Giới thiệu mô hình AirQ+

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

3. Nội dung nghiên cứu

1.2.1. Giới thiệu mô hình AirQ+

Mô hình AirQ+ dựa trên phần mềm AirQ ban đầu được thiết kế bởi Michal Krzyzanowski vào năm 2001 để đánh giá tác động của chất lượng không khí, thực hiện các phép tính cho phép định lượng ảnh hưởng của sức khỏe đối với ô nhiễm không khí. AirQ là một ứng dụng độc lập được phát triển bởi Borland Pascal cho các hệ điều hành Microsoft Windows (Windows NT, 98, 2000, XP, có thể sử dụng được trong Vista nhưng với một số giới hạn nhất định). Vì nhiều người dùng không muốn chuyển sang Vista nên XP đã được nhiều người dùng sử dụng cho đến 2-3 năm trước. Đến nay, Windows 7 và 8 được sử dụng nhiều trong Microsoft Windows. Do đó, AirQ+, đã được lên kế hoạch vào năm 2014 và 2015 tại WHO/Châu Âu. Phần mềm mới AirQ+ với các chức năng tương tự như AirQ đã được phát triển bởi Pierpaolo Mudu và Christian Gapp, Văn phòng WHO khu vực châu Âu, Trung tâm môi trường và sức khỏe châu Âu (ECEH). Dự án AirQ+ được tài trợ một phần bởi Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân (BMUB) của Liên bang Đức (The German Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation, Building and Nuclear Safety - BMUB). Không chỉ kế thừa AirQ, AirQ+ còn được đánh giá

phù hợp hơn khi áp dụng các phương pháp thống kê mới. Đến nay, AirQ+ tiếp tục được phát triển bởi Gesundheitsforen Leipzig GmbH dưới sự giám sát của Christian Gapp, Pierpaolo Mudu, WHO và ECEH [27].

Mô hình AirQ+ trực tuyến phiên bản 1.0 được giới thiệu vào ngày 19 tháng 5 năm 2016 tại cuộc họp thường niên của The Joint Task Force on Health Aspects of Air Pollution - TFH diễn ra tại Bonn, Đức. Phiên bản mới nhất AirQ+ 1.2 được cập nhật ngày 17 tháng 5 năm 2018 [15].

AirQ+ là mô hình được dùng để định lượng các tác động về sức khoẻ gây ra bởi ô nhiễm không khí do Văn phòng WHO Khu vực Châu Âu công bố. Mô hình có thể xử lý dữ liệu về các chất ô nhiễm PM2.5, PM10, NO2, O3 và cacbon đen (BC). AirQ+ là một trong các phương pháp thân thiện với người sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài hoặc ngắn hạn với ô nhiễm không khí xung quanh. Ngoài ra, AirQ+ có thể ước tính các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu rắn (SFU). Phần mềm có thể xem xét các tác động khác nhau về sức khoẻ liên quan đến tử vong và bệnh tật, xét cả điều kiện cấp tính và mãn tính [28] tại các quốc gia khác nhau. Các ước tính được tạo ra bởi AirQ+ là điểm khởi đầu để phát triển hoặc điều chỉnh các chính sách và biện pháp bảo vệ sức khỏe con người [15].

Tính đến năm 2016, mô hình AirQ+ đã được sử dụng trong 35 nghiên cứu khoa học, 30 báo cáo và 6 luận án chủ yếu ở các nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Đức,...; một số nước châu Á (Iran, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Nhật Bản) và các nước Nam Mỹ (Bolivia và Peru). Các nghiên cứu chủ yếu xem xét tác động của các thông số như PM10, PM2,5, NO2, O3,...[29].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 38 - 39)