Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tự học của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 137)

b. Cơ sở thực tiễn

3.3.2 Nội dung biện pháp

Dựa trên những cơ sở đã nêu và dựa trên những điều kiện về nguồn lực hiện tại, người nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM như sau:

Biện pháp này nhằm giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của tự học và tương lai (tuyệt vời) mà việc học tập chuyên môn của họ đang hướng đến. Một khi nhận thức được khai thông cùng với động cơ đủ mạnh, sinh viên sẽ huy động và sử dụng hiệu quả năng lượng và nguồn lực họ đang có cho việc tự học. Những biện pháp thực hiện đề xuất là:

− Khoa TLH tổ chức các buổi Tọa đàm, giao lưu định kỳ mỗi năm 1-2 lần (cố định thời gian) giữa Thầy Cô với sinh viên về chủ đề Tự học. Trong chương trình này, sinh viên sẽ được nghe kinh nghiệm về tự học từ các Thầy Cô của mình, từ các thế hệ anh chị khóa trước (là khách mời). Chính những kinh nghiệm này sẽ tác động đến nhận thức của sinh viên về tự học.

− Khoa TLH (kết hợp) tổ chức định kỳ hằng năm cuộc thi hùng biện về chủ đề Tự học trên phạm vi toàn khoa, toàn trường, hay toàn thành phố. Điều này giúp tạo hiệu ứng lan truyền rộng vấn đề tự học với sinh viên.

Biện pháp 2: Trang bị kỹ năng bổ trợ cho tự học: KN lập và quản lý kế hoạch tự học và kỹ năng đặt câu hỏi bản chất.

Biện pháp này nhằm giúp sinh viên biết phải lập và quản lý kế hoạch tự học như thế nào, làm thế nào để đặt câu hỏi đúng bản chất. Những hoạt động được đề xuất là: − Khoa TLH xây dựng (hoặc đặt hàng) tài liệu hướng dẫn về Phương pháp lập và quản lý kế hoạch tự học và Phương pháp đặt câu hỏi bản chất trong học thuật chuyên biệt cho sinh viên Tâm lý học.

− Khoa TLH tổ chức khóa học ngắn hạn thường xuyên về: Phương pháp lập và quản lý kế hoạch tự học, Phương pháp đặt câu hỏi bản chất trong học thuật.

Ngoài ra một số hoạt động hỗ trợ khác là:

− Khoa TLH khoa tổ chức đo lường kỹ năng tự học cho sinh viên TLH hằng năm, từ đó có những lời khuyên hay giải pháp phù hợp để giúp họ.

− Phía trường hỗ trợ cải tiến cơ sở vật chất tại các khu tự học (nhất là tại cơ sở chính) như: lắp đặt hệ thống wifi đủ mạnh tại tất cả cơ sở, đặc biệt là khu tự học, hệ thống quạt gió, hệ thống che mưa, và tăng cường an ninh, đảm bảo không ô nhiễm tiếng ồn tại khu tự học của trường.

Tiểu kết chương 3

Chương này đã đi trả lời cho câu hỏi: Thực trạng KNTH của SV ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM đang ở mức nào? Có hay không sự khác biệt KNTH theo giới tính, thời lượng tự học, khóa đào tạo cũng như học lực của SV?

Thứ nhất, về thực trạng chung. KNTH của SV ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM ở mức cao, và cao nhất thuộc về sinh viên năm nhất. Kết quả này cũng đã bác bỏ giả thiết nghiên cứu ban đầu, tức KNTH của SV ngành Tâm lý học tốt hơn so với người nghiên cứu đã nhận định. Đây là một dấu hiệu tốt, khả quan về năng lực và phẩm chất của thế hệ SV Tâm lý học. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều trọng trách trong ngành cũng như ngoài xã hội mà các bạn sẽ phải gánh vác.

