a) Đặc điểm
Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven biển Tiền Hải - Thái Thụy được tính từ đê biển ra phía ngoài bãi bồi thấp nhất khi triều xuống, kéo dài từ cửa Thái Bình xuống cửa Ba Lạt. Tiểu vùng có chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều từ 3,0 - 3,5m, trung bình từ 1,7 - 1,9m và tối thiểu 0,3 - 0,5m. Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 30%, riêng khu vực cửa Ba Lạt độ dốc cao hơn. Địa hình được
phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm ở cửa sông, thích hợp đối với nuôi ngao, tôm, cua, cá,… Mặt khác, do có nhiều cửa sông và địa hình không dốc cho nên nước mặn có thể xâm nhập vào sâu trong đất liền tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Với độ dốc nhỏ chiều sâu không lớn và được bồi đắp thêm phù sa hằng năm cho nên địa hình đáy biển ven bờ tỉnh Thái Bình rất thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn. Đây là khu vực rất quan trọng cho các loài chim di cư từ nơi khác đến kiếm ăn và trú ngụ. Vùng có 03 cồn (cồn Đen, cồn Thủ, cồn Vành) chạy dọc theo bờ biển hướng từ phía Nam lên phía Bắc và tạo thành hình vòng cung ôm lấy bờ biển và hình thành nên một vũng nhỏ kín gió. Với điều kiện tự nhiên và đặc điểm hình thái học của các cồn đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và tàu thuyền nhỏ có thể tránh bão ở trong vũng.
b) Vấn đề môi trƣờng nổi cộm
- Mối đe dọa chính đối với tiểu vùng đất ngập nước là mất sinh cảnh do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là tái trồng rừng ngập mặn trên các bãi lầy triều với mục đich bảo vệ bờ biển, mở thêm các ao nuôi trồng thủy sản và gần đây nhất là chuyển sang mục đích nuôi ngao. Một mối đe dọa khác cũng cần phải lưu tâm là việc khai thác quá mức các loài cá thông qua sử dụng các công nghệ đánh bắt hủy diệt như đánh cá bằng điện. Việc thu lượm các loài giáp xác một cách bừa bãi cũng gây ra các xáo trộn. Việc săn bắn chim sử dụng các loại lưới, sung hơi và sung ngắn là những vấn đề lớn trong quá khứ đã dẫn tới sự biến mất của nhiều loại bị đe dọa trên thế giới vốn từng sinh sống trong vùng, bao gồm loài cò Trung Quốc, Quắm đầu đen và cò mỏ thìa. Thêm vào đó là hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn lấy củi của người dân trong vùng.
- Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng chú trọng. Ô nhiễm chủ yếu xuất phát từ nước thải nông nghiệp, các nguyên liệu đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản và nuôi ngao (thuốc, thức ăn dư thừa,…), cũng như nước thải từ các cơ sở công nghiệp đổ vào các con sông chảy ra khu vực này.
- Tác động của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên, môi trường, tác động tiêu cực lên hệ sinh thái thái rừng ngập mặn. Những năm gầy đây, quá trình mặn hóa đã ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn, nguồn thức ăn thực vật và dinh dưỡng của các loài sinh vật sống ở sông, biển cũng giảm. Tình trạng thiếu hụt nước ngọt cho mục đích sinh hoạt và sản xuất khiến cho hơn 200 hộ dân giáp biển xã Đông Long, huyện Tiền Hải phải di chuyển vào trong đê để sinh sống.