* Phát triển các điểm du lịch
Điểm du lịch đồi chè Cầu Đất – Sản xuất chè
Năm 1915, Yersin đã khám phá ra đỉnh Hòn Bà (Cầu Đất hiện nay), xây một trạm thực nghiệm trên đỉnh núi, ươm trồng các giống cây trong đó có canhkina (trị bệnh sốt rét) và cây chè. Sau đó, người Pháp đã tìm ra đất trồng thích hợp cho cây chè và thành lập nhà máy chè Cầu Đất vào năm 1927 với diện tích đất trồng và khai thác chè là trên 600 hecta. Giai đoạn này nhà máy chỉ sản xuất một loại trà gọi là trà đen, sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở Pháp và các nước ở Châu Âu.
Thập niên 60 của thế kỉ XX, chiến tranh ở Việt Nam đang vào thời kì cao trào nên các hoạt động kinh tế của người Pháp tại Đà Lạt buộc bị tạm dừng. Lúc này, các thương lái người Hoa giàu có đã mua lại nhà máy và tiếp tục cho sản xuất. Tuy nhiên, công việc gặp nhiều khó khăn trong công đoạn tiêu thụ cho nên những ông chủ này cũng “ cao chạy xa bay”.
Mãi cho đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất thì nhà máy chè này thuộc quyền quản lí của tỉnh Lâm Đồng. Lúc này, nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động, liên tục sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là Liên Xô cho đến năm 1991.
Năm 2005, nhà máy này được cổ phần hóa đã trở thành Công Ty cổ Phần trà Cầu Đất. Từ đây, diện tích trồng chè không ngừng tăng qua các năm, không những số lượng mà tăng về chất lượng. Những diện tích chè hư hại nhiều cũng được trồng lại, trong đó có hơn 30 ha được chuyển đổi sang trồng giống chè Olong của Đài Loan.
Cầu Đất là một trong những nơi sản xuất chè chủ lực cho thành phố Đà Lạt với diện tích chiếm gần 2/3 diện tích trồng chè của thành phố. Năm 2006, diện tích của xã Trạm Hành là 256,3 ha nhưng đến năm 2010 thì diện tích này tăng lên 299 ha.
Bảng 2.6. Diện tích cây chè phân theo xã ở Đà Lạt giai đoạn 2006 – 2016
(Đơn vị:ha) Năm 2006 2010 2014 2015 2016 Xã Xuân Trường 115,4 113,5 108,9 113,3 116,5 Xã Xuân Thọ 80,1 91,5 1,1 1,1 1,2 Xã Trạm Hành 201,5 299,0 347,2 364,2 388,2 Phường 3 4,0 4,0 5,4 2,6 _ Tổng 401,0 432,6 462,6 481,2 505,9
Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017
Như vậy, diện tích chè xã Trạm Hành năm 2016 tăng 1,9 lần so với năm 2006 và các xã khác diện tích hầu như tăng nhẹ, không tăng hoặc thậm chí có giảm. Cây chè là một trong những cây khó trồng vì trong suốt vụ, cây chè được bón phân 3 lần, sau mỗi đợt bón phân sẽ phun thuốc để chống nấm và sâu bệnh, tăng cường khả năng chống chịu bệnh, đảm bảo cây chè phát triển tốt. Mỗi ngày, cây chè sẽ được tưới ít nhất một lần, giúp cây luôn giữ được độ ẩm cần thiết, điều hòa dinh dưỡng nuôi cây. Ngoài nguồn nước, việc chăm sóc định kì cho cây chè cũng không kém phần quan trọng.
Sau mỗi vụ thu hoạch, chè được cắt bằng thành đường vòm để búp phát triển đồng đều. Muốn đảm bảo chất lượng và thu hoạch đúng quy định, thông thường trước
khi thu hoạch 15 ngày công ty chè thường đến kiểm tra, các hoạt động bón phân cũng như phun thuốc trừ sâu đều bị ngưng cho tới khi thu hoạch hết vụ.
Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tươi tại Cầu Đất giai đoạn 2006 – 2016
(Đơn vị:Tấn)
Năm 2006 2010 2014 2015 2016 Sản lượng 1.778 2.333 2.770 3.017 3.223
Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017
Sản lượng chè Cầu Đất đạt chất lượng cao nhờ quy trình nghiêm ngặt, chất lượng cũng được cải thiện nhiều hơn trước. Sản lượng chè không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt giai đoạn năm 2014 đến năm 2016 tăng 453 tấn trong vòng 2 năm. Trong khi đó, năm 2010 đến năm 2014 chỉ tăng 437 tấn, như vậy trung bình mỗi năm chỉ tăng khoảng 100 tấn.
