Ảnh hưởng của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 26 - 36)

3. Nội dung nghiên cứu

1.1.2. Ảnh hưởng của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe con

người

a) Trên thế giới

Ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những nguy cơ rủi ro sức khỏe hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm, hơn 5 triệu người trên thế giới chết sớm từ các

loại bệnh tật do tiếp xúc với không khí. Những bệnh này bao gồm ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và mãn tính. Trên thực tế, tiếp xúc với ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong thứ tư trên toàn thế giới sau nguy cơ chuyển hóa, chế độ ăn uống và khói thuốc lá (Hình 1.10).[11]

Hình 1.10: Tỷ lệ phần trăm số người chết do các nguy cơ trên toàn thế giới năm 2013

Nguồn: World Bank and IHME, 2013

Theo số liệu thống kê năm 2016, trên toàn cầu có khoảng 7 triệu ca tử vong do ảnh hưởng ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Khoảng 94% số ca tử vong này xảy ra ở các nước đang và kém phát triển. Khu vực Thái Bình Dương chiếm phần lớn số ca tử vong với 2,4 và 2,2 triệu người chết. Khoảng 980.000 ca tử vong xảy ra ở châu Phi, 475.000 ở vùng Đông Địa Trung Hải, 348.000 ở châu Âu và 233.000 ở châu Mỹ. Số tử vong còn lại xảy ra ở các nước phát triển của châu Âu (208.000), Châu Mỹ (96.000), Tây Thái Bình Dương (83.000) và Đông Địa Trung Hải (18.000) (Hình 1.11) [12].

28.7 20.5 11.2 10.1 5.8 4 3 2.7 2.5 1.6 1.3 0.5 0.2 0 5 10 15 20 25 30 35

Rủi ro trong chuyển hóa Rui rỏ trong chế độ ăn uống Khói thuốc lá Ô nhiễm không khí

Sử dụng rượu và ma túy

Hoạt động thể chất ít

Suy dinh dưỡng ở phụ nữ có con và trẻ em

Quan hệ tình dục không an toàn

Nước, vệ sinh và rửa tay không an toàn Phơi nhiễm chì

Rủi ro nghề nghiệp Lạm dụng và bạo lực tình dục Khu tập trung khí radon

Hình 1.11: Số ca tử vong do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời năm 2016

Nguồn: World Health Organization [12]

Hình 1.12: Số người chết do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí theo vùng năm 2016

Nguồn: World Health Organization [12]

Các chất khác nhau trong môi trường không khí xung quanh có những ảnh hưởng và tác động khác nhau đối với sức khỏe con người:

Bảng 1.1: Ảnh hưởng của chất ô nhiễm đến sức khỏe con người

O3 NO2 Bụi SO2

Chất ô nhiễm

Ozone là một khí gồm có 3 phân tử oxy. Nó có thể tốt hoặc xấu tùy theo tầng nó tồn tại trong khí quyển.

NO2 – một trong các oxid nitro có trong không khí - là một khí màu nâu – đỏ, mùi gắt và là nguồn chủ yếu của khói mù.

Bụi là hỗn hợp các hạt rắn và lỏng nhiều kích cỡ khác nhau. + Hạt thô: 2,5 – 40 µm + Hạt 10: 2,5 – 10 µm + Hạt mịn: (cũng được gọi là Bụi 2,5) < 2,5 µm

+ Hạt cực mịn: đường kính < 0,1 µm

SO2 là một khí không màu, mùi gây nghẹt thở, sinh ra khi đốt lưu huỳnh Ảnh hưởng đến phổi + Kích thích mũi và họng + Gây ra khò khè, ho, đau khi hít sâu

+ Gây ra khó thở khi thể dục hoặc hoạt động ngoài trời

+ Làm giảm dung lượng phổi (là số lượng không khí phổi bạn có thể giữ)

+ Làm suyễn nặng thêm + Làm tăng việc sử dụng thuốc dãn phế quản (trong suyễn)

+ Làm tăng khả năng bị tổn thương vì các bệnh phổi như viêm phổi và viêm phế quản

+ Làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh phổi bệnh tim + Làm tăng số nhập viện do bệnh phổi + Làm tăng tần số mắc bệnh suyễn + Làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh phổi + Làm tăng số nhập viên do bệnh phổi + Kích thích mũi và họng + Tăng số nhập viện do bệnh phổi + Gây ra tử vong sớm vì bệnh tim bệnh phổi + Có thể đi kèm suyễn + Góp phần gây bệnh hô hấp, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi + Làm nặng thêm các bệnh phổi bệnh tim hiện có, nhất là ở người bệnh suyễn + Hạt sulphate (hình thành khi SO2 phản ứng với các hóa chất khác trong không khí) tụ tập trong phổi và làm tăng các triệu chứng và bệnh hô hấp, khó thở và thậm chí tăng nguy cơ tử vong sớm

Nguồn: Outdoor air pollution and the lungs [13]

Một số loại bệnh gây ra do chất lượng môi trường không khí bị suy giảm bao gồm: bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới (ALRI), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD), ung thư phổi (Lung cancer - LC) và đột quỵ.

