Đối với một địa phương cụ thể, để thực hiện PVMT cần thực hiện các nội dung chính như sau:
1) Phân tích các đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên.
2) Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống, cũng như trong phát triển KT-XH, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng kinh tế - sinh thái.
3) Nhận dạng các vấn đề môi trường nổi cộm trên từng vùng, tiểu vùng môi trường.
4) Xác lập hệ thống đơn vị và các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng môi trường.
5) Thành lập bản đồ PVMT.
6) Hoạch định không gian bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Hình 1.1. Quy trình các bƣớc nghiên cứu
Phân tích các yếu tố tự nhiên
Phân tích các vấn đề môi trường-tai biến thiên nhiên
Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội
Xác định tiêu chí phân vùng môi trường
Phân vùng môi trường
Phân tích vị thế tự nhiên, vị thế kinh tế của vùng, tiểu vùng
Hoạch định các không gian bảo vệ môi trường và đề xuất các
CHƢƠNG 2
CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Tiếp cận phân vùng chức năng môi trƣờng
Trong phạm vi đề tài luận văn, PVCNMT được dựa trên hai cách tiếp cận cơ bản sau đây:
a) Tiếp cận hệ thống và tổng hợp
Ngày nay, lý thuyết hệ thống được vận dụng phổ biến trong nghiên cứu tự nhiên cũng KT-XH, nhất là đối với những hệ thống lớn gồm nhiều hợp phần không đồng nhất, giữa chúng có mối quan hệ chức năng tương hỗ phức tạp. Cách tiếp cận hệ thống rất phù hợp cho việc nghiên cứu phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, để phân tích sức chứa của hệ thống lãnh thổ, cơ cấu liên vùng, liên ngành; để phân chia các khu chức năng cho mục đích phân vùng, quy hoạch nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và BVMT. Dưới góc độ phân vùng phục vụ quy hoạch theo cách tiếp cận hệ thống thì trong nghiên cứu, thiết kế, phân vùng và quản lý theo vùng phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống.
b) Tiếp cận hệ sinh thái
Mỗi HST được đặc trưng bằng tính đa dạng sinh học, tính toàn vẹn, tính cân bằng, tính thay đổi và tính phục hồi. Con người là một phần của HST, các hoạt động của con người có thể gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Mỗi khu vực đồng bằng, vùng núi, lưu vực sông,... được xem là một hệ thống sinh thái lớn, gồm nhiều tiểu vùng, mỗi tiểu vùng là một HST nhỏ hơn với các đặc trưng về yếu tố tự nhiên, KT-XH tác động qua lại bởi chu trình vật chất và năng lượng. Về phần mình, các tiểu vùng tùy theo mức độ yêu cầu nghiên cứu có thể chia chi tiết thành những HST nhỏ hơn nữa. Như vậy, có thể xem một khu vực lãnh thổ bất kỳ nào đó là một hệ thống các HST. Việc phân tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác sử dụng tài nguyên là nội dung nhiệm vụ của phân vùng. Mục đích của việc quy hoạch, QLMT và sử dụng lãnh thổ dựa trên HST là điều chỉnh hoạt động của con người để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tìm cách tốt nhất,
hợp lý nhất để con người khi sử dụng HST có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi ích thu được từ tài nguyên của HST với việc duy trì khả năng của HST tiếp tục cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững lâu dài.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Đề tài đã tiến hành thu thập, hệ
thống hóa, xử lý, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu, dữ liệu hiện có liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài đã kế thừa những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã thực hiện ở trên thế giới và trong nước và địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Trong quá trình thực hiện các nội
dung nghiên cúu, học viên cùng tập thể giáo viên hướng dẫn đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để có cái nhìn tổng quan về đặc điểm, hiện trạng KT-XH và tài nguyên môi trường của khu vực dải ven biển tỉnh Thái Bình, đồng thời thu thập bổ sung số liệu phục vụ phân tích, đánh giá hiện trạng và đưa ra các kiến nghị, giải pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT của hai huyện ven biển tỉnh Thái Bình.
