Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp ven bờ Thái Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 70)

a) Đặc điểm

Đây là vùng đất nhiễm mặt ven biển phía Bắc sông Trà Lý. Tiểu vùng nằm trong vùng đông bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính là sông Hóa, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Độ phì nhiêu của đất đai thường thấp, phần lớn diện tích chế độ thủy văn (nước mặt) thường bị mặn hóa theo mùa. Bên cạnh đó, khu vực này rất nhạy cảm về mặt sinh thái và môi trường; hàng năm đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều dạng thiên tai như bão, lũ lụt.

b) Vấn đề môi trƣờng nổi cộm

- Ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp: Khu vực dải ven biển huyện

Thái Thụy hiện đang triển khai các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển cao như: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình công suất 1.200MW (Điện năng sản xuất 7,2 tỷ kWh/năm, điện năng thương phẩm 6,739 tỷ kWh/năm), Nhà máy sản xuất amon nitrat công suất 200.000 tấn/năm (axit nitric 160.000 tấn/năm; amon nitrat 200.000 tấn/năm) sẽ phát sinh lượng lớn nước thải, nếu không được kiểm soát, xử lý triệt để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cửa sông Trà Lý. Dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng thêm 02 KCN tại 02 xã ven biển cũng sẽ tác động không nhỏ tới môi trường nước biển ven bờ, hệ sinh thái, rừng ngập mặn.

- Ô nhiễm môi trường từ cảng cá Tân Sơn: Sân cảng cá rộng vài nghìn mét vuông đang được dùng để làm nơi phơi đầu tôm, cá thối mục là sản phẩm thải loại của những cơ sở chế biến thủy sản. Không khí ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc quánh mùi hôi thối của thủy sản đang trong quá trình phân hủy. Bao quanh khu cảng cá, có vô số đường thoát nước của các cơ sở chế biến thủy sản xả trực tiếp ra cửa biển Diêm Điền. Nước thải ở đây có chung đặc điểm là màu đen và nâu sậm.

- Ô nhiễm từ hoạt động của cảng biển Diêm Điền: Cảng có 100 m cầu tàu

đảm bảo cho các tàu thuyền vận chuyển được cho lượng hàng hóa khoảng 150 - 200 tấn ra vào bốc dỡ. Lượng hàng hóa ra vào càng hàng năm khoảng 100.000 tấn. Nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải nhưng hoàn toàn không được thu gom, lưu giữ, xử lý đảm bảo theo quy định về môi trường.

- Quá trình mặn hóa: Đây là vùng nhiễm mặn tiềm tàng, có nguy cơ phát

triển rộng hơn do tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến hết sức phức tạp. Tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh không chỉ ở xã Thụy Trường mà ở cả các xã lân cận như Thụy Xuân, Thái Nguyên, Thái Thụy,… Đặc biệt, những vùng bị xâm nhập mặn nhiều nhất là dọc sông Hóa đến các xã Thụy Việt, Thụy Hưng; cửa sông Trà Lý đến xã Thái Phúc; cửa sông Trà Linh đến các xã Thái Nguyên, Thái Thủy.

3.4.3. Tiểu vùng môi trƣờng nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven biển Tiền Hải

a) Đặc điểm

Tiểu vùng là vùng đất nhiễm mặn ven biển phía Nam sông Trà Lý, đây là vùng đồng bằng châu thổ điển hình được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sông - biển. Vùng có 23 km bờ biển, có 3 cửa sông lớn đổ ra biển: Cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà lý và cửa Lân. Với điều kiện tự nhiên như vậy, tiểu vùng có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản, hải sản

và du lịch biển. Nhiều năm qua, tiểu vùng đi đầu về phát triển kinh tế của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,2%. Tuy nhiên, đây cũng là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

b) Vấn đề môi trƣờng nổi cộm

- Ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp: KCN Tiền Hải rộng 250 ha

bao gồm các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nguyên liệu khí mỏ. Theo báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng môi trường KCN khí mỏ Tiền Hải của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, nồng độ khí thải CO, SO2, NH3, bụi, và độ ồn đều vượt tiêu chuẩn cho phép; nước thải tại một số điểm thải từ KCN có các thông số SS, COD, BOD5, Coliforms vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2-10 lần. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông Long Hầu, Kiên Giang các thông số trên cũng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 6 lần; cá biệt đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng As, Cd. Cho đến nay, KCN vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải từ KCN đổ thẳng ra sông Long Hầu khiến cho con sông bị ô nhiễm nặng nề. Hơn nữa, tại những bãi tập kết nguyên liệu đất sét của các doanh nghiệp, do không có tường bao phân cách giữa KCN với khu dân cư nên sau mỗi trận mưa, nước thải chứa đất sét đã chảy tràn trắng xóa đồng ruộng, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân xung quanh.

