Môi trường không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 64)

Trong quá trình hoạt động sản xuất, các KCN, CCN thường xuyên phát sinh khí thải, mỗi ngành sản xuất phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí đặc trưng

theo từng loại hình công nghệ, khó xác định hết tất cả các loại khí thải gây ô nhiễm nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN, CCN và ô nhiễm không khí hiện nay chủ yếu vẫn là ô nhiễm bởi bụi và các loại khí thải SO2, CO, NOx.

Bảng 3.17. Hàm lƣợng TSP tại KCN Tiền Hải, N Phong Phú và Vũ hƣ năm 2013-2014 Thời gian Vị trí Năm 2013 Năm 2014 Đợt I (tháng 6) Đợt II (tháng 11) Đợt I (tháng 6) Đợt II (tháng 11) KCN Tiền Hải 457 378 323 330 CCN Phong Phú 156 192 211 230 CCN Vũ Thư - - 207 220 QCVN 05:2009/BTNMT 300 300 300 300

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, Sở TN&MT Thái Bình)

Tại 02 vị trí quan trắc năm 2013, nồng độ bụi tổng số (TSP) tại KCN Tiền Hải vượt QCVN 05:2009/BTNMT 1,52 lần (vào đợt I) và 1,26 lần (vào đợt II).

Tại 3 vị trí quan trắc năm 2014, nồng độ TSP tại KCN Tiền Hải vượt nhẹ QCVN 05:2013/BTNMT 1,07 lần (vào đợt I) và 1,1 lần (vào đợt II). Tại các CCN Vũ Thư và Phong Phú, hàm lượng bụi đều nằm trong giới hạn cho phép.

Từ kết quả quan trắc chỉ tiêu bụi năm 2013 và 2014 cho thấy, nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh tại KCN Tiền Hải vượt quá giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT. Nguyên nhân do KCN Tiền Hải chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, pha lê,… đa số các doanh nghiệp đều sử dụng lò nung, sấy, lò than hóa khí,… nên lượng khí thải phát sinh kèm theo bụi đưa vào không khí lớn. Mặt khác, một số doanh nghiệp lại đổ chất thải bừa bãi ven hai bên lề đường và quá trình chuyên chở nguyên vật liệu trên tuyến đường 465 nối quốc lộ 39B vào KCN đã phát sinh lượng bụi đáng kể, đặc biệt vào những ngày nóng và có gió.

quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

Hình 3.6. Hàm lƣợng SO2, NOx trong không khí qua các đợt quan trắc năm 2012

(Nguồn: Sở TN&MT Thái Bình, 2015)

Hình 3.7. Hàm lƣợng CO trong không khí qua các đợt quan trắc năm 2012

(Nguồn: Sở TN&MT Thái Bình, 2015)

3.3. ác định bộ tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng dải ven biển của tỉnh Thái Bình

Việc PVMT dải ven biển tỉnh Thái Bình được tiến hành dựa vào bộ tiêu chí phân vùng, bao gồm nhiều yếu tố:

- Các tiêu chí về tự nhiên và kinh tế xã hội: Địa hình, đất đai, thủy văn, sử dụng đất, phân bố các hoạt động kinh tế xã hội. Dải ven biển tỉnh Thái Bình là khu vực đồng bằng ven biển, cao độ địa hình cơ bản giống nhau, mạng lưới thủy văn giống nhau, đặc điểm đất đai có điểm chung là bám theo đường bờ biển, vì vậy đây được xem là yếu tố trội trong PVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình. Khu vực này có sự phân hóa về khai thác, sử dụng tài nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế theo các mục đích sử dụng đất chính: sử dụng đất cho hoạt động trồng trọt; sử dụng đất cho hoạt động công nghiệp; sử dụng đất cho hoạt động nuôi trồng thủy

sản; sử dụng đất cho hoạt đồng trồng và bảo vệ rừng; sử dụng đất cho hoạt động du lịch.

- Các tiêu chí về môi trường: Nguồn thải, điểm ô nhiễm môi trường, khu vực chịu ảnh hưởng của nước biển dâng. Trước các kịch bản về biến đổi khí hậu, dải ven biển của tỉnh Thái Bình có nguy cơ đối mặt với sự gia tăng ngập lụt và xâm nhập mặn, từ đó kéo theo các vấn đề về môi trường và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Dải ven biển của tỉnh Thái Bình sẽ chịu tác động trực tiếp từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Các tiêu chí về quản lý hành chính: ranh giới hành chính, ranh giới các xã ven biển, ven sông và các xã còn lại.

Các tiêu chí này là căn cứ để xác định sự tương đồng hoặc khác biệt theo chức năng môi trường giữa các khu vực của không gian lãnh thổ dải ven biển tỉnh Thái Bình. Từ đó phân định, chia tách rải ven biển tỉnh Thái Bình thành các vùng, tiểu vùng có một hay nhiều những chức năng nói trên.

