Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 39)

Giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực dải ven biển tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2015 đạt 11,3%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,1%/năm. Đến năm 2016, khu vực dải ven biển đóng góp khoảng 25 - 26% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh (trong đó các ngành kinh tế biển đóng góp khoảng 15 - 18%) và phấn đấu đến năm 2020 đóng góp khoảng 27 - 29% (trong đó các ngành kinh tế biển 22 - 25%). Giá trị sản xuất trung bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 72,1 triệu động, bằng 99,3% bình quân của tỉnh, dự kiến đến năm 2020 đặt 144,5 triệu động, bằng 108,9% bình quân toàn tỉnh.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bản khu vực dải ven biển tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2015 đạt 5,6%/năm và giai đoạn 2016- 2020 đạt 5,2%/năm.

Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy hải sản mặn lợ đặt 6.992 ha (trong đó nuôi ngao khoảng 3.000 ha), bình quân giai đoạn 2014 - 2015 tăng 3,5%/năm; sản

lượng thủy hải sản mặn lợ đạt 115.929 tấn, bình quân giai đoạn 2014 - 2015 tăng 21,9%/năm. Đến năm 2020, diện tích nuôi thủy hải sản mặn lợ đạt 8.218 ha, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 3,3%/năm; sản lượng thủy hải sản mặn lợ đạt 168.410 tấn, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 7,8%/năm.

Đến năm 2015, cơ bản giữ nguyên số phương tiện khai thác, thay đổi cơ cấu đội tàu theo công suất, trong đó tàu có công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ chiếm 30%. Đến năm 2020, giữ vững số tàu hiện có, trong đó tàu có công suất trên 90 CV đánh bắt xa bờ chiếm 40%.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bản khu vực ven biển tăng trưởng bình quân 13,9%/năm giai đoạn 2014 - 2015 và 21,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ bình quân 11%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 40 triệu USD năm 2015 và 65 triệu USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 có 300 tàu biển với tổng tải trọng đạt trên 900.000 tấn; khối lượng vận tải biển tăng bình quân 10%/năm.

Đặc biệt, ven biển huyện Thái Thụy đang triển khai các dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình có công suất 1.200 MW (điện năng sản xuất 7,2 tỷ kWh/năm, điện năng thương phẩm 6,739 tỷ kWh/năm); thời gian hoạt động của Dự án là 49 năm; dự án xây dựng Nhà máy sản xuất amon nitrat tại 02 xã ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với công suất 200.000 tấn/năm (axit nitric 160.000 tấn/năm; amon nitrat 200.000 tấn/năm), dự án này được khởi công xây dựng từ tháng 11/2011 và đã đi vào vận hành từ cuối năm 2016.

Dự kiến đến năm 2020, xây dựng thêm 9 KCN và 16 CCN, trong đó 04 KCN tại 04 xã ven biển (Thụy Trường, Thụy Hải, Thái Thượng - huyện Thái Thụy; Đồng Hoàng - huyện Tiền Hải); và có chủ trương phát triển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải thành khu nghỉ dưỡng tâm linh.

Dân số của các huyện Tiền Hải và Thái Thụy năm 2017 là 446,3 nghìn người, chiếm 25,5% dân số toàn tỉnh. Dân số đô thị của 02 huyện là 18.200 người (chiếm 4,0% dân số của vùng); dân số nông thôn là 438.100 người (chiếm 94%). Mật độ dân số trung bình của hai huyện là 944 người/km2.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định các yếu tố áp lực môi trƣờng

3.1.1. Các áp lực môi trường do khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

a) Khai thác, sử dụng rừng ngập mặn

Tổng diện tích rừng ngập mặn của hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy khoảng 7.210 ha, trong đó chủ yếu là rừng trồng và một phần là rừng tự nhiên. Diện tích rừng tự nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 500 ha rừng bần nguyên sinh tại cửa sông Thái Bình thuộc xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê biển và cải tạo môi trường sinh thái. Các loài trang, bần chua ở rừng ngập mặn khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình có tác dụng chắn sóng bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Nhờ có rừng ngập mặn mà nhiều đoạn đê được bảo vệ trước các trận bão từ cấp 6 đến cấp 8. Ngoài tác dụng bảo vệ đê biển, rừng ngập mặn còn bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn. Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm tốc độ dòng chảy, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Hằng năm, vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra biển 60÷70 m. Các loài cây tiên phong đến cư trú tại khu vực cồn Vành đã tạo ra môi trường cho những loài cây đến sau và đất bồi được nâng dần lên.

