3. Nội dung nghiên cứu
1.2.2. Số liệu đầu vào
Số liệu đầu vào để chạy mô hình AirQ+ được WHO quy định [28] gồm những số liệu sau:
Số liệu quan trắc môi trường không khí xung quanh/không khí trong nhà theo ngày/trung bình năm của các thông số PM2.5, PM10, NO2, O3 và BC. Mỗi năm phải có dữ liệu của 75% số ngày trở lên để đại diện tính toán cho khoảng thời gian xét đến. Dữ liệu được định dạng “.csv”.
Giá trị giới hạn các thông số
Tùy vào mục đích của các nghiên cứu mà lựa chọn giá trị giới hạn phù hợp. Hoặc người dung có thể tự đưa ra một mức giới hạn nhất định.
Số liệu dân số
- Dân số trung bình năm/giai đoạn xét đến. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi (0-4, 5-9,…)
- Số liệu dân số của nhóm tuổi tính đến giữa năm. Nguy cơ tương đối(Relative risk) [30]
Nguy cơ tương đối được tính toán bởi hàm đáp ứng nồng độ (CRF), trong đó liệt kê tác động sức khỏe của đối tượng xét đến trên mỗi đơn vị nồng độ của một chất gây ô nhiễm không khí cụ thể. Thông thường, các CRF này được thiết lập trong các nghiên cứu dịch tễ học.
Nguy cơ tương đối được mô hình hòa bằng hàm log-linear:
RR = exp[β(X – Xo)] (Công thức 1) Trong đó:
β = Biểu thị cho sự thay đổi của tỉ số nguy cơ cho mỗi đơn vị nồng độ X, được xây dựng từ các nghiên cứu dịch tễ;
X = Nồng độ chất ô nhiễm thời điểm cần xét (µg/m3);
Xo = Nồng độ nền/ Nồng độ đạt được theo mong muốn (µg/m3).
Tuy nhiên, AirQ+ cũng cung cấp một cách tính khác bằng việc đưa ra các giả định khác nhau về hàm đáp ứng nồng độ. Hàm linear-log được Bast Ostro (2004) công bố:
RR = [(X + 1)/(Xo+1)]β (Công thức 2) Trong đó, β biểu thị mức tăng mỗi đơn vị trong log (X) sẽ tạo ra mức tăng Y dự kiến của các đơn vị β.
Số liệu khám bệnh
- Số liệu nhập viện/tử vong của các bệnh về hô hấp và tim mạch. Có thể xét cụ thể cho các bệnh: viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thư phổi, đột quỵ.
- Số lượng ngày hoạt động ngoài trời bị hạn chế (RADs) khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí.
- Số lượng ngày làm việc bị mất của độ tuổi lao động