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Đây là phương
pháp đặc biệt quan trọng được sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu không gian nhằm nghiên cứu đặc diểm tài nguyên và môi trường của dải ven biển tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra các phương án PVMT và định hướng tổ chức không gian BVMT thể hiện rõ trên các bản đồ chuyên đề. Các phần mềm GIS mới nhất được sử dụng để thực hiện đề tài gồm: ArcGIS 10, MapInfo 10.5,...
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Dải ven biển của tỉnh Thái Bình thuộc bờ Tây của vịnh Bắc Bộ, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Khu vực nghiên cứu nằm trong có tọa độ địa lý từ 20º13’27” đến 20º38’59” vĩ độ Bắc và từ 106º35’00” đến 106º40’10” kinh độ Đông, phía Đông giáp với biển
Đông, phía Tây giáp các huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Kiến Xương, phía Bắc giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Nam Định. Với đường bờ biển dài 54 km, phía Bắc có rừng ngập mặn Thái Thụy, phía Nam có Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Khu vực nghiên cứu có 5 cửa sông lớn đổ ra biển gồm cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Lân và Ba Lạt. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, kinh tế biển và du lịch.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy trong tỉnh Thái Bình
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, 2017)
b) Địa chất và địa mạo
Theo một số kết quả nghiên cứu về địa chất, cấu trúc địa chất của toàn vịnh Bắc Bộ nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, có thể được chia ra làm 3 nhóm: Trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta, trong đó nhóm trầm tích
vũng vịnh và cửa sông rất phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Bề dày của trầm tích vũng vịnh thay đổi trong phạm vi khá lớn theo hướng tăng dần về phía biển. Thành phần chủ yếu của nhóm trầm này là đất sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ. Tuổi tuyệt đối được xác định từ 7.000 - 11.000 năm, được xếp vào Holoxen sớm (Q21). Các nhóm trầm tích delta và aluvi chiếm diện tích nhỏ của vùng nghiên cứu.
Dải ven biển của tỉnh Thái Bình có địa hình thấp, dao động từ 0,5 - 3,0 m. Do có nhiều cửa sông và địa hình không dốc nên nước mặn có thể xâm nhập vào sâu trong nội đồng nếu như không được bảo vệ bởi hệ thống đê và cống ngăn mặn. Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, độ dốc lớn chủ yếu ở khu vực cửa Ba Lạt, địa hình được phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông, rất thích hợp đối với nuôi trồng thủy sản (ngao, tôm, cua,…). Dải ven biển của tỉnh Thái Bình là phần biển hiện tại của delta sông Hồng và sông Thái Bình.Vì vậy, nguồn gốc địa hình có sự tham gia của các sông, sông biển kết hợp và nguồn gốc biển, bao gồm 3 nguồn gốc chính như sau: Nhóm địa hình có nguồn gốc sông, nhóm địa hình có nguồn gốc sông biển hỗn hợp, nhóm địa hình nguồn gốc biển [20].
c) Khí hậu và thủy hải văn
Khí hậu dải ven biển của tỉnh Thái Bình mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới rõ rệt.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm của dải ven biển tỉnh Thái Bình
dao động trong khoảng 23 - 23,5ºC. Trong mùa đông, nhiệt độ trung bình trong các tháng đều dưới 20ºC; về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 26 - 28ºC. Tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất trên 29ºC, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất dưới 17,5ºC. Số giờ nắng trung bình của vùng đạt 1.650 - 1.700 giờ/năm. Nắng thường tập trung vào mùa hè, tháng 7 là tháng có số giờ nắng cực đại từ 190-230 giờ/tháng; tháng 2 có thấp nhất, chỉ khoảng 40 - 45 giờ/tháng. Độ ẩm trung bình vùng ven biển giao động 80 - 85%, thời kỳ ẩm nhất trong năm là tháng 3 tháng cuối mùa đông, độ ẩm đạt tới 90% [21].