- Xâm nhập mặn và nước biển dâng: Hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập

mặn tiến sau vào nội địa gây nhiễm mặn, nhiễm phèn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước tưới gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Mực nước biển dâng tăng 20 cm trong vòng 50 năm qua, tình trạng nhiễm mặn đã xảy ra ở các cửa sông, nhất là về mùa khô, mưa ít làm ảnh hưởng lớn tới diện tích canh tác trồng cây màu ven sông, ven biển. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng đã tác động đến tất cả các lĩnh vực trong sản xuất và môi trường, xuất hiện nhiều loại thiên địch làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, phá hủy nhiều công trình giao thông, thủy lợi, giảm độ bền của máy móc thiết bị và làm tăng chi phí sản xuất.

3.5. Định hƣớng chức năng của các tiểu vùng môi trƣờng dải ven biển tỉnh Thái Bình

Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, KT-XH và các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc tại mỗi tiểu vùng môi trường, đã xác định được các chức năng môi trường và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên và BVMT cho mỗi tiểu vùng.

Bảng 3.19. Định hƣớng chức năng và đánh giá các giải pháp QLMT và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp tại khu vực ven biển tỉnh Thái Bình Số TT Tiểu vùng môi trƣờng Chức năng môi trƣờng Định hƣớng các hoạt động khai thác, sử dụng hiệu

quả tài nguyên

Giải pháp QLMT

và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp

1 Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy - Bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái; - Phòng hộ, giảm thiếu tai biến ven biển;

- Cung cấp nguồn lợi thủy sản; - Cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng. - Khai thác, sử dụng tài nguyên vùng đất ngập nước (rừng ngập mặn, thủy sản, khoáng sản,…) trong ngưỡng cho phép;

- Phát triển du lịch biển theo hướng du lịch sinh thái bền vững.

- Quy hoạch phân vùng chức năng đảm bảo sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật biển. Xác định các khu vực có giá trị tự nhiên, nguồn lợi cần được khai thác hợp lý. - Quy hoạch quy mô và các phương thức nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tuyên truyền để nhân dân tuân thủ các quy định của nhà nước trong khai thác và nuôi trồng thủy sản nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loại hải sản quý hiếm.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nâng cao diện tích, chất lượng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù vốn có đó là hệ sinh thái bãi bồi cửa sông, hệ sinh thái ngập mặn tại hai huyện ven biển là Tiền Hải và Thái Thụy.

- Tăng cường sự tham gia và năng lực của cộng đồng trong việc quản lý bảo tồn các vùng đất ngập nước thông qua các phương thức đồng quản lý và thành lập, hỗ trợ các hiệp hội thủy sản địa phương. Phát triển hình thức du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Nâng cao năng lực đối phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng và các hoạt động kinh tế. 2 Tiểu vùng môi trường nông nghiệp và công nghiệp ven bờ Thái Thụy - Phát triển nông nghiệp sinh thái và nông thôn mới;

- Phát triển kinh tế biển (diêm nghiệp; đánh bắt và chế biến thủy hải sản; cảng biển và công nghiệp đóng tàu).

- Sản xuất nông nghiệp thân thiện vơi môi trường; - Sản xuất công nghiệp chế biến hải sản tuân thủ các quy chuẩn về BVMT.

- Sử dụng đất theo quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những khu vực bị nhiễm mặn;

- Áp dụng các biện pháp, kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất, nguồn nước.

- Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản; quy hoạch tập trung các cơ sở chế biến thủy sản vào một khu vực riêng để dễ quản lý; quy hoạch, đầu tư, xây dựng thêm cơ sở thu gom, xử lý chất

biến thủy sản, không để tồn đọng lâu dài.

