Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tự học của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 48)

− Thu thập, lựa chọn các tài liệu như: những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên sách, tạp chí. Hay là các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, được lưu trữ tại thư viện hoặc được đăng tải trên các website.

− Những thông tin, dữ liệu từ những nguồn tài nguyên này được tác giả phân tích, tổng hợp hóa và khái quát hóa. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu.

− Ngoài ra, một số tư liệu cũng được dùng vào việc lý giải, so sánh, đánh giá kết quả, và đề xuất biện pháp cho vấn đề nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích a. Mục đích

Xác định thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM thông qua bốn thành tố: nhận thức về tự học, lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức và sử dụng kỹ năng bổ trợ tự học.

b. Nguyên tắc

Khách thể tham gia khảo sát độc lập trả lời bảng hỏi độc lập bằng quan điểm cá nhân. Bảng hỏi được thiết kế với các câu trả lời đã có các phương án có sẵn, khách

thể lựa chọn phương án phù hợp với bản thân.

c. Nội dung đánh giá

Kỹ năng Tự học được đánh giá qua bốn thành tố, một số thành tố được chia ra các cấp độ nhỏ hơn, cũng như số Item cho mỗi tiểu thành tố, được trình bày trong bảng 2.2. (Xem thêm ở Phụ lục 1). Bảng 2.2. Hệ thống các thành tố của kỹ năng tự học TT Thành tố của kỹ năng tự học Số Items Ghi chú Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 1 Nhận thức về tự học 5 Câu 1 2 Lĩnh hội kiến thức KN đọc tài liệu.

KN tìm chọn tài liệu. 5 Câu 2.1

KN tối ưu hóa việc đọc tài

liệu. 6 Câu 2.2

KN tiêu hóa kiến thức. 6 Câu 3

3 Vận dụng kiến thức

Các biểu hiện vận dụng. 5 Câu 4

Độ hiệu quả của vận

dụng.

Qua đánh giá của người khác. 6 Câu 5

Bản thân tự đánh giá. 7 Câu 6

4 Sử dụng kỹ năng bổ trợ

Kỹ năng đặt câu hỏi bản

chất.

Theo cấu trúc tư duy. 8 Câu 7.1

Theo nguyên tắc 5W1H. 6 Câu 7.2

Kỹ năng lập kế hoạch tự

học

Quy trình lập kế hoạch. 8 Câu 8.1

Tối ưu hóa kế hoạch. 2 Câu 8.2

Như vậy, kỹ năng tự học được xem xét dưới dạng một hệ thống các thành tố theo sơ đồ hình 2.1.

Hình 2.1. Hệ thống thành tố KNTH

d. Độ tin cậy bảng hỏi

Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng hệ số Alpha để đo độ tin cậy của bảng hỏi, với mức độ chấp nhận là α≥ 0,6. Cụ thể, hệ số α của các biến được trình bày trong bảng 2.3. KN TỰ HỌC NHẬN THỨC Gồm 5 tiêu chí đánh giá LĨNH HỘI Đọc tài liệu Tìm chọn tài liệu

Tối ưu hóa việc đọc

Tiêu hóa kiến thức VẬN DỤNG Biểu hiện vận dụng Hiệu quả vận dụng Người khác đánh giá Bản thân đánh giá KỸ NĂNG BỔ TRỢ Đặt câu hỏi bản chất Theo cấu trúc TD Theo nguyên tắc 5W1H Lập kế hoạch TH Quy trình lập KH

Bảng 2.3. Hệ số alpha của bảng hỏi TT Thành tố của kỹ năng tự học Hệ số Alpha Số Item Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 1 Nhận thức về tự học 0,85 5 2 Lĩnh hội kiến thức KN đọc tài liệu. KN tìm chọn tài liệu. 0,62 5

KN tối ưu hóa việc đọc tài

liệu. 0,74 6

KN tiêu hóa kiến thức. 0,80 6

Chung cả thành tố 2 0,78 3 Vận dụng kiến thức Các biểu hiện vận dụng. 0,80 5 Độ hiệu quả của vận dụng.

Qua đánh giá của người

khác. 0,80 6 Bản thân tự đánh giá. 0,84 7 Chung cả thành tố 3 0,82 4 Sử dụng kỹ năng bổ trợ Kỹ năng đặt câu hỏi bản chất.

