêng.

Có thể lấy một ví dụ minh họa như người Cơ Ho, họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên rẫy, trồng cây công nghiệp như dâu tằm, cà phê... Nghề đan lát, rèn, dệt vải, làm gốm vẫn được duy trì. Hằng ngày, họ ăn cơm nấu bằng nồi đất, ăn ngày 3 bữa với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu, ớt...Đồ uống là nước suối đựng trong vỏ trái bầu. Rượu cần được dùng trong các dịp lễ tiệc, hội hè. Nhà ở của người Cơ-ho là nhà sàn dài, mái lợp tranh, phía trước cửa nhà có cầu thang lên xuống. Nhiều nhà quây quần lại thành làng. Chiếc gùi đeo qua hai vai là phương tiện vận chuyển hàng ngày. Ngày thường, nam giới đóng khố, nữ giới mặc váy ngắn, khi trời lạnh quấn thêm khăn. Trang sức thường dùng là vòng cổ, vòng tay, khuyên căng tai. Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ-ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu. Ngày nay, họ đã có sự giao lưu, tiếp nhận cuộc sống hiện đại cùng các dân tộc khác, nhưng cộng đồng người Cơ Ho vẫn trân trọng gìn giữ nền văn hoá truyền thống, bản sắc của dân tộc mình. Điều này đã tạo nên một nét đặc sắc riêng biệt thu hút du khách khi đến du lịch tại Đà Lạt.

- Truyền thống sản xuất nông nghiệp: Vào những năm đầu của thế kỉ XX, những

người dân di cư vào Đà Lạt mang theo nghề trồng rau và hoa vào gây dựng trên mảnh đất này. Thuở ban đầu chỉ là những ấp nhỏ, cùng với những kinh nghiệm sẵn có cộng với sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó của họ sau đó đã lan rộng ra với sự tăng dần của diện tích và các hộ nông dân tham gia làm nông nghiệp.

Với thời gian làm nông nghiệp khá dài, họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan và khách quan thể hiện qua trình độ tay nghề, kiến thức về sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường, kỹ năng sử dụng công cụ, phương tiện cơ giới hóa, tin học hóa vào sản xuất.

Người nông dân không chỉ sử dụng những loại giống có sẵn trong nước, mà còn nhập thêm nhiều loại giống cây trồng mới từ nước ngoài có sức đề kháng cao, chất lượng và năng suất được cải thiện đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 1938, sự ra đời của làng hoa Hà Đông đã đánh dấu cột mốc ra đời của các địa phương trồng hoa chuyên canh tại thành phố Đà Lạt. Năm 1978, thành phố đã thành lập trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau – hoa, một mặt giúp địa phương có sở nghiên cứu các giống cây mới như lai tạo, nuôi cấy mô, khảo nghiệm các giống cây trồng; mặt khác liên kết hợp tác sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế.

Đặc biệt phải nói đến là sự ra đời của Công ty trách nhiệm hữu hạn Agrivina (Dalat Hasfarm) năm 1994, đã tạo một bước ngoặt cho nông nghiệp Đà Lạt bằng mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao. Cùng với công nghệ khép kín hiện đại kết hợp với hệ thống nhà kính, nhà lưới và hệ thống phun tười tự động được nhập khẩu từ Isael và Hà Lan đã giúp cho giá cả của sản phẩm nông nghiệp bán ra cao hơn hẳn so với các sản phẩm thông thường. Không những thế, Công ty này còn tăng cường mở rộng hợp tác với các trang trại khác trong khu vực vừa để tạo đầu ra ổn định cho nông dân tham gia, vừa mở rộng và xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm nông nghiệp. Cách làm này đã giúp cho người dân hiểu ra rằng cần phải có một phương pháp làm nông nghiệp hiện đại vừa tiết kiệm được chi phí nhân công và mang lại hiệu quả kinh tế cao để thay thế cho cách làm nông nghiệp truyền thống.

Các trung tâm này đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng nhanh của nông nghiệp Đà Lạt. Ngoài đầu tư giống cây trồng, các trung tâm nghiên cứu này còn đầu tư công nghệ để đưa vào sản xuất, giúp nông dân có đầu ra sản phẩm ổn định và tạo được thương hiệu cho giống rau, hoa của họ.

Bên cạnh các hoạt động đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trong những năm gần đây thành phố Đà Lạt cũng đưa ra những phương hướng nhằm tạo sản phẩm du lịch dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. Điều quan trọng là phải đưa sản phẩm nông nghiệp thành điểm nhấn thu hút, thúc đẩy tăng trưởng du khách. Việc có sự tham gia trực tiếp của bà con nông dân trong các hoạt động du lịch nông nghiệp đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn hơn cho sản phẩm du lịch. Điều này đã giúp người dân kiếm thêm thu nhập song song với việc làm nông nghiệp thuần túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)