- Chế độ bão: Dải ven biển tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, bão và áp thấp nhiệt đới. Bão thường xuất hiện trong khoảng các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, trung bình hàng năm có từ 2 - 3 cơn bão đổ bộ vào, kèm theo lượng mưa lớn từ 200 - 300 mm, chiếm 30% lượng mưa cả năm.
- Chế độ thủy triều: Vùng cửa sông dải ven biển của tỉnh Thái Bình có chế
độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động 0,3 - 3,5 m. Số ngày triều cường từ 3 m trở lên có từ 152 đến 176 ngày.
- Chế độ dòng chảy: Chế độ dòng chảy dải ven biển của tỉnh Thái Bình có sự
kết hợp giữa dòng chảy trôi, dòng triều và dòng gió, dòng chảy mật độ trong đó dòng triều vẫn chiếm ưu thế chủ đạo. Chế độ dòng chảy tại dải ven biển của tỉnh Thái Bình được phân theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông với vận tốc tương ứng như sau: 0,3 - 0,5 hải lý/giờ; 0,4 - 0,8 hải lý/giờ; 0,4 - 0,6 hải lý/giờ; 0,4 - 0,6 hải lý/giờ.
d) Đặc điểm thổ nhƣỡng
Dải ven biển của tỉnh Thái Bình là vùng đồng bằng hạ lưu của hệ thống sông Hồng tiếp giáp với biển Đông, là nơi tiếp giáp của các con sông đổ ra biển. Các con sông này trong quá trình hoạt động đã bồi lấp các vũng vịnh, chôn vùi các rừng ngập mặn và trầm tích biển. Do vậy, các loạt đất tại khu vực ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của biển chủ yếu từ đất cát biển, đất mặn sú vẹt và đất mặn nhiều.
Địa bàn huyện Tiền Hải và Thái Thụy thuộc dải ven biển của tỉnh Thái Bình, gồm các loại đất sau:
- Đất cát biển: Có ưu điểm dễ canh tác và thoát nước tốt, nhưng có nhược điểm là nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém.
- Đất mặn nhiều: Hiện nay, chủ yếu đất mặn nhiều sử dụng cho trồng một vụ lúa mùa bằng các giống lúa chịu mặn. Một số diện tích được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao.
- Đất mặn trung bình và ít: Nhìn chung đất mặn được coi là nhóm đất có độ phì tự nhiên cao nhưng có hạn chế chính là chứa đựng hàm lượng muối cao trong đất nên khả năng sử dụng cho nông nghiệp thấp. Ngoại trừ đất mặn ít có
thể canh tác 2 vụ lúa. Tuy nhiên, nếu khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản lại cho hiệu quả kinh tế cao.
- Đất phèn: Đất phèn tiềm tàng nông và sâu hiện nay đang được sử dụng trồng 2 vụ lúa, đất phèn mặn trồng rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi ven bờ kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phù sa: Có độ phì nhiêu tự nhiên tương đối cao, ít có hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của 2 huyện ven biển tỉnh Thái Bình năm 2015
STT Loại đất
Thái Thụy Tiền Hải
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Diện tích tự nhiên 26.584,50 100 22.604,47 100 1.1 Đất nông nghiệp 19.209,70 71,58 14.889,03 71,58 1.2 Đất trồng lùa 14.141,50 53,19 10.697,70 53,19
1.3 Đất trồng cây lâu năm 910,42 3,42 601,79 3,42
1.4 Đất trồng rừng phòng hộ 417.58 1,57 981.96 1.57
1.5 Đất trồng rừng đặc dụng 0.0 0 0.0 0
1.6 Đất trồng rừng sản xuất 2.44 0.01 3.03 0.01
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 2.689,83 9,93 2.212,22 9,93
1.8 Đất làm muối 50,45 0,19 0,00 0,19
2 Đất phi nông nghiệp 7.444,90 28,00 6.783,85 28,00
3 Các loại đất khác 109,90 0,42 931,59 0,4
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Thái Bình, 2015)
e) Tài nguyên sinh vật
Thảm thực vật ngập mặn: Đây là khu vực nằm trong vùng bồi tụ của hệ thống sông Hồng, sông Trà Lý, sông Lân, sông Thái Bình, sông Diêm Hộ. Lượng phù sa nhiều và giàu chất dinh dưỡng, bãi bồi rộng nhưng do địa hình trống trải, gió, sóng tác động mạnh nên dọc dải ven biển rừng mọc tự nhiên không nhiều, chủ yếu do trồng.