Theo cấu trúc tư duy. 0,86 8

Theo nguyên tắc 5W1H. 0,91 6

Kỹ năng lập kế hoạch tự

học

Quy trình lập kế hoạch. 0,86 8

Tối ưu hóa kế hoạch*. − 2

Chung cả thành tố 4 0,81

(*) Yếu tố này chỉ có 2 Item nên không đo hệ số alpha

Như vậy, các tiểu thành tố đều có hệ số Alpha lớn hơn 0,60, bảng hỏi đạt chuẩn tin cậy để thu thập số liệu.

e. Cách tính điểm

− Điểm trung bình chung cho KNTH được tính trung bình theo điểm số các thành tố. Với các thành tố có chia cấp độ nhỏ hơn, thì điểm số mỗi thành tố

cấp 1 được tính bằng điểm trung bình của các tiểu thành tố cấp độ 2; và điểm thành tố cấp độ 2 thì lại được tính bằng điểm trung bình các tiểu thành tố cấp độ 3.

− Thang điểm 5 được sử dụng chung cho toàn bảng hỏi, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

− Mỗi Item trong bảng hỏi được cho điểm tương ứng với mức độ lựa chọn của khách thể. Cụ thể được trình bày trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thang phản hồi, tần suất và mức điểm

Thang Phản hồi Tần suất Điểm số

Các mức độ

Rất không đồng ý Hiếm khi 1

Không đồng ý Ít khi 2

Phân vân Thỉnh thoảng 3

Đồng ý Thường xuyên 4

Rất đồng ý Rất thường xuyên 5

f. Cách đánh giá

Mức độ KNTH được đánh giá dựa vào điểm số đạt được theo năm mức độ. Căn cứ vào điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, người nghiên cứu chia điểm số ra làm năm khoảng đều nhau, độ dài mỗi khoảng là 0.8 điểm, và mỗi mức độ ứng với một khoảng điểm được trình bày trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Mức độ KNTH với khoảng điểm tương ứng

TT Mức độ Khoảng điểm 1 Mức kém Dưới 1,80 2 Mức thấp Từ 1,80 đến dưới 2,60 3 Mức trung bình Từ 2,60 đến dưới 3,40 4 Mức cao Từ 3,40 đến dưới 4,20 5 Mức rất cao Từ 4,20 đến 5,00

g. Xử lý số liệu

Dữ liệu thu được sau khảo sát được số hóa và được xử lý bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu này sử dụng thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. Cụ thể:

− Thống kê mô tả được dùng để tính toán các thông số các thành tố của KNTH như: điểm trung bình, tỉ lệ, trung vị, độ lệch chuẩn, v.v.

− Các phép thống kê suy luận được sử dụng gồm:

Phân tích so sánh: Dùng phép so sánh giá trị trung bình để so sánh các giá trị trung bình giữa các nhóm khách thể, với mức tin cậy 95%. Ở đây sử dụng kiểu so sánh T-Test cho hai nhóm và Anova cho ba nhóm trở lên.

Phân tích tương quan – Pearson: được dùng để xác định mức độ tương quan giữa KNTH với một số yếu tố.

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích

Thu thập thêm thông tin của sinh viên về KNTH sau khi khảo sát bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm một số thông tin, làm cơ sở bổ sung để lý giải thực trạng.

b. Nội dung

Tìm hiểu về những suy nghĩ, quan điểm, nhận định của sinh viên xoay quanh vấn đề KNTH. Đó là những nội dung như:

− Sinh viên đã biết gì về KNTH, và qua nguồn nào.

− Sinh viên tự đánh giá kỹ năng tự học của mình như thế nào thông qua các thành tố cụ thể của KNTH: việc đọc tài liệu, tiêu hóa kiến thức, vận dụng kiến thức, lập kế hoạch tự học cũng như đặt câu hỏi bản chất.

− Những thuận lợi lẫn khó khăn mà sinh viên đang có để tự học: về chủ quan và khách quan (từ phổ thông, chỗ ở, nhà trường, giảng viên, v.v).

− Những kỳ vọng của sinh viên (về chủ quan cũng như khách quan) để nâng cao KNTH cho bản thân cũng như cho SV Tâm lý học.

Quá trình phỏng vấn được thực hiện theo hình thức bán cấu trúc, gồm:

Chuẩn bị trước phỏng vấn: Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: thiết bị ghi âm, dụng

cụ ghi chép. Mẫu phỏng vấn: gồm bảy sinh viên ngành Tâm lý học. Và những câu hỏi nội dung phỏng vấn.