Thứ hai về sự khác biệt KNTH giữa các nhóm khách thể. Kết quả cho thấy KNTH không phụ thuộc vào giới tính, học lực của sinh viên, nhưng có phụ thuộc vào thời lượng tự học cũng như khóa sinh viên. Trong đó, SV có thời lượng tự học càng ít thì kết quả KNTH càng thấp; SV năm nhất có KNTH cao hơn năm hai.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng, người nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên như: tổ chức tọa đàm, khóa học, cuộc thi hùng biện, v.v về KNTH; cũng như cải tiến cơ sở vật chất để tạo điều kiện tự học tốt hơn cho sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau sáu tháng thực hiện, nghiên cứu đã đến được mục đích đã đặt ra, đã cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ đưa ra ban đầu về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt lý luận, dựa trên nền tảng lý thuyết về học và tự học, kết hợp với những

nghiên cứu trước đây, đề tài đã xây dựng được khung lý luận cho kỹ năng tự học của sinh viên. Theo đó, KNTH được xem xét qua bốn thành tố gồm: Nhận thức về tự học, lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức và sử dụng KN bổ trợ cho tự học (gồm KN lập kế hoạch tự học và KN đặt câu hỏi bản chất). Từ đó, công cụ đo KNTH đã được xây dựng với tổng số 64 Items dành riêng cho SV ngành Tâm lý học. Đi kèm thang đo là cách thức tính điểm mỗi thành tố, điểm trung bình cho KNTH, cũng như phân chia các khoảng điểm ứng với mỗi mức độ kỹ năng. Thang đo được kiểm định độ tin cậy thông qua Cronbach’s alpha, tất cả các biến đều có hệ số alpha trong vùng cho phép (trên 0.6), và đa số trên 0.8. Đây là một đóng góp chính về mặt lý luận của đề tài.

Về mặt thực tiễn, kết quả thực trạng KNTH đã bác bỏ giả thiết được đưa ra ban

đầu. Nghĩa là KNTH của SV ngành TLH trên thực tế đang ở mức cao, không phụ thuộc vào giới tính, và trội hơn ở năm nhất. Trong khi các nghiên cứu tương tự trước đây (của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, 2013) thì cho kết quả thấp hơn. Cho thấy thế hệ SV ngành TLH hiện tại đã có kỹ năng tự học tốt hơn trước đây. Sự khác biệt này có thể đến từ: tự ý thức của SV, điểm đầu vào, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất của nhà trường, v.v. Tuy nhiên, để có thể kết luận chính xác nguyên nhân nào đã tạo ra sự khác biệt thì cần những nghiên cứu chuyên biệt hơn để làm rõ.

Kết quả thực trạng KNTH của SV TLH cũng là đóng góp chính của đề tài. Đây là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng sinh viên TLH, cơ sở để cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cũng như nâng cấp cơ sở vật chất để nâng cao KNTH nói riêng và chất lượng sinh viên sau ra trường nói chung.

Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế là:

(1) Mẫu nghiên cứu được chọn thuận tiện, không theo nguyên tắc ngẫu nhiên; (2) Việc khảo sát được thực hiện trực tuyến, người nghiên cứu không trực tiếp hướng dẫn cũng như giám sát;

Và (3) Nghiên cứu chưa đi sâu phân tích nguyên nhân những con số.

2. Kiến nghị

2.1Đối với sinh viên ngành Tâm lý học

− Thứ nhất, sinh viên cần chủ động hơn nữa trong việc tự học, tự tìm tòi những phương pháp học tập, kỹ năng học tập trong sách, trên internet để tự trau dồi năng lực cho bản thân.

− Thứ hai, luôn học tập và làm việc dựa trên kế hoạch, nhất là kế hoạch dài hạn đến 5 năm trở lên, đặc biệt: phải xác định được mục tiêu cuộc đời.

− Thứ ba, luôn gắn việc học của bản thân với sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ người khác. Vì vậy, luôn trong tâm thế sẻ chia những điều mình biết, những cuốn sách hay, những khóa học giá trị đến bạn bè và người xung quanh.