Rừng ngập mặn còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ có rừng ngập mặn mà quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao nước đã lan tỏa vào trong những khu rừng ngập mặn rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió.

Ngoài ra rừng ngập mặn còn có tác dụng đối với môi trường sinh thái. Khu rừng ngập mặn ven biển của tỉnh Thái Bình hiện có 137 loài động vật đang sinh sống, trong đó có 123 loài chim với nhiều loài chim quý hiếm. Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng và sinh sản của các loại hải sản, rừng ngập mặn ven biển cung cấp

nguồn lợi thủy, hải sản phong phú với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biến có giá trị kinh tế cao.

b) Khai thác, sử dụng nƣớc mặn và nƣớc lợ

Do tài nguyên nước mặn, lợ ở cửa sông và ven biển là nơi tập trung dinh dưỡng từ lục địa đổ ra cho nên được khai thác, sử dụng chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho các quần thể động, thực vật, trong đó có cả các loài chim di cư. Theo số liệu thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của tỉnh Thái Bình năm 2010 là 4.736 ha, trong đó nuôi tôm 2.454 ha, nuôi hỗn hợp và thủy sản khác là 1.554 ha, nuôi cá 616 ha và ươm nuôi giống thủy sản là 112 ha. Tổng sản lượng khai thác thủy sản mặn, lợ năm 2010 vào khoảng 24,7 nghìn tấn.

Do được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng rất phong phú từ lục địa đổ ra cho nên các vùng nước mặn lợ ven biển khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình là nơi tập trung các quần thể động, thực vật, trong đó có nhiều loài chim di cư quý hiếm. Tài nguyên động vật ở vùng cửa sông tỉnh Thái Bình khoảng 102 loài. Tuy vậy, tài nguyên nước mặn, lợ ở các vùng cửa sông khu vực dải ven biển của tỉnh Thái Bình đã có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng do chất thải từ lục địa thải ra từ các hoạt động sản xuất của con người như nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,…

c) Khai thác, sử dụng bãi và cồn ven biển

Các cồn, bãi ven biển của tỉnh Thái Bình gồm cồn Vành, cồn Thủ, cồn Đen có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch.

Cồn Vành thuộc xã Nam Phú của huyện Tiền Hải có diện tích quy hoạch phục vụ phát triển du lịch với diện tích khoảng 1.700 ha. Với hạ tầng đường giao thông dài gần 10 km và nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, bãi tắm, bể bơi, khu thể thao sân golf cùng với khu bảo tồn rừng ngập mặn khá phong phú, đa dạng với nhiều loài thực vật khác nhau,… đã làm cho Cồn Vành có đầy tiềm năng trong việc thu hút khách du lịch. Các loại hình du lịch và dịch vụ độc đáo như: Dịch vụ du lịch lưu

trú, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, ăn uống, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, thể thao, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái biển; hoạt động giải trí như picnic, nghỉ dưỡng, câu cá, lướt ván, bóng chuyền trên bãi biển hiện nay đã và đang được phát triển.

Cồn Thủ, cồn Đen và bãi biển Đồng Châu cũng là những khu vực đầy tiềm năng được khai thác, sử dụng cho phát triển KT-XH. Hiện nay, tuyến đường ra khu du lịch cồn Đen dài gần 2 km đã được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng để phục vụ đi lại của nhân dân trong vùng khai thác thủy sản và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu biển và nâng cao việc phòng thủ quốc phòng, bảo vệ biên giới hải đảo.

d) Khai thác, sử dụng nƣớc mặt

- Khai thác phục vụ sinh hoạt: Tổng số các công trình hiện có đang cấp nước

sạch trên địa bàn bao gồm 47 công trình, trong đó khu vực nông thôn là 62 công trình, 12 công trình cấp nước đô thị. Tổng công suất thiết kế: 117.165 (m3/ngày đêm); trong đó khu vực nông thôn là 29.865 (m3/ngày đêm).