Tiến hành phỏng vấn: Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách thể dựa trên

bộ câu hỏi định sẵn theo trình tự. Tuy nhiên, người phỏng vấn có thể linh hoạt thay đổi trình tự hỏi cũng như cách diễn đạt hoặc thêm câu hỏi phụ.

Sau phỏng vấn: Ghi chép lại các nội dung như: cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào?

Tiểu kết chương 2

Dựa trên nền tảng lý luận của chương 1, chương này đã đi trả lời cho câu hỏi:

Nghiên cứu đã được tổ chức như thế nào? Với phương pháp gì?

Về khâu tổ chức, nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Nghiên cứu lý luận nhằm tạo cơ sở để xây dựng bảng hỏi. Nghiên cứu thực tiễn nhằm xác định thực trạng vấn đề. Trong đó, chiếm nhiều thời gian và công sức hơn cả là công đoạn thiết kế bảng hỏi để khảo sát. Bao gồm, khảo sát thăm dò, xây dựng bảng hỏi thử nghiệm rồi đến bảng hỏi chính thức để khảo sát đại trà.

Về phần phương pháp, được sử dụng chính ở đây là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Câu trả lời của khách thể được mã hóa thành điểm số, với mức thấp nhất là 1 điểm, cao nhất là 5 điểm. Tiếp theo, điểm số của các nhóm chỉ báo sẽ được tính trung bình cho điểm số mỗi yếu tố ở cấp độ phân loại nhỏ, từ đó tính ra điểm trung bình cho từng thành tố, và điểm trung bình chung cho KNTH. Dữ liệu sau khi mã hóa được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các phép thống kê sử dụng là: thống kê mô tả (gồm tính trung bình, tỉ lệ phần trăm, phương sai, độ lệch chuẩn, v.v), thống kê suy diễn gồm so sánh các trung bình, sự tương quan giữa một số yếu tố. Bên cạnh phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, đề tài cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn đề khai thác thêm thông tin, sử dụng trong việc lý giải kết quả nghiên cứu. Kết quả về thực trạng KNTH của khách thể nghiên cứu được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SV NGÀNH TÂM LÝ HỌC

3.1 Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM

Phần này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng KNTH của sinh viên. Gồm thực trạng chung và thực trạng từng thành tố của KNTH là: nhận thức về tự học, lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức và kỹ năng bổ trợ tự học.

3.1.1 Thực trạng chung về kỹ năng tự học

Kết quả chung về KNTH được trình bày trong bảng 3.1. Nhìn chung, nhóm SV TLH được khảo sát có điểm trung bình KNTH đạt 3,68 điểm trên thang 5, thuộc mức cao. Con số này đã bác bỏ giả thiết ban đầu của người nghiên cứu. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, SV TLH được trang bị tốt động cơ học tập, cũng như TLH là một ngành học hướng đến việc học để tự chữa lành bản thân và hướng đến nâng đỡ tâm lý người khác. Với một mục đích đến như thế, việc SV TLH luôn phấn đấu tự học, tự rèn luyện là điều dễ hiểu. Thứ hai, về yếu tố khách quan đến từ sự tạo điều kiện của nhà trường, phương pháp dạy của giảng viên và sự linh hoạt của chương trình đào tạo. Nếu không có sự hỗ trợ từ những yếu tố này thì dù sinh viên tự cố gắng đến đâu cũng thật khó để có được con số 3,68 bên trên.

Ngoài ra, phổ điểm KNTH của nhóm khách thể khá rộng, thấp nhất là 2,40 điểm

(mức thấp), rơi vào một sinh viên năm nhất và một năm tư; cao nhất là 4,85 điểm

(mức rất cao), thuộc về một sinh viên năm nhất; với mức chênh lệch 2,45 điểm.

Bảng 3.1. Mô tả chung về kỹ năng tự học của SV TLH

TT Thành tố Trung bình Mức độ ĐLC

1 Nhận thức về tự học 4,14 Mức cao 0,72 2 Lĩnh hội kiến thức 3,56 Mức cao 0,53 3 Vận dụng kiến thức 3,59 Mức cao 0,59

4 Kỹ năng bổ trợ 3,44 Mức cao 0,60

Mức kém 0% Mức thấp 2% Trung bình 22% Mức cao 64% Mức rất cao 12%

Cụ thể về thành phần các mức độ KNTH được trình bày trong hình 3.1. Theo đó, phần lớn SV có KNTH ở mức cao, chiếm 64%; kế đến là mức trung bình, với 22%; có 12% SV đạt mức rất cao, 2% thuộc mức thấp và không có sinh viên nào thuộc

mức kém. Có thể thấy, có đến 76% sinh viên được khảo sát có KNTH đạt mức cao

trở lên.