Những năm gần đây, Cầu Đất không chỉ chú trọng phát triển về số lượng, diện tích và thị trường đầu ra, bên cạnh đó còn hướng đến một loại hình du lịch kết hợp với nông nghiệp nhằm tăng trưởng kinh tế cho địa phương với tên gọi Cầu Đất Farm.
Điều đặc biệt khi đến đây, du khách có thể :
+ Tham quan 3 địa điểm chính ghi trên bản đồ: Đó là khu đồi chè 110 ha; khu pha chế chè, cà phê kết hợp với dây chuyền chế biến chè cổ hơn 90 năm; khu “nông trại xanh” 10 ha rau, hoa chất lượng cao với những kỹ thuật canh tác đặc biệt theo công nghệ châu Âu và Israel, bố trí trong không gian hài hòa, khoáng đạt.
+ Lưu trú tại đây để cùng với nhà nông chăm sóc 70 ha cà phê kinh doanh và 10 ha chè Shan cổ hơn trăm năm tuổi, cảm nhận sự đổi thay qua dòng chảy cuộc sống không ngừng.
+ Thưởng thức các loại chè đặc sản như: Olong, chè Shan tuyết, chè cành cao sản,.. được pha tại chỗ mang hương vị đậm đà của Cầu Đất.
+ Tha hồ lựa chọn các sản phẩm đặc sản của vùng làm quà cho gia đình: chè sấy khô, chè móc câu, cà phê phin,...
Điểm du lịch Trại Mát ( phường 11) - Sản xuất rau, củ, quả
Để khai phá, xây dựng đồn điền, công trình giao thông, thực dân Pháp đã đưa đến đây những người bị bắt xâu, bắt phu, bắt lính và các tù nhân các tỉnh miền Bắc,
miền Trung, về sau có thêm một số dân cư nghèo khổ, không chịu nổi sự áp bức bóc lột của cường hào, ác bá đã tìm về làm thuê cho các đồn điền của thực dân Pháp, rồi tự khai hoang, làm vườn, sống quần tụ thành xóm, thành làng. Năm 1928, ấp Đa Phước được thành lập, đến năm 1954 có thêm ấp Tự Tạo. Đó chính là tiền thân của phố chợ Trại Mát sau này.
Là một trong những địa điểm sản xuất rau chủ lực của thành phố nên hầu hết các loại rau chính được quy tụ ở đây. Diện tích sản xuất nông nghiệp cũng chiếm không nhỏ, tính đến năm 2016 diện tích trồng rau của Trại Mát chiếm 778,6 ha nhiều hơn so với năm 2010 là 43,4 ha, trong khi đó năm 2006 diện tích cây rau chỉ khoảng 701,5ha. Nhiều năm qua, người dân vẫn cần cù, chăm chỉ với công việc trồng rau, củ quả của mình và không có ý định chuyển đổi cây trồng. Vì thế nên, sản lượng rau không có sự biến động trong các năm qua. Năm 2006 đến năm 2010 sản lượng cây rau tăng từ 19,393 nghìn tấn lên 22,118 nghìn tấn. Giai đoạn 2010 đến năm 2016 sản lượng ra tăng đều qua các năm, tăng 2,199 nghìn tấn; như vậy, trung bình mỗi năm sản lượng rau tăng từ 500 – 1.000 tấn.
Bảng 2.8. Diện tích và sản lượng cây rau Trại Mát giai đoạn 2006 - 2016 Năm 2006 2010 2014 2015 2016 Diện tích (ha) 701,5 735,2 795,9 815,7 778,6 Sản lượng (nghìn tấn) 19,393 22,118 23,376 24,751 24,317
Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017
Trại Mát là một vùng trồng rau, hoa, củ quả chủ yếu của Đà Lạt; nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7km, đây là nơi có địa hình đồi núi thoai thoải, tạo thành những thửa ruộng bậc thang trồng rau, hoa, những con dốc lên xuống, những căn nhà cổ kính có kiểu kiến trúc đặc trưng... đã thu hút khá đông khách du lịch đến tham quan.
Trại Mát như một bức tranh chỉ có một màu xanh tươi non phủ khắp nền bức vẽ. Du khách đến du lịch Trại Mát sẽ được:
+ Tận mắt chiêm ngưỡng những vườn rau được người dân ở đây trồng vô cùng quyến rũ và bắt mắt. Những thửa ruộng bậc thang với một màu xanh của rau, cỏ rải
rác trên các sườn đồi vô cùng đẹp. Đứng từ trên cao bạn nhìn xuống những thửa ruộng rau vô cùng đẹp, du khách đã cảm thấy nao lòng, ngắm nhìn những người nông dân đang cần mẫn.
