Kịch bản 1: Sử dụng giá trị giới hạn chất lượng không khí theo WHO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 69 - 77)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Kịch bản 1: Sử dụng giá trị giới hạn chất lượng không khí theo WHO

AQG – Hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO.

a) Xét tác động của ô nhiễm PM2.5 với bệnh hô hấp đối với tất cả nhóm tuổi tại thành phố Hà Nội

Xét tác động của ô nhiễm PM2.5 với bệnh hô hấp khi chạy mô hình AirQ+ ở kịch bản 1 cho kết quả ở bảng 3.10.

Kết quả chạy cho năm 2011, với hàm lượng PM2.5 theo quan trắc ở mục 3.3.1 sẽ cho số liệu ước tính về trường hợp mắc bệnh hô hấp là có 5.497 ở khoảng giá trị PM2.5 vượt 10 µg/m3, chiếm 10,22% số trường hợp nhập viện do hô hấp ngoài thực tế.

Các kết quả về số liệu ước tính bệnh nhân mắc bệnh hô hấp do PM2.5 vượt giá trị quy định từ năm 2012 – 2017 được tổng hợp trong bảng 3.10.

Bảng 3.5: Kết quả chạy mô hình xét tác động của ô nhiễm PM2.5 với nhóm bệnh hô hấp theo AQG

Năm Ước tính số trường hợp mắc bệnh hô hấp

khi PM2.5 vượt 10µg/m3 Tỷ lệ ước tính (%)

2011 5.497 10,22 2012 2.593 5,13 2013 4.226 8,58 2014 3.859 7,80 2015 3.065 6,50 2016 3.246 7,00 2017 2.827 6,12

Từ kết quả của mô hình, biểu diễn được mối liên hệ giữa số liệu ước tính về số trường hợp mắc bệnh hô hấp (do ảnh hưởng của PM2.5) và hàm lượng

PM2.5 trung bình theo ngày. Mối liên hệ này được trình bày chi tiết ở các hình 3.9 – hình 3.15:

Hình 3.9: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2011 theo AQG

Năm 2011, số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp cao nhất (966 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 56 – 74 µg/m3. Nguyên nhân là do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm 77/344 ngày (khoảng 22% tổng số ngày quan trắc).

Hình 3.10: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2012 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp năm 2012 cao nhất (627 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 47 – 62 µg/m3. Nguyên nhân là

RR trung bình RR cao RR thấp RR trung bình RR cao RR thấp

do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm 51/336 ngày (khoảng 15% tổng số ngày quan trắc).

Hình 3.11: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2013 theo AQG

Năm 2013, số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp cao nhất (761 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 64 – 80 µg/m3. Nguyên nhân là do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm 48/350 ngày (khoảng 13% tổng số ngày quan trắc).

Hình 3.12: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2014 theo AQG

RR trung bình RR cao RR thấp

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp cao nhất (768 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 29 – 48 µg/m3trong năm 2014. Nguyên nhân là do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm khá cao 118/295 ngày (chiếm 40% tổng số ngày quan trắc).

Hình 3.13: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2015 theo AQG

Năm 2015, số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp cao nhất (916 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 37 – 53 µg/m3. Nguyên nhân là do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm 89/284 ngày (chiếm hơn 30% tổng số ngày quan trắc).

RR trung bình RR cao RR thấp

Hình 3.14: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2016 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp năm 2016 cao nhất (564 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 42 – 55 µg/m3. Nguyên nhân là do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm 58/326 ngày (chiếm khoảng 17% tổng số ngày quan trắc).

Hình 3.15: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh hô hấp năm 2017 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh hô hấp cao nhất (539 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 35 – 50 µg/m3 trong năm 2017. Nguyên nhân là do số ngày trong khoảng nồng độ này chiếm 75/365 ngày (chiếm khoảng 20% tổng số ngày quan trắc).

b) Xét tác động của ô nhiễm PM2.5 với bệnh tim mạch đối với tất cả nhóm tuổi tại thành phố Hà Nội

Theo kịch bản 1, nếu nồng độ PM2.5 vượt 10 µg/m3, số người mắc bệnh tim mạch năm 2011 là 630 trường hợp, chiếm 5,00% số trường hợp có khả năng nhập viện.

Với các năm 2012 – 2017, ta tiến hành chạy tương tự và thu được kết quả như bảng 3.11:

Bảng 3.6: Kết quả chạy mô hình xét tác động của ô nhiễm PM2.5 với bệnh tim mạch theo AQG

Năm Ước tính số trường hợp mắc các bệnh tim mạch

khi nồng độ PM2.5 vượt 10 µg/m3 Tỷ lệ ước tính (%)

2011 630 5,00 2012 357 2,48 2013 570 4,18 2014 500 3,78 2015 407 3,15 2016 416 3,40 2017 356 2,95

Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và nồng độ PM2.5 được trình bày chi tiết qua các hình 3.16 – hình 3.22:

Hình 3.16: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2011 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (136 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 56 – 74 µg/m3.

Hình 3.17: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2012 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (86 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 47 – 62 µg/m3.

Hình 3.18: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2013 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (103 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 64 – 80 µg/m3.

RR trung bình RR cao RR thấp

Hình 3.19: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2014 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (131 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 29 – 48 µg/m3.

Hình 3.20: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2015 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (126 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 37 – 53 µg/m3.

RR trung bình RR cao RR thấp RR trung bình RR cao RR thấp

Hình 3.21: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2016 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (73 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ 42 – 55 µg/m3.

Hình 3.22: Mối liên hệ giữa nồng độ PM2.5 và số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2017 theo AQG

Số trường hợp có khả năng mắc bệnh tim mạch cao nhất (69 trường hợp) tập trung ở những ngày có nồng độ PM2.5 đạt 35 – 50 µg/m3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)