Hình 3.1. Thành phần mức độ kỹ năng tự học của SV TLH

Về các thành tố của KNTH, số liệu từ bảng 3.1 cho thấy thành tố nhận thức trong

KNTH trội hơn so với ba thành tố còn lại. Cụ thể, thành tố nhận thức có mức điểm cao nhất, với 4,14 điểm – tiệm cận rất sát với mức rất cao (4,20 điểm). Kết quả này là dễ hiểu, bởi lẽ Tâm lý học là một ngành đặc thù, chuyên nghiên cứu về nhận thức, cảm xúc, hành vi, v.v của con người. Sinh viên TLH cũng được học về tư duy, trí tuệ, nhận thức, giải quyết vấn đề, v.v, điều này làm cho họ có lợi thế trong việc nhận thức về một vấn đề, và tự học cũng không ngoại lệ. Có điểm thấp nhất thuộc về thành tố KN bổ trợ, với 3,44 điểm, thuộc mức cao. Điều này có khả năng xuất phát từ việc SV chưa được tiếp cận thật đầy đủ về phương pháp đặt câu hỏi bản chất và phương pháp lập kế hoạch tự học.

ngành Tâm lý học không phải có KNTH ở mức trung bình, mà là mức cao. Không những vậy, những thành tố của KNTH được xét đến: nhận thức, lĩnh hội, vận dụng

KN bổ trợ cũng đều ở mức cao và khá đồng bộ. Đây là kết quả tổng quan KNTH, còn về chi tiết từng thành tố sẽ được trình bày (bên dưới) ở mục 3.1.2.

3.1.2 Thực trạng từng thành tố của kỹ năng tự học a. Nhận thức về tự học a. Nhận thức về tự học

Thành tố nhận thức về tự học có điểm trung bình là 4,14, thuộc mức cao. Về thành phần các mức độ thành tố nhận thức được trình bày trong bảng 3.2. Theo đó, phần lớn SV có nhận thức về tự học ở mức rất cao, chiếm 61,6%; kế đến là mức cao, với 32,4%; có 2,3% SV đạt mức trung bình, 3,7% thuộc mức kém và không có SV nào ở mức thấp. Có thể thấy, có đến 94,1% khách thể được khảo sát có nhận thức về tự học ở mức caorất cao. Bảng 3.2. Mức độ nhận thức về tự học TT Mức độ Tần số Tỉ lệ % % tích lũy 1 Mức kém 8 3,7 3,7 2 Mức thấp 0 0,0 3,7 3 Trung bình 5 2,3 5,9 4 Mức cao 71 32,4 38,4 5 Mức rất cao 135 61,6 100,0 Tổng 219 100,0

Xét đến các thành phần trong nhận thức về tự học, tất cả được thể hiện trong bảng 3.3. Có ba trong năm tiêu chí trong nhận thức đạt điểm ở mức rất cao (trên 4,20 điểm); chúng là: (1)“Kiến thức phải được chủ thể biến thành hiểu biết của mình rồi đem vận dụng vào thực tiễn”; (2) “Việc tự học giúp cho chủ thể nâng cao năng lực chuyên môn và trau dồi phẩm chất”; Và (3) “Việc tự học là trách nhiệm của chính bản thân người học”. Trong đó, điểm cao nhất thuộc về tiêu chí (4), với 4,39 điểm. Bên cạnh ba tiêu chí đạt mức rất cao là hai tiêu chí (còn lại) đạt mức cao (từ 3,40

đến dưới 4,20 điểm). Thấp điểm nhất trong năm tiêu chí thuộc về “Người học sẽ phải tự tổ chức việc học, Thầy Cô hay người khác chỉ đóng vai trò thứ yếu”, với 3,89 điểm.

Bảng 3.3. Các yếu tố trong nhận thức về tự học

TT Các tiểu tố ĐTB Mức độ ĐLC

1 Người học sẽ phải tự tổ chức việc học, Thầy Cô

hay người khác chỉ đóng vai trò thứ yếu. 3,89 Mức cao 0,89

2 Kiến thức phải được chủ thể biến thành hiểu biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tự học của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)