+ Thả mình giữa làn mây bồng bềnh và hít thở không khí trong lành của vùng quê bình yên. Được hòa mình vào vùng quê bình yên sẽ mang lại cho bạn những giây phút thư thái trong tâm hồn và quên đi hết mọi ưu tư lo toan của cuộc sống. Ở Trại Mát, mây và sương mù được xem như là đặc sản Đà Lạt, đã cuốn hút biết bao du khách đến để ngắm mây bồng bềnh trên núi.
+ Bắt gặp cảnh mua bán khá là nhộn nhịp, cảnh mua bán trao đổi hàng hóa, nông sản vô cùng thú vị. Hay những bó hoa hồng, hoa cúc vô cùng đẹp được người dân cắt từ vườn mang ra càng làm cho Chợ Trại Mát thêm hấp dẫn. Du khách có thể mua những loại rau củ tươi ngon ở chợ mới được người dân mang ra từ vườn ăn rất ngọt.
+ Những nơi trồng rau lâu đời này có ghi chép đầy đủ các quy trình từ gieo hạt, tưới nước, đến khi thu hoạch và đảm bảo không sử dụng bất kỳ thuốc hóa học nào gây tổn hại tới môi trường và con người. Khách du lịch còn có thể tự hái rau và dùng tại chỗ để trải nghiệm sự khác biệt này.
+ Cơ hội trải nghiệm “Một ngày với nông nghiệp công nghệ cao”, tham gia các hoạt động trải nghiệm canh tác các giống hoa rau trồng trong nhà kính, thưởng thức và mua sắm nông sản, đặc sản của địa phương: củ dền, cà rốt, khoai tây, các loại sản phẩm sấy khô,... Đặc biệt là các món ẩm thực mang đậm tính địa phương như: Xà lách trộn dầu giấm, buffet rau, các loại rau ăn kèm với lẩu,....
Tại đây có 3 điểm chính đã và đang đưa vào hoạt động để phục vụ du khách là: Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Linh Ngọc, Khu trưng bày và bán sản phẩm đặc sản địa phương của Công ty Natural.
- Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao của Chi
nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời: với diện tích 17.000 m2 đặt tại tổ 1, thôn
Lộc Quý, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mô hình được thiết kế xây dựng gồm nhà lưới Israel có diện tích 1.000 m2; nhà lưới thông thường có diện tích 1.000 m2, diện tích khảo nghiệm trình diễn là 9000m2, còn lại là đất vườn canh tác trong điều kiện thông thường.
Áp dụng công nghệ cao của Israel, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt có chức năng nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỷ thuật; kiểm tra và phân tích kỷ thuật, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, triển khai các hoạt động dịch vụ trồng trọt và dịch vụ sau thu hoạch.
Đây là một trong những Trung tâm tư nhân đầu tiên tiên phong trong việc nghiên cứu, khảo nghiệm các sản phẩm về rau và hoa. Trung tâm sẽ là cầu nối hữu ích giúp chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực canh tác rau, hoa cho bà con nông dân trong thời gian sắp tới.
Tham quan Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao của Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là du khách được trực tiếp tham gia nghe giới thiệu, trải nghiệm về canh tác các giống rau, hoa công nghệ cao trong nhà kính với những thiết bị hiện đại như hệ thống tưới tự động, hệ thống điều hòa nhiệt độ, cùng với đó là được xem trình diễn, chuyển giao tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các hoạt động thu hoạch rau, chế biến các món ăn đặc trưng từ rau, củ, quả của địa phương.
- Công ty TNHH Linh Ngọc: Du khách sẽ tham quan, trải nghiệm tại trang trại
hoa.
- Công ty TNHH Đà Lạt Nature :là địa chỉ uy tín bày bán tất cả các loại đặc sản
của địa phương có rõ xuất xứ, nguồn gốc.
Điểm du lịch Khu phố Hồ Xuân Hương – Sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao
Khu phố Hồ Xuân Hương cách trung tâm thành phố Đà Lạt, nơi đây xưa kia có một địa điểm nổi tiếng là hồ Than Thở.
