Các nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình AirQ+

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

3. Nội dung nghiên cứu

1.2.4. Các nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình AirQ+

Các nghiên cứu sử dụng mô hình AirQ+ trên thế giới đã cho thấy các kết quả nhất định giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe con người.

Từ trước năm 2016, các nghiên cứu ứng dụng mô hình AirQ đời đầu đã cho thấy một số kết quả về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe con người.

Bước 4: Kết quả đầu ra

- Tỷ lệ phần trăm

- Số trường hợp ngẫu nhiên của các trường hợp có thể mắc bệnh/tử vong - Số trường hợp quy trên 100.000 dân có nguy cơ

- Tỷ lệ các trường hợp trong mỗi loại nồng độ chất ô nhiễm không khí - Phân bố tích lũy bởi nồng độ chất ô nhiễm không khí

Goudarzi G và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu giữa tử vong do phơi nhiễm PM10 in Ahvaz, Iran trong năm 2009. Kết quả cho thấy khoảng 3% tổng số tử vong và tử vong do hô hấp xảy ra khi nồng độ PM10 trên 50 µg/m3. Tổng số tử vong do PM10 là 1.165 trường hợp. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, 13% tổng số tử vong do hô hấp là do nồng độ PM10 trên 20 µg/ m3 [32].

Nghiên cứu ảnh hưởng của sức khỏe do phơi nhiễm NO2 bằng mô hình AirQ tại Ahvaz, Iran của Mohammad Javad Mohammadi (2013) chỉ ra rằng 3% tổng số tử vong tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhập viện do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra khi nồng độ NO2 lớn hơn 20 µg/m3 [33].

Năm 2016, nghiên cứu đánh giá tác động sức khoẻ khi tiếp xúc ngắn hạn với NO2 ở Kermanshah, Iran sử dụng mô hình AirQ của nhóm tác giả Yusef Omidi và cộng sự cho thấy có 33 trường hợp tử vong do tim mạch (CM), 16 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính (MI), và 13 trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính (HACOPD) liên quan đến tiếp xúc NO2. Hơn nữa, 26,85% các tác động về sức khoẻ xảy ra vào những ngày mà mức NO2 không vượt quá 40 μg/m3. Đối với mỗi lần mức tăng NO2 thêm 10 μg/m3, nguy cơ nhiễm CM, MI và HACOPD tăng lần lượt lần lượt là 0,2%, 0,36% và 0,38% [34].

Từ năm 2017, các nghiên cứu về mối liên quan giữa chất lượng môi trường không khí đã ứng dụng phiên bản AirQ+.

Dự án nghiên cứu về môi trường và sức khỏe được thực hiện tại các thành phố của Iran giai đoạn 2013 – 2016. Mostafa Hadei và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu giữa ung thư phổi với phơi nhiễm PM2.5 bằng mô hình AirQ+. Kết quả cho thấy tổng số ca tử vong do ung thư phổi phơi nhiễm PM2.5 ở tất cả 10 thành phố trong 3 năm này ước tính có 864 trường hợp, trong đó cao nhất là ở Tehran với khoảng 407 trường hợp. Tổng số ca tử vong ở nam và nữ trong khoảng thời gian tương ứng 433 và 431 trường hợp. Mặc dù số ca tử vong do ung thư phổi ở Tehran cao nhưng các giá trị AP (Attributable proportion) ở các

Hopke và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ước tính tỷ lệ tử vong ngắn hạn do phơi nhiễm PM2.5 ở những người trên 30 tuổi bằng phần mềm AirQ+. Kết quả cho thấy, nồng độ trung bình hàng năm của thống số PM2.5 ở cả 10 thành phố đều cao hơn giá trị hướng dẫn của WHO là 10 µg/m3. Tổng số tử vong có thể xảy ra trong thời gian ba năm ở 10 thành phố này là 3284 (95% CI: 1207–5244). Số tử vong sớm hàng ngày trung bình được tính là 3. Số tử vong sớm nhất trong vòng ba năm được ước tính là 548 ở Tehran (Bảng 1.2). Các thành phố phía tây và phía nam của Iran bị bão bụi nặng và cho thấy tỷ lệ tử vong ước tính cao do ô nhiễm không khí. Tác động sức khỏe ở tất cả các thành phố giảm trong năm thứ ba so với năm đầu trừ Ahvaz, Khoram Abad và Ilam [36].