- Kiểm soát, giảm thiểu, xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động cảng biển: Xây dựng quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong hoạt động hàng hải, bao gồm: Cảng biển, nạo vét, duy tu luồng; công nghiệp tàu thủy; hoạt động của phương tiện thủy. Xây dựng trạm tiếp tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu lại khu vực cảng biển. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố tràn dầu, tràn hóa chất. - Giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành các dự án trọng điểm (Trung tâm Điện lực Thái Bình; Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat; Dự án thăm dò, đánh giá trữ lượng và khai thác thử nghiệm bể than Đồng bằng sông Hồng) để hạn chế tối đa các tác động xấu tới môi trường.

- Chủ động ứng phó với xâm nhập mặn và nước biển dâng: +) Gia cố, nâng cấp hệ thống đê biển; di dời các điểm dân cư nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt; sạt lở, đất hoặc bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

thích ứng với BĐKH.

+) Nâng cao kiến thức, năng lực thích ứng và bảo đảm sinh kế người dân những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.

- Nâng cao nhận thức về BVMT của người dân; vận động người dân tích cực tham gia hoạt động xã hội hóa về BVMT (Thực hiện tiêu chí nông số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới).

3 Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven bờ Tiền Hải - Phát triển nông nghiệp sinh thái và nông thôn mới;

- Phát triển kinh tế biển (thương mại, dịch vụ, du lịch biển). - Phát triển công nghiệp đa ngành.

- Sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường; - Sản xuất công nghiệp tuân thủ các quy chuẩn về bảo vệ môi trường;

- Phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch;

- Sử dụng đất theo quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những khu vực bị nhiễm mặn;

- Áp dụng các biện pháp, kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất, nguồn nước.

- Xây dựng và vận hành khu xử lý nước thải tập trung; đầu tư kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại KCN Tiền Hải. Khuyến khích các doanh nghiệp trong

chất thải rắn, nước thải phát sinh.

- Chủ động ứng phó với xâm nhập mặn và nước biển dâng: +) Gia cố, nâng cấp hệ thống đê biển; di dời các điểm dân cư nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lử đất hoặc bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu;

+) Nghiên cứu chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi và điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH.

+) Nâng cao kiến thức, năng lực thích ứng và bảo đảm sinh kế cho người dân những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.

- Nâng cao nhận thực về BVMT của người dân; vận động người dân tích cực tham gia hoạt động xã hội hóa về BVMT (thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới).

3.6. Định hƣớng không gian quản l môi trƣờng dải ven biển tỉnh Thái Bình

3.6.1. Mục tiêu và nguyên tắc xác định không gian bảo vệ môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình ven biển tỉnh Thái Bình

Các không gian BVMT được phân hóa chi tiết từ các tiểu vùng môi trường theo nguyên tắc định hướng các hoạt động phát triển và QLMT phải phù hợp với chức năng của tiểu vùng. Không gian BVMT là tập hợp các khu vực đặc trưng một hoặc một số loại hình sử dụng đất chủ yếu trong sự đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên và có vấn đề môi trường riêng đòi hỏi có biện pháp giải quyết thích hợp. Mỗi tiểu vùng môi trường được phân chia thành các không gian BVMT với định hướng khác nhau về phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên liên quan đến BVMT [8, 9].

Hoạch định không gian BVMT cần phải đảm bảo những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phát triển KT-XH. - Tôn trọng hiện trạng sử dụng tài nguyên được xem là hợp lý, hoặc những hiện trạng không thể thay đổi được.

- Quản lý nghiêm ngặt các dự án phát triển và cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, có quy chế quản lý tổng hợp và thống nhất theo các tiểu vùng.

- Kết hợp đẩy mạnh phát triển KT-XH với trọng tâm giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, từng bước cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường sống.

Các mục tiêu cơ bản gồm:

- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Kiểm soát, hạn chế cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường sống.

- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; - Nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.6.2. Các không gian quản lý môi trường dải ven biển tỉnh Thái Bình

Dựa vào mục tiêu và nguyên tắc nêu trên, trong mỗi vùng môi trường hoạch định các không gian BVMT. Dải ven biển của tỉnh Thái Bình được hoạch định các không gian BVMT theo các nhóm: Không gian bảo vệ; Không gian QLMT tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)