Liên kết duy trì nguồn nhân lực truyền thống và đào tạo, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 113 - 115)

nguồn nhân lực mới

Sự hấp dẫn của một điểm tham quan du lịch không chỉ bởi sự giàu có, hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Để khai thác được giá trị của nó một cách có hiệu quả thì cần có một bàn tay và khối óc của con người.

Bản thân du lịch là một ngành kinh tế hết sức đặc trưng, đòi hỏi có sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp đối với khách du lịch. Bởi con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển. Sẽ là một lãng phí lớn nếu chỉ

tập trung vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật mà bỏ qua yếu tố con người. Thực tế cho thấy một trong những điều kiện quan trọng để duy trì cho việc phát triển du lịch nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt là việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động hiện có. Thường xuyên tổ chức tập huấn nội dung quản lí nhà nước về du lịch, văn hóa du lịch cho đội ngũ cán bộ. Cử các đội ngũ lao động đi học các lớp quản lí du lịch để nâng cao nghiệp vụ và học thêm các lớp ngoại ngữ để giao tiếp tốt với khách du lịch quốc tế.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên cho ngành du lịch dưới nhiều hình thức tại chỗ, gửi đến các trường dạy nghề du lịch, các khóa học tại chức ngắn hạn, dài hạn hoặc thường xuyên tổ chức các hội thảo về du lịch, các cuộc thi chuyên môn tay nghề để trao đổi học hỏi kinh nghiệm và trao đổi những chuyên môn nghiệp vụ giữa các nhân viên trong ngành du lịch.

Đồng thời còn đưa chương trình đào tạo du lịch vào các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề trên địa bàn thành phố. Trong kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cần nêu rõ yêu cầu, các yêu cầu giáo dục đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ văn minh lịch sự, thân thiện cởi mở nhiệt tình trong công việc, yêu nghề biết tôn trọng những giá trị truyền thống dân tộc, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách tuyển dụng, sắp xếp sử dụng đãi ngộ lao động, từng bước trẻ hóa đội ngũ lao động. Ưu tiên sử dụng tri thức, những người đã qua đào tạo có chính sách đãi ngộ hợp lí với những nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Quan tâm xây dựng độ ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Điều quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lao động du lịch hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người lao động về một công việc ổn định và có thể sống được từ nghề mình chọn.

Tận dụng được các hướng dẫn viên du lịch là người dân địa phương là một lợi thế rất tốt đối với ngành du lịch đặc biệt là với du lịch nông nghiệp thì điều này càng quan trọng. Hướng dẫn viên là người dân địa phương – họ là những người được sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất nông nghiệp nên họ rất am hiểu những nét văn hóa của địa phương, phong cách sống và các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể hướng dẫn với khách du lịch một cách tốt nhất. Cần quan tâm hơn nữa đối với công tác đào tạo, kêu gọi đội ngũ hướng dẫn viên này tham gia vào hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)