Xuất ứng dụng mô hình AirQ+ để đánh giá tác động của chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2.2.xuất ứng dụng mô hình AirQ+ để đánh giá tác động của chất lượng

lượng môi trường không khí đến sức khỏe.

Từ quá trình khảo sát hiện trạng số liệu quan trắc môi trường không khí và số liệu bệnh nhân tại 02 bệnh viện kết hợp với hưỡng dẫn của WHO về mô hình AirQ+, nghiên cứu đề xuất ứng dụng mô hình AirQ+ để đánh giá mối tương quan giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe theo sơ đồ hình 3.7:

a) Đề xuất mô hình

Hình 3.7: Đề xuất ứng mô hình AirQ+ và nguyên tắc hoạt động

Với nghiên cứu này, kết quả đầu ra dự kiến đánh giá tác động ngắn hạn của từng thông số PM2.5 và NO2 đối với nhóm bệnh hô hấp và tim mạch. Cụ thể là tính toán được số trường hợp có thể tránh được các bệnh hô hấp và tim mạch khi nồng độ các thông số xét đến đạt được theo các kịch bản đưa ra.

Cơ sở dữ liệu đầu

vào

•Số liệu quan trắc môi trường không khí xung quanh của các chất ô nhiễm theo ngày đối với các thông số PM2.5, NO2

•Dân số trung bình của khu vực xét đến

•Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp/ tim mạch

•Nguy cơ tương đối (RR) (sử dụng số liệu của WHO)

•Giá trị nồng độ giới hạn để xét các tác động

Đánh giá bộ số liệu

•Hiệu chỉnh bộ số liệu theo năm của các thông số PM2.5, NO2

•Tính toán tỷ suất mắc bệnh hô hấp và tim mạch (tính toán trên 100.000 dân)

•Đánh giá mối tương quan giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe con người.

Kết quả đầu ra

• Đánh giá tác động ngắn hạn: ước tính số trường hợp nhập viện với các tác động sức khỏe được xét đến:

• Hô hấp

b) Các bước chạy mô hình

Việc sử dụng mô hình AirQ+ để đánh giá tác động sức khỏe được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tạo Dữ liệu mới (Lựa chọn theo mục đích nghiên cứu)

-Ô nhiễm không khí xung quanh: PM2.5, NO2 -Ngắn hạn

-Địa điểm: Hanoi - Đánh giá tác động

Bước 2: Nhập số liệu đầu vào

- Nhập dữ liệu chất lượng môi trường theo ngày (định dạng .csv)

- Tổng số dân - Năm - Diện tích

Bước 3: Đánh giá tác động

- Tỷ lệ mắc bệnh (trên 100.000 dân) - Dân số có nguy cơ chịu tác động

- Nguy cơ tương đối (RR) - Nồng độ giới hạn (Theo AQG và QCVN)

Bước 4: Kết quả đầu ra

- Tỷ lệ phần trăm ước tính mắc bệnh - Số trường hợp ước tính có thể mắc bệnh

- Số trường hợp ước tính có nguy cơ mắc bệnh/100.000 dân

- Tỷ lệ tương ứng với những kịch bản ô nhiễm không khí khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 67 - 69)