Hình 1.13: Tử vong do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí năm 2016

Nguồn: World Health Organization [12]

- Bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới (ALRI)

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính (ALRI), bao gồm viêm phổi và viêm tiểu phế quản có nguồn gốc vi khuẩn và virus, là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở trẻ em trên toàn thế giới và do đó gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu đáng kể. Dựa trên kết quả của nghiên cứu, mỗi mức tăng 10 μg/m 3 trong nồng độ PM 2,5 trong môi trường xung quanh dài hạn có liên quan với khoảng 12% nguy cơ mắc ALRI [14].

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Các triệu chứng phổ biến nhất của COPD là khó thở, ho mãn tính và xuất hiện đờm (nhầy). Các triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử vong. Trên toàn cầu, ước tính có 3,17 triệu ca tử vong do căn bệnh này vào năm 2015 (tức là, 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu trong năm đó). Theo Báo cáo gánh nặng bệnh tật, năm 2016 có 251 triệu trường hợp COPD trên toàn cầu. Hơn 90% số ca tử vong do COPD xảy ra ở các nước thấp và trung bình [15].

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường được xét kết hợp với đối tượng sử dụng thuốc lá, tuy nhiên, một nghiên cứu mới của năm 2015 ước tính

21%

18% 34%

7%

20% Viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bệnh tim thiếu máu cục bộ

Ung thư phổi

Đột quỵ 2.387 1.302 1.463 1.389 484

tỷ lệ COPD trong số những người không hút thuốc thay đổi từ 1,1% đến 40% ở các quốc gia khác nhau [16]. Một nghiên cứu năm 2014 đã chứng minh rằng cải thiện chất lượng không khí trong nhà làm giảm tỷ lệ mắc COPD [17].

- Bệnh tim mạch [18]

Các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy sự liên quan đáng kể giữa ô nhiễm không khí và một loạt các hiệu ứng tim mạch ở người lớn. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) và đột quỵ ở những người nhạy cảm, như người lớn tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.

- Ung thư phổi (Lung Cancer) [19]

Hai nghiên cứu của Mỹ (nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ và nghiên cứu Six Cities) vào đầu những năm 1990 là những nghiên cứu lớn đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm lâu dài với ô nhiễm không khí (đặc biệt là PM) và tử vong do ung thư phổi. Kể từ đó, các nghiên cứu ô nhiễm không khí khác đã cho thấy các mối liên hệ với tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi. Nghiên cứu ESCAPE sử dụng dữ liệu từ 17 nghiên cứu ở 09 quốc gia châu Âu đã phát hiện ra rằng PM góp phần vào tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở châu Âu. Dựa trên những nghiên cứu như vậy, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã xác định ô nhiễm không khí ngoài trời gây ung thư cho con người.

Ô nhiễm không khí trong nhà cũng gây ra các tác động đáng kể đến sức khỏe con người khi sử dụng nhiên liệu rắn và dầu hỏa. Trong năm 2016, tổng số 2,45 tỷ người (33,7% dân số toàn cầu) bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí gia đình [6]. Hình 1.14 cho thấy khi tỷ lệ phần trăm dân số sử dụng nhiên liệu rắn của hộ gia đình thấp hơn, số người có khả năng tiếp xúc có thể là đáng kể. Ấn Độ và Trung Quốc - với 43% và 30% dân số sử dụng nhiên liệu rắn - có số lượng người bị ô nhiễm không khí gia đình lớn nhất trong năm 2016: 560 triệu

Hình 1.14: Số người và tỷ lệ phần trăm dân số tiếp xúc với ô nhiễm không khí gia đình từ đốt nhiên liệu rắn ở các quốc gia có dân số trên 50 triệu và sử

dụng ít nhất 10% nhiên liệu rắn trong năm 2016

Nguồn:The Institute for Health Metrics and Evaluation, 2018

Mỗi năm, gần 4 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí gia đình. Trong đó: 27% là do viêm phổi, 18% từ đột quỵ, 27% từ bệnh tim thiếu máu cục bộ, 20% từ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), 8% từ ung thư phổi [15].

- Viêm phổi: Tiếp xúc với ô nhiễm không khí gia đình gần như làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm phổi ở trẻ em và chiếm 45% tổng số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ô nhiễm không khí trong nhà làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (viêm phổi) ở người lớn, và góp phần vào 28% số ca tử vong do viêm phổi.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): 25% tử vong sớm do COPD ở người lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà. Những phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc ở trong nhà có khả năng bị COPD cao gấp hai lần so với những phụ nữ sử dụng nhiên liệu và công nghệ sạch hơn. Đối với nam giới (những người đã có nguy cơ cao bị

COPD do tỷ lệ hút thuốc cao hơn), tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh.

- Đột quỵ: 12% trường hợp tử vong do đột quỵ có thể là do tiếp xúc hàng ngày với ô nhiễm không khí gia đình phát sinh từ nấu ăn với nhiên liệu rắn và dầu hỏa.