Bảng 1.2: Số tử vong sớm do phơi nhiễm ngắn hạn với PM2.5 với nhóm người trên 30 tuổi trong tháng 3 năm 2013 - tháng 3 năm 2016.

Nguồn: Spatial and Temporal Trends of Short-Term Health Impacts of PM2.5 in Iranian Cities

Yarahmadi M và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tử vong do phơi nhiễm dài hạn với các hạt mịn trong không khí. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tổng cộng, ung thư phổi và tử vong do tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) do phơi nhiễm lâu dài với PM2.5 ở người lớn trên 30 tuổi ở Tehran bằng phần mềm AirQ+. Kết quả cho thấy, nồng độ trung bình hàng năm của PM2.5 trong 2015 - 2016 đã giảm 13% so với năm 2013 - 2014. Số tử vong trung bình hàng năm của tất cả các ca tử vong tự nhiên, COPD và ung thư phổi do phơi nhiễm lâu dài với

PM2,5 ở người lớn trên 30 tuổi tướng ứng là 5073, 158 và 142 trường hợp. Kết quả cho thấy, các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm không khí ở Tehran đã đạt được kết quả nhất định và cần tiếp tục cải thiện hơn nữa để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh gây ra do ô nhiễm không khí [37].

Nghiên cứu đánh giá tác động tới sức khỏe do ô nhiễm không khí, tim mạch và hô hấp ở Khorramabad, Iran năm 2017 của Khaniabadi và cộng sự cho thấy, số trường hợp trên tổng số tử vong, tử vong do tim mạch, và tử vong do hô hấp ở RR trung tâm là 216, 114 và 23 tương ứng với PM10; 95, 92 và 15 tương ứng với SO2. Kết quả cho thấy 3,9% (95% CI: 3,3-4,5%) và 1,7% (95% CI: 1,3- 2,06%) tổng số tử vong liên quan đến nồng độ PM10 và SO2 vượt quá 10 μg/m3. Thêm vào đó, 4,2% (95% CI: 2,7- 9,05%) và 3,4% (95% CI: 0,78-5,0%) tử vong do tim mạch, và 6,2% (95% CI: 4,2-16,9%) và 4,2% (95% CI: 2,5-5,7%) tử vong do hô hấp do nồng độ PM10 và SO2 trên 10 μg/m3 tương ứng. Hơn nữa, 6,69% các tác động đến sức khoẻ do tiếp xúc PM10 và 4,58% tử vong do SO2

xảy ra trong những ngày có nồng độ cao hơn 100 μg/m3. Đối với PM10, nồng độ tăng lên 10 μg/m3, nguy cơ tử vong, tim mạch và hô hấp tăng tương ứng là 0,74; 0,5 và 0,8%. Đối với SO2, mỗi lần gia tăng nồng độ 10 μg/m3 làm tăng khoảng 0,8; 0,2 và 0,6% tổng tử vong, tử vong do tim mạch và tử vong do hô hấp [38].

Sasan Faridi và công sự (2017) đã tiến hành đánh giá tác động dài hạn của PM2.5 và O3 tại Tehran giai đoạn 2006 – 2015.

Nghiên cứu gần đấy nhất là của Gerardo Sanchez Martinez và cộng sự (2018) tại khu đô thị Skopje cũng ứng dụng mô hình AirQ+ để đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá tác động đến kinh tế của các ảnh hưởng này [39].

Tại Việt Nam hiện chưa có đề tài nào sử dụng mô hình AirQ+ để đánh giá ảnh hưởng của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe. Điều này càng làm luận văn có ý nghĩa, góp phần vào việc nghiên cứu sâu hơn tác động của ô

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 42 - 46)