Biểu hiện kỹ năng tự học của sinh viên ngành Tâm lý học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tự học của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Sự biểu hiện KNTH của sinh viên được thể hiện qua bốn thành tố: nhận thức về tự học, lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức và sử dụng kỹ năng bổ trợ cho tự học.

(1) Nhận thức về tự học, được biểu hiện qua các tiêu chí:

− Sinh viên nhận thức được việc tự học phải do bản thân tự tổ chức lấy.

− Sinh viên nhận thức được trong tự học, kiến thức phải được lĩnh hội rồi đem áp dụng vào bản thân và cuộc sống.

− Sinh viên nhận thức được tự học sẽ giúp bản thân: hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi phẩm chất.

− Sinh viên nhận thức được tự học thuộc trách nhiệm của bản thân, người khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

− Sinh viên nhận thức được tự học phải là việc cần duy trì suốt đời.

(2) Lĩnh hội kiến thức, được biểu hiện thông qua việc đọc tài liệu và tiêu hóa

kiến thức, như sau:

Đọc tài liệu: bao gồm việc tìm chọn tài liệu cho phù hợp và việc đọc tài liệu sao cho hiệu quả.

Để tìm chọn được những tài liệu chất lượng, có thể dựa vào các yếu tố: • Uy tín của tác giả.

Xem qua phần mục lục (tóm tắt) và giới thiệu của tài liệu.

Tìm hiểu những bình luận, phản hồi về tài liệu.

Và nhờ người uy tín giới thiệu.

tìm ý chính, đọc chậm để hiểu nội dung, hay đọc rất chậm để hiểu kỹ một nội dung khó. (Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến, 2012). Tuy nhiên, dù là đọc theo kiểu nào thì cũng cần sử dụng những biện pháp nhằm tối ưu hóa, bao gồm:

Trước khi đọc, cần xác định rõ rằng đọc để làm gì.

Trong lúc đọc, cần đánh dấu - tô màu, gạch chân những chỗ quan trọng.

Ghi chú lại những thông tin quan trọng ra một nơi riêng.

Tự tóm tắt, sơ đồ hóa vấn đề sau khi đọc.

Phản biện những chỗ bản thân cảm thấy chưa thỏa đáng, còn ngờ vực.

Rút ra bài học, hoặc định rõ việc thực hành, vận dụng, ứng dụng.

Tiêu hóa kiến thức: Việc tiêu hóa kiến thức diễn ra khi chủ thể thực hiện các quá trình tư duy như sau:

Hay suy ngẫm về một nội dung kiến thức nào đó.

Đặt một nội dung kiến thức trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Liên kết một thông tin, sự kiện với các thông tin, sự kiện khác.

So sánh, đối chiếu những vấn đề với nhau.

Đưa ra những nhận định, kết luận của riêng mình.

(3) Vận dụng kiến thức, được biểu hiện qua việc sinh viên đem kiến thức tự học

được đi giải quyết vấn đề của bản thân, chinh phục mục tiêu nghề nghiệp, cũng như giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách có hiệu quả.

− Quá trình vận dụng kiến thức được biểu hiện qua:

Sinh viên biết rõ kiến thức đã học sẽ dùng vào đâu và như thế nào.

Sinh viên đem kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống (việc học hành, mục tiêu nghề nghiệp, việc của bản thân, người xung quanh, v.v.)

Sinh viên nhận thấy có các phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình giải quyết vấn đề và tiến hành phân tích chúng để tìm cách khắc phục.

Sinh viên tiếp tục kiên trì giải quyết vấn đề.

− Độ hiệu quả của sự vận dụng được biểu hiện qua: • Năng lực cũ của sinh viên được cải thiện.

Năng lực mới của sinh viên được hình thành.

Thế giới quan, nhân sinh quan của sinh viên được thay đổi theo chiều hướng tích cực dần.

Sự thay đổi hành vi bản thân, thói quen sinh hoạt của sinh viên theo hướng tích cực hơn.

Sự thay đổi trong tình cảm, thái độ của sinh viên về bản thân, người khác và cuộc sống theo hướng tích cực hơn.

Sinh viên lạc quan hơn, tin yêu cuộc sống hơn.

(4) Sử dụng kỹ năng bổ trợ cho tự học, được biểu hiện qua kỹ năng đặt câu hỏi

bản chất và kỹ năng lập kế hoạch tự học.

Kỹ năng đặt câu hỏi bản chất: gồm việc đặt câu hỏi dựa trên nền tảng cấu trúc tư duy (Richchard Paul, Linda Elder, 2016) và dựa trên nguyên tắc 5W1H. Dựa trên nền tảng cấu trúc tư duy bao gồm:

Câu 1. Đâu là các mục đích, mục tiêu của bài học hay bộ môn này?

Câu 2. Những vấn đề nào đóng vai trò trung tâm?

Câu 3. Những khái niệm nào đóng vai trò nền tảng?

Câu 4. Những thông tin nào mang tính bản chất?

Câu 5. Tôi cần tiếp cận theo hướng nào để học cách lập luận cho môn này?

Câu 6. Tính khoa học của bộ môn này dựa trên giả thuyết nào?

Câu 7. Trong bộ môn này, tôi cần học cách lập luận như thế nào?

Câu 8. Môn học này đưa tôi tới đâu?

Tiếp cận dựa trên nguyên tắc 5W1H, là hướng tiếp cận khá phổ biến. 5W các từ để hỏi: What, Where, When, Who và Why; 1H là How. Theo đó, các câu hỏi được đưa vào sáu nhóm như sau:

What: Vấn đề ở đây là gì?

Where: Vấn đề nằm ở đâu?

When: Trong bao lâu? Thời điểm nào?

Who: Ai sẽ chủ nhiệm việc này?

Why: Tại sao?

How: Phải làm như thế nào?

− Kỹ năng lập kế hoạch tự học, bao gồm các biểu hiện:

Sinh viên đặt ra mục tiêu chung trong tự học với thời hạn cụ thể.

Sinh viên phân tích yêu cầu của nội dung học và xác định các nguồn lực hiện có: thời gian, tài liệu, công cụ, phương tiện.

Sinh viên chia nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu con kèm theo thời hạn cho chúng.

Sinh viên lên kế hoạch hành động cụ thể, theo từng tháng, từng tuần, từng ngày.

Sinh viên điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện.

Sinh viên tối ưu hóa việc lập và quản lý kế hoạch thông qua việc sử dụng những công cụ hỗ trợ như là các phần mềm Microsoft Word, Excel, các sơ đồ tư duy, giản đồ ý, sơ đồ Gantt, v.v.

Trên đây là những biểu hiện của kỹ năng tự học của sinh viên Tâm lý học được đưa ra trên nền tảng khái niệm KNTH, kế thừa một số lý thuyết liên quan và được người nghiên cứu phát triển thêm cho phù hợp với góc độ tiếp cận và điều kiện nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tự học của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)