- Ung thư phổi: Khoảng 17% tử vong do ung thư phổi ở người lớn là do tiếp xúc với chất gây ung thư từ ô nhiễm không khí trong nhà do nấu bằng dầu hỏa hoặc nhiên liệu rắn như gỗ, than củi hoặc than đá. Nguy cơ này đối với phụ nữ cao hơn do họ giành phần lớn thời gian bên lò sưởi.

Nguyên nhân gây ra là do các hạt nhỏ và các chất gây ô nhiễm khác tồn tại trong khói gây ra các tác động đến đường hô hấp và phổi, làm giảm đáp ứng miễn dịch và giảm khả năng mang oxy của máu. Các nghiên cứu còn phát hiện mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí trong nhà và trọng lượng trẻ sơ sinh, bệnh lao, đục thủy tinh thể, ung thư mũi họng và thanh quản.

Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi người đang mang bệnh, phổi và tim mạch, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Những đối tượng này dễ bị mắc các bệnh do đường hô hấp và tim mạch, nguyên nhân chủ yếu là do có hệ thống miễn dịch kém. Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống miễn dịch và phổi của trẻ vẫn đang và tiếp tục phát triển. Với mỗi lần thở, trẻ em hít nhiều không khí hơn cho mỗt đơn vị trọng lượng cơ thể so với người lớn. Vì vậy khi không khí độc hại, chúng hít vào nhiều không khí độc hơn so với người lớn. Hơn nữa, các tác động này cũng gây ảnh hưởng vào các khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của trẻ như khi bị bệnh, chúng có thể bỏ học, tiếp tục hạn chế tiềm năng học tập và phát triển của trẻ [20]. Với đối tượng người cao tuổi dễ nhiễm

cũng có xu hướng bị bệnh nhiều hơn và hậu quả của mỗi lần bị bệnh càng nặng hơn [21].

Số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm bụi tăng theo từng lứa tuổi. Trong năm 2013, chỉ có hơn 120.000 ca tử vong do ô nhiễm bụi ở trẻ em dưới 5 tuổi (giảm xuống dưới 10.000 ca tử vong ở trẻ lớn tuổi) và tỷ lệ cao hơn đáng kể ở nhóm giữa và lớn hơn (Hình 1.15). Tỷ lệ tử vong năm 2013 là 18 ca tử vong trên 100.000 người dưới 5 tuổi (chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới), tăng lên 397 trên 100.000 người trên 70 tuổi (chủ yếu là do bệnh tim mạch và ung thư) [11].

Hình 1.15: Tổng số tử vong do phơi nhiễm PM2.5 theo nhóm tuổi trên thế giới năm 2013

Nguồn: IHME và GBD, 2016

Cơ quan quốc tế chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người. Cùng với nhiều tác nhân nguy hiểm như bụi amiăng, thuốc lá, phóng xạ tia cực tím, ô nhiễm không khí là tác nhân gây ung thư trong môi trường nguy hiểm nhất. IARC phân tích

hơn 1.000 nghiên cứu trên toàn thế giới và đưa ra đủ bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi [2].

b) Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ trên quy mô quốc gia về gánh nặng bệnh tật gây ra do các bệnh không lây nhiễm. Kết quả của một số điều tra nghiên cứu quy mô nhỏ, số liệu ước tính của các cơ quan tổ chức cũng như số liệu thống kê, báo cáo thường kỳ của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, gánh nặng bệnh tật ước tính như sau [22]:

Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất trong số các bệnh không lây nhiễm, chiếm 33% tổng số các trường hợp tử vong năm 2012, 16,5% tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm và 7,3% tổng số DALY mất đi năm 2010. Các bệnh tim mạch có gánh nặng lớn là tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim,...

Ung thư: Ước tính số người mới mắc ung thư ở Việt Nam là hơn 125.000 năm 2012 và gần 190.000 vào năm 2020. Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư gan, phổi, dạ dày và đại trực tràng; ở nữ giới là ung thư vú, phổi, gan, cổ tử cung. Việc phát hiện và điều trị ung thư thường được thực hiện ở giai đoạn muộn làm cho chi phí điều trị gia tăng và khả năng kéo dài sự sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống bị hạn chế.

Bệnh phổi mãn tính: Tỷ lệ hiện mắc ước tính với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2% và với hen phế quản là 3,9% và đang có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí từ khói bụi sinh hoạt, sản xuất và giao thông.

Kết quả từ báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2013 cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen

và làm giảm tuổi thọ con người. Nguy hiểm nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi [2].

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 với chủ đề “Môi trường đô thị” được Bộ TNMT công bố vào tháng 07/2017, trung bình mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp do chất lượng không khí, chiếm 3% - 4% tổng dân số. Trong đó, tỷ lệ người bị bệnh hô hấp ở các đô thị phát triển như TP. HCM, Hà Nội… cao hơn nhiều so với các đô thị ít phát triển [9].

Ở nước ta, nhất là tại các khu đô thị, một số loại bệnh điển hình xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng khi chất lượng môi trường không khí bị suy giảm đó là: bệnh viêm phổi, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 26 - 36)