Đánh giá chung diễn biến chất lượng môi trường không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.3.Đánh giá chung diễn biến chất lượng môi trường không khí

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 cho thấy, tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, hàm lượng bụi luôn duy trì ở ngưỡng cao, vượt quá giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT [9]. Đề tài thực hiện đánh giá chất lượng môi trường không khí qua 02 thông số PM2.5 và NO2, đặc biệt là thông số PM2.5.

Biểu diễn diễn biến nồng độ PM2.5 trung bình năm giai đoạn 2011 - 2017 ở hình 3.2. Kết quả cho thấy, nồng độ bụi trung bình năm tại thành phố Hà Nội liên tục trong giai đoạn 2011- 2017 luôn vượt ngưỡng cho phép được quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Trong đó, hàm lượng bụi PM2.5 vượt từ 1,5 - 2,6 lần QCCP.

Hình 3.2: Diễn biến nồng độ PM2.5 trung bình năm giai đoạn 2011 - 2017

Kết quả tính toán, thống kê trên cơ sở từ bộ số liệu gốc ở Phụ lục 1B cho thấy số ngày có hàm lượng bụi đo vượt quá ngưỡng cho phép trong QCVN 05:2013/BTNMT vẫn chiếm tỉ lệ lớn.

Hình 3.3: Thống kê số ngày có nồng độ PM2.5 trung bình 24h không đạt QCVN 05:2013/BTNMT giai đoạn 2011 – 2017

Hình 3.3 thể hiện số ngày có hàm lượng PM2.5 giai đoạn 2011 - 2017 vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT. Qua kết quả thống kê, có thể thấy năm 2011 có số ngày đo hàm lượng bụi vượt QCCP là nhiều nhất. Những năm gần đây, số ngày có hàm lượng PM2.5 vượt QCCP có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỉ lệ

145 285 179 267 287 207 264 213 81 185 98 65 119 96 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số n gày Năm

cao, khoảng từ 10 - 50% so với cả năm. Đặc biệt, năm 2011 và 2013, số ngày có hàm lượng PM2.5 vượt QCCP chiếm đến hơn 50% số ngày quan trắc trong cả năm đó.

Ngoài ra, nồng độ bụi cũng thay đổi qua các tháng trong năm, hình 3.4 đã cho thấy, hàm lượng bụi trung bình thường tập trung chủ yếu vào các tháng mùa đông, ít mưa (tháng 11 đến tháng 3 năm sau), các tháng còn lại có hàm lượng bụi trung bình thấp hơn.

Hình 3.4: Diễn biến trung bình nồng độ PM2.5 theo các tháng giai đoạn 2011 – 2017 tại Hà Nội

Thông qua thống kê về số ngày có hàm lượng PM2.5 vượt quy chuẩn cho phép và hàm lượng trung bình nồng độ PM2.5 trong không khí, trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017, chất lượng môi trường không khí tại thành phố Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Nguyên nhân là do có các hoạt động phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, …và dân số khu vực ngày một tăng cao, đây là những nguyên nhân chính khiến cho ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi tại thành phố Hà Nội có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.

liên tục trong giai đoạn 2011- 2015 luôn vượt ngưỡng cho phép được quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Hình 3.5: Diễn biến nồng độ NO2 trung bình năm giai đoạn 2011 – 2015

Kết quả cho thấy, nồng độ NO2 có xu hướng tăng qua các năm. Theo như các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân phát sinh chủ yếu NO2 là từ động cơ của các phương tiện giao thông. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải năm 2015, số lượng xe con tăng bình quân 17,23%/năm, số lượng xe gắn máy tăng bình quân 11,02%/năm [9]. Với tốc độ gia tăng như vậy, việc nồng độ NO2

trong khí quyển tăng là điều đã được dự báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng mô hình airq đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố hà nội (Trang 57 - 60)