Với UBND tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 117)

- Xây dựng một vùng nuôi giữ giống gốc về chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thảo dược và cung cấp thực phẩm tập trung mang tính hang hóa xanh – sạch cho dân cư nội thành song hành với các hoạt động DLNN.

- Phát triển mạnh mẽ các hoạt động DLNN tại vùng đệm dựa vào các làng nông nghiệp truyền thống có sẵn mà không chiếm diện tích nông nghiệp rộng lớn của vùng đệm và hủy hoại vườn quốc gia như các dự án mang tên du lịch sinh thái và vui chơi giải trí, vv...) nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế.

- Đồng thời, cần trang bị cho chính quyền và người dân địa phương kiến thức về du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp nói riêng để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch của địa phương. Đặc biệt cần đảm bảo lợi ích kinh tế cho người dân địa phương khi tham gia vào các hình thức du lịch này.

- UBND thành phố cần huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi, hệ thống điện nước phục vụ du lịch cần phải được nâng cao, các cơ sở ăn uống lưu trú phải được nâng cấp, đầu tư xây dựng thêm để đảm bảo các điều kiện thiết yếu về điện lưới, nước sạch, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch.

- UBND thành phố cần phải tiếp tục tổ chức các cuộc vận động xây dựng nhận thức về vai trò của du lịch nông nghiệp trong các tầng lớp dân cư, huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư, giúp họ nâng cao nhận thức về làm du lịch.

- Các làng nghề, các lễ hội của các địa phương đồng bào dân tộc cần được đầu tư khai thác một cách thỏa đáng để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp – nông thôn đặc thù có sức cạnh tranh và thu hút đông đảo khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)