Ở Việt Nam, phương pháp PVMT mới chỉ được chú trọng đầu tư nghiên cứu trong thập kỷ gần đây, cho đến nay chưa xây dựng được hệ thống phân cấp môi trường với đầy đủ các cấp phân vùng, phân loại thống nhất từ trên xướng hoặc từ dưới lên. Tuy nhiên, trong các kết quả nghiên cứu, nhìn chung các tác giả đều thống nhất PVMT ở hai cấp: cấp vùng và cấp tiểu vùng. Mỗi đơn vị cấp vùng có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng, có chức năng riêng, không giống với các vùng liền kề và không lặp lại trong không gian. Đối với cấp tiểu vùng cũng có những đặc điểm trên, nhưng có thể lặp lại trong không gian ở một nơi khác. Các tiểu vùng như vậy được ghép lại thành một kiểu tiểu vùng. Đối với dải ven biển của tỉnh Thái Bình, việc PVMT cũng được thực hiện ở 01 cấp: Cấp tiểu vùng. Dựa trên yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân vùng.

Bảng 3.18. Hệ thống PVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình

Tiểu vùng môi trƣờng Ký hiệu

Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy I

Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái và công nghiệp ven bờ Thái Thụy

II

Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven bờ Tiền Hải

III

Phương án PVMT dải ven biển của tỉnh Thái Bình đã được đưa ra trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc phân vùng dựa trên mức độ bảo tồn và phát triển và dựa trên chức năng sử dụng nguồn lợi của các ngành kinh tế khác nhau trong khu vực.

3.4. Đặc trƣng và các vấn đề môi trƣờng nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng môi trƣờng dải ven biển tỉnh Thái Bình

Dựa trên các tiêu chí trên, lãnh thổ thuộc dải ven biển tỉnh Thái Bình được chia thành 03 tiểu vùng môi trường:

- Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy. - Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp ven bờ Thái Thụy.

- Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven bờ Tiền Hải.

3.4.1. Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven bờ Tiền Hải - Thái Thụy

a) Đặc điểm

Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven biển Tiền Hải - Thái Thụy được tính từ đê biển ra phía ngoài bãi bồi thấp nhất khi triều xuống, kéo dài từ cửa Thái Bình xuống cửa Ba Lạt. Tiểu vùng có chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều từ 3,0 - 3,5m, trung bình từ 1,7 - 1,9m và tối thiểu 0,3 - 0,5m. Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, riêng khu vực cửa Ba Lạt độ dốc cao hơn. Địa hình được

phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông, thích hợp đối với nuôi ngao, tôm, cua, cá,… Mặt khác, do có nhiều cửa sông và địa hình không dốc cho nên nước mặn có thể xâm nhập vào sâu trong đất liền tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Với độ dốc nhỏ chiều sâu không lớn và được bồi đắp thêm phù sa hằng năm cho nên địa hình đáy biển ven bờ tỉnh Thái Bình rất thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn. Đây là khu vực rất quan trọng cho các loài chim di cư từ nơi khác đến kiếm ăn và trú ngụ. Vùng có 03 cồn (cồn Đen, cồn Thủ, cồn Vành) chạy dọc theo bờ biển hướng từ phía Nam lên phía Bắc và tạo thành hình vòng cung ôm lấy bờ biển và hình thành nên một vũng nhỏ kín gió. Với điều kiện tự nhiên và đặc điểm hình thái học của các cồn đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và tàu thuyền nhỏ có thể tránh bão ở trong vũng.

b) Vấn đề môi trƣờng nổi cộm

- Mối đe dọa chính đối với tiểu vùng đất ngập nước là mất sinh cảnh do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là tái trồng rừng ngập mặn trên các bãi lầy triều với mục đich bảo vệ bờ biển, mở thêm các ao nuôi trồng thủy sản và gần đây nhất là chuyển sang mục đích nuôi ngao. Một mối đe dọa khác cũng cần phải lưu tâm là việc khai thác quá mức các loài cá thông qua sử dụng các công nghệ đánh bắt hủy diệt như đánh cá bằng điện. Việc thu lượm các loài giáp xác một cách bừa bãi cũng gây ra các xáo trộn. Việc săn bắn chim sử dụng các loại lưới, sung hơi và sung ngắn là những vấn đề lớn trong quá khứ đã dẫn tới sự biến mất của nhiều loại bị đe dọa trên thế giới vốn từng sinh sống trong vùng, bao gồm loài cò Trung Quốc, Quắm đầu đen và cò mỏ thìa. Thêm vào đó là hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn lấy củi của người dân trong vùng.

- Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng chú trọng. Ô nhiễm chủ yếu xuất phát từ nước thải nông nghiệp, các nguyên liệu đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản và nuôi ngao (thuốc, thức ăn dư thừa,…), cũng như nước thải từ các cơ sở công nghiệp đổ vào các con sông chảy ra khu vực này.

- Tác động của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên, môi trường, tác động tiêu cực lên hệ sinh thái thái rừng ngập mặn. Những năm gầy đây, quá trình mặn hóa đã ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn, nguồn thức ăn thực vật và dinh dưỡng của các loài sinh vật sống ở sông, biển cũng giảm. Tình trạng thiếu hụt nước ngọt cho mục đích sinh hoạt và sản xuất khiến cho hơn 200 hộ dân giáp biển xã Đông Long, huyện Tiền Hải phải di chuyển vào trong đê để sinh sống.

