Các nghiên cứu về tác động của chất lượng môi trường không khí đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

3. Nội dung nghiên cứu

1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của chất lượng môi trường không khí đến

theo đó là những thiệt hại về kinh tế do phải chi trả các chi phí khám chữa bệnh, chi phí gián tiếp do mất ngày công lao động của cả người bệnh và người chăm sóc. Theo số liệu ước tính, chi phí khám, chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm... đối với dân cư nội thành Hà Nội là hơn 1.500 đồng/người.ngày. Với 3,5 triệu dân nội thành Hà Nội, quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp là khoảng gần 2.000 tỷ đồng/năm [9].

Sự suy giảm chất lượng môi trường không khí đã làm xuất hiện và gia tăng các bệnh về đường hô hấp và tim mạch trong cộng đồng, bên cạnh đó cũng có rất nhiều các yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển các bệnh về đường hô hấp và tim mạch.

1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe sức khỏe

Một số nghiên cứu được thực hiện tại một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bước đầu cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe con người.

Năm 2010, một nghiên cứu thử nghiệm của tiến sĩ Ngô Thọ Hùng thuộc bộ môn Môi trường không khí tại Đại học Aarhus, Roskilde, Đan Mạch cùng các đồng nghiệp đã đưa ra được những ước lượng ban đầu về phơi nhiễm với PM10

và CO khi tham gia giao thông ở bốn con đường chính ở thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giá trị trung bình của nồng độ PM10 đạt tới 455 μg/m3, nồng độ đạt tới 580 μg/m3 khi đi xe máy, và 495 μg/m3 khi đi bộ, 408 μg/m3 khi di chuyển bằng ô tô, và 262 μg/m3 khi đi xe buýt. Các loại phương tiện khác nhau cùng với tình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau có thể dẫn tới những hậu quả khác nhau về sức khỏe khi người dân phơi nhiễm với không khí, và tác động này sẽ khác nhau so với cộng đồng ở Châu Âu hay Mỹ [23].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiếp xúc ngắn hạn với không khí bị ô nhiễm đến tỉ lệ nhập viện của trẻ em bị nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới do tổ chức HEI (Health Effects Institute) thực hiện trong chương trình “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe” của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ năm 2012 là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tập trung vào điều tra mối liên hệ giữa mức độ trung bình ô nhiễm không khí hàng ngày và tình trạng nhập viện vì viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới (ALRI) ở trẻ em. Kết quả cho thấy phơi nhiễm với không khí bị ô nhiễm làm tăng số lượng trẻ nhập viện trong mùa khô (tháng 11 đến tháng 4), mà NO2 và SO2 là nguyên nhân chính. Sự gia tăng nguy cơ mắc ALRI dao động từ 7 % đến 18 % mỗi khi khí NO2 tăng 10 μg/m3 [24].

Năm 2017, Nguyễn Thị Trang Nhung và đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu tác động của ô nhiễm không khí đối với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em trong giai đoạn năm 2007 - 2014. Kết quả cho thấy, tỷ lệ rủi ro do viêm phổi ở trẻ với thông số NO2 là lớn nhất RR = 1,061 (1,025-1,098). Với NO2, tỷ lệ nhập viện điều trị viêm phổi ở trẻ từ 1–5 tuổi là cao nhất RR = 1,100 (1,041–

đông (tháng 11 – tháng 3 năm sau) với các thông số PM1, PM2.5, PM10, SO2. Tỷ lệ viêm phế quản và hen suyễn ở trẻ cao nhất với thông số PM1 RR = 1,058 (1,008 – 1,111) [25].

Cũng năm 2017, Nguyễn Thế Đức Hạnh đã tiến hành nghiên cứu của hiện tượng nghịch nhiệt đến sức khỏe cộng đồng tại thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tấn suất trung bình số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị trong những ngày nghịch nhiệt cao hơn những ngày bình thường không có xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt. Đánh giá tương quan về bộ số liệu cho thấy, số ngày xả ra hiện tượng nghịch nhiệt càng tăng thì số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại 2 bệnh viện cũng tăng theo [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 36 - 38)