Nơi đây là khu dân cư có truyền thống làm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tại khu phố này hiện có HTX Sản xuất nông nghiệp Xuân Hương chuyên trồng và cung cấp các loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, và còn có khá nhiều vườn rau, vườn dâu tây, vườn lan rất nổi tiếng và được du khách đặc biệt quan tâm. Điểm du lịch này sẽ khiến du khách hài lòng khi:
+ Bắt gặp cảnh tượng người dân tưới nước, làm cỏ bởi cho dù có khách tham quan đến thì họ vẫn tiến hành công việc của họ một cách bình thường. Chính vì vậy,
một trong những lưu ý khi đến làng nông nghiệp là nếu bạn đi quá muộn thì bạn sẽ bị bỏ rơi ở ngoài vì chủ vườn mải đi làm đóng cửa, hoặc sẽ bị ướt nếu vào đúng giờ giàn tưới thông minh hoạt động.
+ Tận mắt nhìn thấy những trái bí ngô khổng lồ giống như trong truyện cổ tích Lọ Lem, tận tay sờ để cảm nhận sự mát lạnh từ vỏ của nó. Đặc biệt, những trái bí già có những lổ hổng be bé, bạn có thể nhìn vào bên trong để thỏa trí tò mò.
+ Tham quan, chụp ảnh với vườn dâu tây, uống trà Atiso miễn phí… đặc biệt trên vườn luôn có những trái dâu chín mọng cho khách thưởng thức và đội ngũ nhân viên sẵn sàng hướng dẫn các quy trình trồng dâu sạch.
+ Đi lang thang, cứ một đoạn đường ngắn du khách lại bắt gặp một vườn dâu xanh mơn mởn được trồng trên đất hay trên những dàn ống hiện đại. Hầu hết vé vào tham quan các vườn dâu này là miễn phí, chỉ khi khách có nhu cầu hái tận tay mang về thì giá dao động 200.000 – 300.000 đồng/kg. Và để cảnh báo những du khách tùy tiện hái dâu khi chưa có sự cho phép của chủ nhà thì cứ hái một quả khi chưa xin phép bị phạt 100.000 đồng. Dâu ở đây khá nổi tiếng vì độ ngon, ngọt và hình thức canh tác.
+ Thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng như: A-ti-so nấu giò heo, các loại lẩu ăn kèm với rau Đà Lạt, ... và mua sắm các đặc sản nổi tiếng như: Rượu, siro, bánh kẹo, mứt, a-ti-so khô,....
Điểm du lịch làng hoa Vạn Thành – Sản xuất hoa tươi
Làng hoa Vạn Thành (phường 5) được hình thành từ khi sáu người Hà Nam Ninh (hiện nay là Hà Nam) vào đây sinh sống. Ban đầu họ trồng rau nhưng từ năm 1960 thì bắt đầu chuyển sang trồng hoa. Đến nay, đến 90% hộ dân chọn hoa hồng là loại hoa trồng chủ lực, cung cấp hơn 80% sản lượng hoa của thành phố. Nhờ có khí hậu mát mẻ thuận lợi cho người dân gieo trồng đưa ra hàng loạt sản phẩm hoa quý hiếm ra thị trường.
Bảng 2.9. Sản lượng và diện tích cây hoa ở phường 5 (2006 – 2016)
Năm 2006 2010 2014 2015 2016 Diện tích (ha) 376,4 484,3 723,1 768,0 803,9
Diện tích trồng hoa của Vạn Thành có biến động theo các năm, nhất là năm 2010 đến 2014 chỉ trong vòng 4 năm mà diện tích tăng hơn 300 ha, và sản lượng hoa trong những năm này tăng hơn 100 triệu cành. Tuy nhiên, con số này đã không tăng nhiều từ năm 2014 đến 2016, trung bình mỗi năm chỉ tăng khoảng 50 ha, sản lượng hoa vẫn giữ được được sự ổn định chỉ tăng nhẹ khoảng 32,7 triệu cành trong 2 năm.
Mặc dù làng có địa hình chủ yếu là đồi núi dốc dạng bậc thang nhưng bằng phương pháp truyền thống là triết, ghép cành và lai giống giữa hồng trong nước với hồng nhập từ Hà Lan, dồi dào tích cực nghiên cứa học hỏi, ứng dụng thực tế khoa học kỹ thuật tiên tiến, người dân làng Vạn Thành đã tạo ra nhiều chủng loại hoa hồng đẹp như: hồng nhung, hồng cánh sen, hồng phấn, hồng vàng ánh trăng, hồng song,.. Bên cạnh đó, họ còn tạo ra những giống mới màu sắc hoa đẹp hơn nhã nhặn hơn từ đậm ra nhạt, từ màu tím than ra những cánh hoa lai hai màu trắng tím. Bước vào vương quốc