Môi trường nước dưới đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

- Các thông số kim loại được quan trắc (Fe, As, Pb, Cu, Zn, Cd, Hg, Mn) hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng đối với thông số Fe và Mn có dấu hiệu vượt Quy chuẩn: Thông số Fe tại tất cả các giếng vào các thời điểm quan trắc đều vượt Quy chuẩn (trừ giếng QTB08 tại Tây Tiến, Tiền Hải). Thông số Mn thì tại hầu

hết các vị trí đều có thời điểm vượt nhẹ quy chuẩn, điển hình tại vị trí giếng QTB06 (Trường tiểu học xã Đông Hòa, thành phố Thái Bình) vào tháng 12 là 1,66 mg/L; vượt 3,32 lần Quy chuẩn cho phép.

Bảng 3.14. Hàm lƣợng trung bình trong nƣớc ngầm tỉnh hái ình năm 2014

Thời gian quan trắc

Vị trí quan trắc

Q181b Q181a QTB05a QTB06 QTB05 QTB06a QTB08

2013 5,75 6,25 4,5 5,75 10,25 5,25 6,25

2014 4,75 6,25 5,25 5,25 11 5,25 5,25

QCVN

09:2008/BTNMT 4 4 4 4 4 4 4

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, Sở TN&MT Thái Bình)

- Nguồn nước ngầm trong tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng thể hiện ở thông số COD. Hàm lượng COD trong nước ngầm ở tất cả các giếng quan trắc đều vượt Quy chuẩn từ 1,05 - 1,85 lần. Trong đó, hàm lượng COD cao nhất tại giếng QTB05 với giá trị trung bình năm là 11 mg/L; quá trình ô nhiễm có dấu hiệu gia tăng từ 1,07 - 1,48 lần tại vị trí các giếng QTB 05a, QTB05 và QTB08.

- Hàm lượng Cl- có dấu hiệu vượt QCVN tại 02 giếng QTB181b và QTB181a. Đặc biệt, hàm lượng Cl-

tại các giếng khoan gần biển thuộc tầng chứa nước Neogen dễ bị nhiễm mặn như giếng QTB08 vượt Quy chuẩn 22,8 - 22,9 lần ở tất cả các tháng quan trắc (trung bình từ 5.716,6 - 5.739,3 mg/L). Giếng QTB06, QTB06a ở Trường tiểu học xã Đông Hòa, thành phố Thái Bình có hàm lượng Cl- dao động từ 478,0 - 655,3 mg/L; vượt Quy chuẩn từ 1,9 - 2,6 lần. Đối với 02 giếng QTB05 và QTB05a, hàm lượng Cl-

đều nằm trong Quy chuẩn cho phép. Như vậy, nước ngầm khu vực gần biển đều bị nhiễm mặn với nồng độ rất cao và độ mặn giảm dần tại các vị trí xa biển; nước ngầm tại một số vùng xa biển đã có dấu hiệu gia tăng

nhiễm mặn qua các năm.

Bảng 3.15. Hàm lƣợng l- trung bình trong nƣớc ngầm năm 2014

Thời gian Vị trí quan trắc

Q181b Q181a QTB05a QTB06 QTB05 QTB06a QTB08

2013 383 195,93 148,3 477,98 266,29 476,75 5.716,58 2014 387,82 365,1 192,75 655,35 211,8 655,9 5.739,34 QCVN 09:2008/ BTNMT 4 4 4 4 4 4 4

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, Sở TN&MT Thái Bình)

- Chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm đặc trưng bởi hàm lượng Fe và NH4+ trong năm 2013-2014. Số liệu quan trắc cho thấy, hàm lượng Fe và NH4+ tăng nhanh và đều đã vượt Quy chuẩn cho phép nhiều lần. Cao nhất là tại giếng QTB05 với NH4+ vượt 7,24 lần và Fe vượt 3,4 lần QCVN 09:2008/BTNMT.

Bảng 3.16. Hàm lƣợng e và NH4+ trong nƣớc ngầm năm 2013-2014

Vị trí quan trắc Năm 2013 Năm 2014

NH4+ Fe NH4+ Fe Giếng Q181b 0,55 6,11 0,86 10,17 Giếng Q181a 0,22 7,08 1,01 10,39 Giếng QTB05a 0,36 9,47 3,08 16,63 Giếng QTB06 0,33 8,32 0,71 8,99 Giếng QTB05 0,67 7,92 7,24 16,99 Giếng QTB06a 0,63 10,5 0,84 13,42 QCVN 09:2008/ BTNMT 0,10 5,0 0,10 5,0

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, Sở TN&MT Thái Bình)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)