2.2Đối với trường ĐH Sư phạm và Khoa Tâm lý học

− Thứ nhất, trường ĐH Sư phạm cần chỉ đạo, hỗ trợ Khoa Tâm lý học tổ chức những buổi tọa đàm, cuộc thi, chuyên đề hay mở khóa học về kỹ năng tự học. − Thứ hai, trường ĐH Sư phạm cần chỉ đạo cải tiến cơ sở vật chất tại các khu tự học, tăng giờ mở cửa, cũng như hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên đến mức có thể trong việc tự học.

− Thứ ba, trường chỉ đạo một đơn vị sẽ thực hiện kiểm tra năng lực tự học cho SV toàn trường hằng năm nhằm căn cứ vào đó đưa ra những giải pháp cũng như điều chỉnh phương pháp và chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, dưới góc độ nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu này cũng như thực tiễn, một số vấn đề được đặt ra là:

Nếu nghiên cứu vấn đề KNTH của SV TLH được tiếp cận theo phương pháp khác thì liệu kết quả cho ra có như nhau?

cách đây 5 năm?

Liệu rằng, việc có KNTH ở mức cao hoặc rất cao có quyết định những SV này về: sự thành công, mức thu nhập, cuộc sống hạnh phúc, hay năng lực nghề nghiệp của họ hay không? Nếu có, thì trọng số là bao nhiêu?

Đây cũng là những kiến nghị từ tác giả cho những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề tự học. Ở góc độ kết quả, kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc tự học cho SV nói riêng và mọi công dân Việt Nam nói chung. Ở góc độ học thuật, kỳ vọng rằng nền khoa học của Việt Nam sẽ đi ra và hội nhập tốt trên trường quốc tế. Tất cả hướng đến lý tưởng chung: khoa học dẫn đường, giáo dục phát triển, xã hội văn minh, toàn dân hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Hiện, Vũ Văn Giao, Ng.H. Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa.

2. Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên. (2018). Khảo sát mức độ biểu hiện năng lực tự học môn hóa học của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, 36-38.

3. Chương trình Phát triển LHQ & Viện Hàn lâm KHXH-VN. (2015). Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm. Nxb Khoa học Xã hội.

4. Đào Thị Nguyên Hoàng. (2017). Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. Tp Hồ Chí Minh: ĐH Sư phạm Tp.HCM.

5. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm. (1998). Lịch sử giáo dục thế giới. Nxb Giáo dục.

6. Hoàng Phê. (2016). Từ điển tiếng Việt. Nxb Hồng Đức.

7. Hoàng Thu Phương. (2018). Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học môn “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tạp chí Giáo dục, 50-53.

8. Hội Khai Trí Tiến Đức. (1931). Việt Nam Tự Điển. Sài Gòn.

9. Huỳnh Văn Sơn. (2012). Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm.

10.Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân. (2015). Tâm lý học đại cương. Tp Hồ Chí Minh: Nxb ĐHSP.

11.Lê Thị Yến Thanh. (2015). Hành vi vượt khó trong hoạt động học tập của sinh viên trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. Tp Hồ Chí Minh: ĐH Sư phạm Tp.HCM. 12.Lê Thúy Mai. (2017). Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học trường Đại học Thủ đô Hà Nội qua phân môn lịch sử.

Tạp chí Giáo dục, 43-46.

13.N.A. Rubakin. (1984). Tự học như thế nào? Hà Nội: Nxb Thanh niên.

ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. Tp Hồ Chí Minh: ĐH Sư phạm Tp.HCM.

15.Nguyễn Cảnh Toàn. (1997). Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học, Nxb. Giáo dục. Nxb Giáo dục.

16.Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến. (2012). Xã hội học tập-Học tập suốt đời và các kỹ năng tự học. Hà Nội: Nxb Dân trí.

17.Nguyễn Công Khanh. (2012). Phương pháp giáo dục gái trị, kỹ năng sống giúp bạn gặt hái sự thành công. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

18.Nguyễn Duy Bình, Nguyễn Ngọc Bích. (2016). những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học môn Toán B ở trường Đại học Vinh theo phương thức đào tạo tín chỉ, liên thông đa ngành. Tạp chí Giáo dục, 22-25.

19.Nguyễn Duy Cần. (2013). Tôi Tự Học. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.