3.4.2. Tiểu vùng môi trường nông nghiệp, công nghiệp ven bờ Thái Thụy

a) Đặc điểm

Đây là vùng đất nhiễm mặt ven biển phía Bắc sông Trà Lý. Tiểu vùng nằm trong vùng đông bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính là sông Hóa, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Độ phì nhiêu của đất đai thường thấp, phần lớn diện tích chế độ thủy văn (nước mặt) thường bị mặn hóa theo mùa. Bên cạnh đó, khu vực này rất nhạy cảm về mặt sinh thái và môi trường; hàng năm đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều dạng thiên tai như bão, lũ lụt.

b) Vấn đề môi trƣờng nổi cộm

- Ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp: Khu vực dải ven biển huyện

Thái Thụy hiện đang triển khai các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển cao như: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình công suất 1.200MW (Điện năng sản xuất 7,2 tỷ kWh/năm, điện năng thương phẩm 6,739 tỷ kWh/năm), Nhà máy sản xuất amon nitrat công suất 200.000 tấn/năm (axit nitric 160.000 tấn/năm; amon nitrat 200.000 tấn/năm) sẽ phát sinh lượng lớn nước thải, nếu không được kiểm soát, xử lý triệt để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cửa sông Trà Lý. Dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng thêm 02 KCN tại 02 xã ven biển cũng sẽ tác động không nhỏ tới môi trường nước biển ven bờ, hệ sinh thái, rừng ngập mặn.

- Ô nhiễm môi trường từ cảng cá Tân Sơn: Sân cảng cá rộng vài nghìn mét vuông đang được dùng để làm nơi phơi đầu tôm, cá thối mục là sản phẩm thải loại của những cơ sở chế biến thủy sản. Không khí ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc quánh mùi hôi thối của thủy sản đang trong quá trình phân hủy. Bao quanh khu cảng cá, có vô số đường thoát nước của các cơ sở chế biến thủy sản xả trực tiếp ra cửa biển Diêm Điền. Nước thải ở đây có chung đặc điểm là màu đen và nâu sậm.

- Ô nhiễm từ hoạt động của cảng biển Diêm Điền: Cảng có 100 m cầu tàu

đảm bảo cho các tàu thuyền vận chuyển được cho lượng hàng hóa khoảng 150 - 200 tấn ra vào bốc dỡ. Lượng hàng hóa ra vào càng hàng năm khoảng 100.000 tấn. Nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải nhưng hoàn toàn không được thu gom, lưu giữ, xử lý đảm bảo theo quy định về môi trường.

- Quá trình mặn hóa: Đây là vùng nhiễm mặn tiềm tàng, có nguy cơ phát

triển rộng hơn do tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến hết sức phức tạp. Tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh không chỉ ở xã Thụy Trường mà ở cả các xã lân cận như Thụy Xuân, Thái Nguyên, Thái Thụy,… Đặc biệt, những vùng bị xâm nhập mặn nhiều nhất là dọc sông Hóa đến các xã Thụy Việt, Thụy Hưng; cửa sông Trà Lý đến xã Thái Phúc; cửa sông Trà Linh đến các xã Thái Nguyên, Thái Thủy.

3.4.3. Tiểu vùng môi trƣờng nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ven biển Tiền Hải

a) Đặc điểm

Tiểu vùng là vùng đất nhiễm mặn ven biển phía Nam sông Trà Lý, đây là vùng đồng bằng châu thổ điển hình được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sông - biển. Vùng có 23 km bờ biển, có 3 cửa sông lớn đổ ra biển: Cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà lý và cửa Lân. Với điều kiện tự nhiên như vậy, tiểu vùng có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản, hải sản

và du lịch biển. Nhiều năm qua, tiểu vùng đi đầu về phát triển kinh tế của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,2%. Tuy nhiên, đây cũng là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

b) Vấn đề môi trƣờng nổi cộm

- Ô nhiễm môi trường từ hoạt động công nghiệp: KCN Tiền Hải rộng 250 ha

bao gồm các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nguyên liệu khí mỏ. Theo báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng môi trường KCN khí mỏ Tiền Hải của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, nồng độ khí thải CO, SO2, NH3, bụi, và độ ồn đều vượt tiêu chuẩn cho phép; nước thải tại một số điểm thải từ KCN có các thông số SS, COD, BOD5, Coliforms vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2-10 lần. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông Long Hầu, Kiên Giang các thông số trên cũng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 6 lần; cá biệt đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng As, Cd. Cho đến nay, KCN vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải từ KCN đổ thẳng ra sông Long Hầu khiến cho con sông bị ô nhiễm nặng nề. Hơn nữa, tại những bãi tập kết nguyên liệu đất sét của các doanh nghiệp, do không có tường bao phân cách giữa KCN với khu dân cư nên sau mỗi trận mưa, nước thải chứa đất sét đã chảy tràn trắng xóa đồng ruộng, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân xung quanh.

- Xâm nhập mặn và nước biển dâng: Hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)