Môi trường nước biển ven bờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 60 - 62)

a) Giá trị pH

Độ pH trong nước biển dao động từ 7,07 - 8,27, giá trị trung bình toàn vùng 7,89 với hệ số biến phân 2,07% đặc trưng cho môi trường kiềm yếu của vùng biển Thái Bình. Sự phân bố không gian của pH phản ánh sự tương quan với độ muối (R = 0,55) và tăng dần từ bờ ra khơi. Tại các khu vực ven bờ, nơi có độ muối thấp, độ pH giảm (8,20 - 8,28), đặc biệt tại khu vực cửa sông Ba Lạt, cửa Lân, cửa Trà Lý, cửa Diêm Điền, cửa Thái Bình do ảnh hưởng của dòng nước lục địa, độ pH đạt cực tiểu là 7,25. Giá trị cực đại của pH trong nước tầng mặt đạt 8,45. Theo số liệu quan trắc hàng năm, giá trị pH có sự biến thiên khá rõ.

b) Ô nhiễm dầu

Vùng biển của tỉnh Thái Bình có nhiều tàu thuyền qua lại, vì vậy hoạt động cung cấp xăng dầu cho tàu thuyền ở đây cũng diễn ra tấp nập, đặc biệt khu vực cửa Ba Lạt, Diêm Điền, Trà Lý, Thái Bình. Trong quá trình bốc dỡ, không tránh khỏi để

xăng dầu dò rỉ ra ngoài gây ảnh hưởng tới môi trường. Theo kết quả khảo sát và lấy mẫu tại vùng cửa Ba Lạt, nồng độ dầu dao động trong khoảng 0,09 - 0,16 mg/L; trung bình 0,13 mg/L. Như vậy, nồng độ dầu trong nước biển khu vực cửa Ba Lạt vượt giới hạn cho phép đối với bãi tắm và nuôi trồng thủy sản. Dầu trong nước chủ yếu có nguồn gốc từ lượng dầu vương vãi của tàu thuyền, dầu xả thải của động cơ, dò rỉ từ các máy móc cũ, từ các trạm cung cấp xăng dầu bến cảng và ven biển.

c) Kim loại nặng

Các kim loại nặng được quan trắc gồm Cu, Pb, Zn, Mn, Cd, Hg và As. Hàm lượng tối đa của các nguyên tố này chưa vượt quá giới hạn cho phép theo quy chuẩn môi trường (QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ). Một số nguyên tố đạt hàm lượng cao (dị thường) tại một vài nơi trong vùng tạo ra nguy cơ ô nhiễm. Đó là các nguyên tố Pb và Cu.

- Hàm lượng đồng (Cu): Hàm lượng Cu trong nước biển tỉnh Thái Bình so

sánh với giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT dùng cho các mục đích khác thì vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép.

- Hàm lượng chì (Pb): Chì tồn tại chủ yếu dưới dạng ion hòa tan. Trong các

mẫu nước biển phân tích, Pb dao động từ 0,002 - 0,0036 mg/L, giá trị trung bình 0,0029 mg/L. So với QCVN 10:2008/BTNMT, hàm lượng Pb nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng Pb trung bình có sự biến thiên không nhiều theo thời gian. Hàm lượng Pb cao tập trung chủ yếu các khu vực có độ sâu 2 - 5 m, gần các cửa sông lớn như cửa Ba Lạt, Diêm Điền, cửa Lân, cửa Thái Bình và cửa Trà Lý. Vùng ngoài khơi có độ sâu 5 - 10 m có hàm lượng Pb tương đối cao.

- Hàm lượng kẽm (Zn): Kẽm tồn tại chủ yếu là các ion hòa tan. Hàm lượng

Zn trong vùng biển Thái Bình dao động từ 0,006 - 0,018 mg/L; trung bình 0,0142 mg/L. Nếu so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT, các đợt quan trắc năm 2012 ghi nhận hàm lượng Zn trung bình đều thấp hơn nhiều. Dựa vào hàm lượng dị thường và các yếu tố thủy thạch động lực, đã khoanh vùng được các khu vực có hàm lượng Zn cao là khu vực nuôi trồng thủy sản xã Nam Thịnh, Nam Phú, cửa Ba Lạt, cửa Trà Lý, cửa Lân, cửa Diêm Điền, cồn Đen xã Thái Đô, cửa Thái Bình [23].

- Hàm lượng cadimi (Cd): Cd đạt hàm lượng trung bình 0,0002 mg/L, thấp hơn rất nhiều so với QCVN 10:2008/BTNMT. Sự tập trung hàm lượng Cd trong nước ven bờ không cao. Theo số liệu quan trắc và kết quả nghiên cứu, hàm lượng Cd có mức độ biến thiên khá ổn định, hàm lượng Cd có xu hướng tăng lên trong năm 2012 [23].

- Hàm lượng Asen (As): Trong môi trường nước biển ven bờ Thái Bình, As

có hàm lượng trung bình là 0,00388 mg/L; thấp hơn QCVN 10:2008/BTNMT. Tuy nhiên, trong năm 2012 các mẫu phân tích cho thấy hàm lượng As trung bình dao động từ 0,0037 - 0,029 mg/L với hệ số biến phân V = 28,99%. Dù vậy, hàm lượng As khu vực ven bờ cao hơn so với khu vực ngoài khơi, có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của dòng vật chất được chuyển tải từ bờ thông qua hệ thống sông. Hàm lượng trung bình của As trong nước tầng mặt và tầng đáy thể hiện khá rõ sự tập trung cao trong các vùng biển nghiên cứu. Qua đó, có thể thấy điều kiện địa hoá ảnh hưởng khá rõ nét đến sự tích luỹ của nguyên tố này và có nguy cơ ô nhiễm.

- Hàm lượng thuỷ ngân (Hg): Thuỷ ngân tích luỹ yếu trong môi trường nước

biển với Ta = 1,26 - 1,60. Hàm lượng Hg trong nước biển Thái Bình dao động trong khoảng 0,01 - 0,07x10-3 mg/L; giá trị trung bình là 0,02x10-3 mg/L. Các đợt quan trắc và phân tích mẫu năm 2012 đều cho kết quả, hàm lượng Hg trung bình thấp hơn nhiều QCVN 10:2008/BTNMT.

Tóm lại, hiện trạng môi trường nước biển ven bờ Thái Bình có đặc trưng chủ yếu bởi môi trường kiềm yếu và oxy hoá yếu. Các nguyên tố Cu, Pb tập trung chủ yếu ở khu vực Cửa Thái Bình và Cồn Vành. Đối với As, Cd và Zn phân bố chủ yếu Cửa Thái Bình, Trà Lý, cửa Diêm Điền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)