20.Nguyễn Hiến Lê. (2018). Tự học-một nhu cầu thời đại. Nxb Văn hóa văn nghệ. 21.Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành. (1992). Vấn đề kỹ năng và kỹ năng

học tập. Trường ĐHSP Hà Nội I.

22.Nguyễn Thanh Thủy. (2016). Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên - nhu cầu thiết yếu trong đào tạo ngành Sư phạm. Tạp Chí khoa học -Đại học Đồng Nai, Số 3(2354-1482), 10-16.

23.Nguyễn Thị Hiền. (2016). Thực trạng tự học của sinh viên khoa địa lí, trường đại học Sư phạm – đại học Huế theo phương thức đào tạo tín chỉ. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, 34-42.

24.Nguyễn Thị Oanh . (2006). Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. Tp Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.

25.Nguyễn Thị Thu Huyền. (2013). Thực trạng kĩ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm Tp.HCM.

26.Nguyễn Thị Thu Trang. (2017). Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên trường đại học Đồng Nai. Tạp chí Khoa học-ĐH Đồng Nai, 49-59.

27.Nguyễn Tuấn Lê. (2017). Những giải pháp cơ bản góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học viên ở các trường Đại học Quân sự. Tạp chí Giáo dục, 17- 19.

28.Ngyễn Thị Bích Hạnh. (2010). Nghiên cứu kỹ năng tự học ở trên lớp của sinh viên sư phạm. Tp. Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm Tp.HCM.

29.Phạm Thị Hồng Tú. (2018). Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trong dạy học học phần “Lí luận dạy học Sinh học”. Tạp chí Giáo dục, 48-52; 56.

30.Phạm Văn Cường. (2010). Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 105-108.

31.Richchard Paul, Linda Elder. (2016). Cẩm nang Tư duy đặt câu hỏi bản chất.

Tp Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp TP. HCM.

32.Trần Lương. (2018). Thực trạng kĩ năng lập kế hoạch tự học của sinh viên trường đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, 119-129.

33.Trần Thị Thu Ba. (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên khoa tiếng pháp, trường đại học ngoại ngữ, Đại học Huế. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, 120-129.

34.Võ Thị Ngọc Lan, Lê Thị Phượng Hoàng. (2017). Hoạt động tự học của sinh viên năm nhất khoa điện tử - viễn thông trường đại học Sài Gòn. Tạp chí Khoa học, 108-118.

35.Vũ Thị Nho. (1999). Tâm lý học phát triển. Hà Nội: Nxb ĐH Quốc gia HN. 36.Vũ Trọng Rỹ. (1994). Một số vấn đề về lý luận và rèn luyện kỹ năng học tập

cho học sinh. Hà Nội: Viện Khoa học Giáo dục.

Tài liệu tiếng Anh:

37. Afsaneh Dehnada, Fariba Afsharianb, Fatemehe Hosseinic, Seyyed Kamran Soltani Arabshahid, Shoaleh Bigdeli. (2014). Pursuing a definition of self- directed learning in literature from 2000-2012. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 5184 – 5187.

38.Ana-Maria Cazan, Bianca-Andreea Schiopca. (2014). Self-directed learning, personality traits and academic achievement. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 640 – 644.

39.Anchalee Suknaisith. (2014). The results of Self-Directed Learning for Project Evaluation Skills of Undergraduate students. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 1676 – 1682.

40.Badli Esham Ahmad, Faizah Abdul Majid. (2014). Face in self-directed learning: The journey of a highly self-directed Malay adult learner. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 2717 – 2721.

41.Emine Senyuva, Hülya Kaya. (2014). Effect self directed learning readiness of nursing students of the web based learning. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 386 – 392.

42.Gui Fang Yang, Xiao Ying Jiang. (2014). Self-directed learning readiness and nursing competency among undergraduate nursing students in Fujian province of China. International journal of nursing sciences, 255-259.

43.Jaemjan Sriarunrasmeea, Wawta Techataweewanb, Rattiya Panichkul Mebusaya. (2015). Blended Learning Supporting Self-Directed Learning and

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tự học của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)