Các quần xã chủ yếu trong thảm thực vật ngập mặn của khu vực là: Cói
(Cyperus malaccensis), Bần (Sonneratia caseolaris), Sậy (Phragmites karka), Sú
(Aegiceras corniculatum), và một số loài cây thảo như Lọ nồi (Eclipta alba), Cỏ gà
(Cynodon dactylon), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Cymbopogon
nardus), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Núc áo (Spilanthes acmella), Cải trời
(Blumea lacera),... Các loài thực vật thủy sinh chủ yếu là Rong đuôi chó
(Ceratophyllum demersum), Rau cần trôi (Ceratopteris thalictroides), Lục bình
(Eichhornia crassipes), Rong xương cá(Myriophyllum dicoccum),... [30].
Thảm thực vật trên cát ven biển:
- Tràng có tiên phong trên cát mới hình thành ven biển ưu thế. Cỏ chông
(Spinifex littereus), Rau muống biển (Ipomoea pes-caprea).
- Tràng cây bụi thứ sinh, thường xanh nhiệt đới trên đụn cát và dải cát ven biển với quần xã cây lá rộng ưu thể Dứa dại (Pandanus tectorius), Hếp (Scaevola
taccata), Tra (Hibiscus tiliaceus),...
Ngoài ra, khu vực dải ven biển của sông còn xác định được 34 loài thực vật nổi nằm trong 3 ngành tảo là tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Lam (Cyanophyta) và tảo Giáp (Pryophyta).
- Động vật ven biển cửa sông: Thành phần động vật nổi xác định được 24 loài và nhóm loài thuộc nhóm Chân mái chèo (Copepoda), nhóm Râu ngành (Cladocera) và các nhóm khác nhau như ấu trùng Giáp xác (Polychaeta) và Bơi nghiêng (Amphipoda). Trong thành phần động vật nổi, nhóm Chân mái chèo có số lượng loài cao nhất (17 loại, chiếm 71%), sau đến các nhóm khác (5 loài, chiếm 21%) cuối cùng là nhóm Râu ngành (2 loài, chiếm 8%).
- Động vật đáy cửa sông ven biển: Khu vực ven biển cửa sông xác định được 78 loài động vật đáy thuộc các nhóm Giun Annelida, nhóm Thần Mềm (Mollusca - Bivalvia và Mollusa - Gastropoda) và nhóm giáp xác Crustacea. Mật độ động vật đáy khu vực cửa sông ven biển dao động từ 56 con/m2
đến 128 con/m2, trung bình là 87,6 con/m2. Sinh khối động vật đáy dao động từ 4,32 g/m2 đến 11,92 g/m2, trung bình là 7,1 g/m2.
- Cá Biển: Thành phần các loài cá ven biển cửa sông Thái Bình qua thống kê, điều tra xác định được 107 loài của 44 họ trong 12 bộ gồm các bộ: Bộ cá nhám răng chếch - Orectolobiformes; Bộ cá trích - Clupeiformes; Bộ cá mối - Myctophiformes; Bộ cá dưa (cá chình) - Anguilliformes; Bộ cá nheo - Siluriformes; Bộ Cá Nhái - Belonoformes; Bộ cá chìa vôi - Syngnathiformes; Bộ cá đối - Mugiliormes; Bộ cá Vược - Perciformes; Bộ cá Mù làn - Scorpaeniformes; Bộ cá Bơn - Pleuronectiformes và Bộ cá nóc - Tetradontiformes. Trong đó chỉ có duy nhất 1 loài cá sụn, còn lại là cá xương. Bộ cá vược (Perciformes) là thành phần cơ bản trong cấu trúc khu hệ cá, gồm 21 họ (chiếm 47%) với 60 loài (chiếm 55%). Ngoài