- Khai thác phục vụ công nghiệp: Phần lớn các KCN tập trung trên địa bàn

đều khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất.

Bảng 3.1. Nhu cầu khai thác nƣớc mặt phục vụ công nghiệp

KCN Nhu cầu nƣớc (m3/ngày đêm) Nhu cầu nƣớc (m3/năm) Nguồn nƣớc KCN Phúc Khánh 15.600 5.694.000 Sông Trà Lý KCN Nguyễn Đức Cảnh 5.600 2.044.000 Sông Trà Lý KCN Phong Phú 4.000 1.460.000 Sông Trà Lý

KCN Cầu Nghìn 5.000 1.825.000 Sông Hóa

(Nguồn: Công ty Cấp nước Thái Bình, 2015)

- Khai thác phục vụ nông nghiệp: Nguồn cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích

đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa và sông Trà Lý. Nước được dẫn vào các sông trục nội đồng qua các cống đầu mối, sau đó cấp

nước cho đồng ruộng. Có hai hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nước cho toàn tỉnh là hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình và hệ thống thủy nông Nam Thái Bình. Tổng lượng nước mặt khai thác trên các sông chính và sông nội địa thuộc địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trung bình khoảng 1.268,8 triệu m3/năm. Trong đó, khu vực Bắc Thái Bình khai thác trung bình khoảng 755,9 triệu m3/năm; khu vực Nam Thái Bình khai thác trung bình khoảng 512,9 triệu m3/năm.

- Khai thác phục vụ giao thông thuỷ:Bốn con sông chính là sông Hồng, sông

Luộc, sông Hóa và sông Trà Lý chảy qua địa bàn tỉnh với năm cửa sông lớn là Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và Ba Lạt đã tạo ra một mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng nối liền Thái Bình với các tỉnh lân cận và vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, Thái Bình đã có 16 cảng biển, cảng sông. Đặc biệt, cảng Diêm Điền cho phép tàu có trọng tải dưới 600 tấn ra vào.

e) Khai thác, sử dụng nƣớc ngầm

Ở Thái Bình, nước dưới đất chủ yếu được cấp cho các nhu cầu: Ăn uống, sinh hoạt, chăn nuôi, tươi tiêu, sản xuất dịch vụ. Trong các nhu cầu trên, lượng nước dưới đất sử dụng cho ăn uống sinh hoạt chiếm chủ yếu với trên 83%, chăn nuôi chiếm khoảng 7,8%, tưới cho cây trồng chiếm khoảng 6,1% và sản xuất, dịch vụ chiếm khoảng 2,9%.

Bảng 3.2. Lƣợng nƣớc dƣới đất khai thác theo mục đích sử dụng

Đơn vị hành chính

Lƣợng nƣớc dƣới đất khai thác theo mục đích sử dụng (m3

) Ăn uống,

sinh hoạt Tƣới Chăn nuôi Sản xuất, dịch vụ

Huyện Thái Thụy 28317.795 2.089.990 2.686.400 1.002.655 Huyện Tiền Hải 17.023.965 1.256.695 1.615.125 602.615

Tổng 45.341.760 3.346.685 4.301.525 1.605.270

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, 2015)

f) Khai thác khoáng sản

Sáu tại xã Nam Phú của huyện Tiền Hải (Bảng 3.3). Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra trên các tuyến sông chảy qua địa bàn tỉnh.

Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình

TT Tên mỏ khoáng sản Trữ lƣợng

(m3)

Công suất khai thác (m3/năm)

1 Mỏ cát Hồng Tiến, xã Hồng Tiến, huyện Kiến

Xương 436.225 48.000

2 Mỏ cát Cóc Sáu, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải 785.415 95.000

3 Mỏ cát Hà Lão, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà 712.246 52.800

4

Mỏ cát xã Bách Thuận, mỏ cát xã Tự Tân,

mỏ cát xã Hòa Bình và Nguyên Xã, huyện Vũ Thư 1200.690 48.000

5 Mỏ cát xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư 547.106 48.000

6 Mỏ cát xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà 367.500 23.100

7 Mỏ cát xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư 577.240 48.000

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, 2015)

- Khai thác khí đốt: Tính đến nay, tại khu vực huyện Tiền Hải đã phát hiện

tổng cộng 13 vỉa khí với tổng trữ lượng tại chỗ là 1,3 tỷ mét khối. Từ năm 1981 đến nay, dòng khí công nghiệp đã được khai thác để đưa vào phục vụ phát điện và công nghiệp vật liệu xây dựng tại KCN Tiền Hải với diện tích quy mô mở rộng lên 450 ha. Tuy nhiên, hiện tại mò khí Tiền Hải đã vào giai đoạn suy giảm về sản lượng. Do đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không ngừng tìm kiếm và chuẩn bị bổ sung nguồn khí từ các mỏ khác.

Năm 2015, hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và Thái Bình đã được đưa vào vận hành, lần đầu tiên khí thiên nhiên từ ngoài khơi bể sông Hồng được khai thác và vận chuyển vào đất liền. Trong giai đoạn I, hệ thống sẽ tiếp nhận

và phân phối đến các hộ tiêu thụ qua các kênh phân phối khí thấp áp, CNG với sản lượng khí ước tính trên 560.000 m3 khí/ngày đêm (trên 200 triệu m3 khí/năm).

3.1.2. Áp lực môi trường do chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế

a) Từ hoạt động nông nghiệp

- Hoạt động trồng trọt: Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc

bảo vệ thực vật trong sản xuất, phòng trừ dịch hại chưa tuân thủ quy định kỹ thuật dẫn đến hậu quả ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm.

Theo số liệu thống kế, hàng năm trung bình toàn tỉnh sử dụng gần 550.000 tấn phân bón hữu cơ, 210.000 tấn phân bón vô cơ, trên 620 tấn hóa chất thuốc bảo vệ thực vật các loại. Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật các loại (bao giấy tráng kẽm, túi nilon, các loại chai nhựa, thủy tinh) chưa được thu gom xử lý, phần lớn vứt vương vãi trên đồng ruộng, kênh mương, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Các loại phân bón và hóa chất BVTV một phần ngấm vào đất, một phần hòa tan trong nước từ các cánh đồng lúa xả ra hệ thống thủy lợi chảy vào các sông lớn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, trong khi đây là nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân địa phương.

b) Từ hoạt động chăn nuôi

Tại huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy có 12 trang trại chăn nuôi lợn và 03 trang trại chăn nuôi gà. Ngoài ra, còn nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Với tải lượng phân thải của lợn từ 2,5 - 3,5 kg/con/ngày, gia cầm là 90 g/con/ngày thì tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi phát sinh trên địa bàn hai huyện là rất lớn .Trong chăn nuôi trang trại và một số gia trại đã có hệ thống thu gom, xử lý chất thải (như ủ sinh học phân, thu gom, hệ thống bể biogas); hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa có thiết bị thu gom, xử lý chất thải, thải trực tiếp các chất thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước.

Tuy nhiên, nước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải đặc trưng, có chứa nhiều hợp chất gây ô nhiễm môi trường (hàm lượng hữu cơ, vô cơ, nitơ, phốt pho cao), nhiều virus, vi trùng, trứng giun sán,…

Bảng 3.4. Tải lƣợng chất thải phát sinh từ chăn nuôi

STT Đơn vị hành chính Lƣợng nƣớc thải (m3/năm)

Chất thải rắn (kg/ngày)

1 Huyện Thái Thụy 422 1.831

2 Huyện Tiền Hải 10.504 5.784

Tổng 10.926 7.615

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình, 2015)

- Hoạt động lâm nghiệp và thủy sản: Chất lượng và sản lượng rừng ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân vùng môi trường phục vụ quản lý môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại dải ven biển của tỉnh thái bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)