Về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thanh niên sinh viên. Nhìn chung, đây là lứa tuổi tràn trề sức sống, giàu nghị lực, ước mơ, hoài bão. Có thể điểm qua sau đây:
Về nhận thức. Ở lứa tuổi này, tư duy trừu tượng và tư duy logic đã phát triển ở
trình độ cao. Đặc biệt là sự phối hợp nhiều thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, v.v. Trí tưởng tượng ở giai đoạn này cũng phát triển đạt mức hoàn thiện, biểu hiện qua khả năng sáng tác, chế tác.
Về sự tự ý thức. Các tiêu chí này đã phát triển đến mức toàn diện và sâu sắc. Sinh viên nhận thức, đánh giá chính mình từ hình thức, diện mạo bên ngoài đến phẩm chất, năng lực bên trong. Điều này có ý nghĩa trong việc tự giáo dục, tự phát triển bản thân của sinh viên.
Về những nét tâm lý mới. Lứa tuổi sinh viên là giai đoạn hoàn thiện cái tôi, hoàn thiện thế giới quan khoa học; bắt đầu lập kế hoạch cuộc đời, chuẩn bị cho cuộc sống độc lập hoàn toàn, và đặc biệt là dần dần tập trung vào một lĩnh vực chuyên sâu mà bản thân chọn lựa (Vũ Thị Nho, 1999).
Tóm lại, lứa tuổi thanh niên sinh viên là giai đoạn của sự hội đủ các yếu tố về nhận thức cũng như nhân cách cho sự tự học. Đây là giai đoạn “vàng” để tự học.
− Một số đặc điểm riêng của sinh viên ngành Tâm lý học:
Về định hướng cuộc đời. Dựa vào nội hàm của khái niệm Tâm lý học, có thể
thấy sinh viên một khi chọn theo đuổi chuyên ngành này nghĩa là hướng đến việc: hiểu mình, hiểu người, điều chỉnh chính mình và sau đó có thể giúp người khác điều chỉnh chính họ. Đối tượng phải điều chỉnh ở đây là suy nghĩ, hành động, tri thức, v.v. Việc điều chỉnh được xem xét ở đây có thể hiểu là sự chữa lành phần con người bên trong. Sự chữa lành là một quá trình, kéo dài suốt cả đời người. Bởi vì chỉ cần … là còn sống, con người luôn cần phải được chữa lành.
Về định hướng phẩm chất. Dựa trên đặc thù của ngành về chương trình đào tạo
cũng như thực tế, có thể thấy sinh viên TLH cũng có những xu hướng riêng về phẩm chất. Nổi bật lên là: đáng tin cậy, kiên nhẫn, thấu hiểu, lắng nghe, đồng cảm, tôn trọng, chấp nhận, v.v. Những phẩm chất này là điều kiện cần của một nhà tham vấn hay trị liệu tâm lý.
Về định hướng năng lực nghề nghiệp. Dựa vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Tâm lý học, có thể thấy định hướng năng lực nghề nghiệp của sinh viên TLH thể hiện qua năng lực mô tả, nhận diện, phân tích các hiện tượng tâm lý, cũng như vận dụng các quy luật tâm lý người vào đời sống, vào hoạt động nghề nghiệp ở các lĩnh vực như: (1) nghiên cứu tâm lý học; (2) tham vấn, tư vấn tâm lý; hay là (3) ứng dụng Tâm lý học vào việc vận hành, tổ chức và sử dụng lao động trong một tổ chức, doanh nghiệp.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy KNTH đã được nghiên cứu từ hàng chục năm trước, nhưng khoảng hai thập kỷ gần đây thì được quan tâm nghiên cứu nhiều trên toàn cầu. Các nghiên cứu về KNTH trên thế giới rất đa dạng và phong phú về nội dung, phương pháp, cũng như đối tượng và khách thể nghiên cứu. Từ các nghiên cứu về thực trạng, đến tìm các mối liên hệ hay là về giải pháp. Từ nghiên cứu trên sinh viên đến nghiên cứu trên các nhà giáo dục, các phương tiện công nghệ, v.v.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về KNTH còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Chưa có nghiên cứu theo chiều dọc, chưa có những cuốn cẩm nang hay phương pháp tự học mang tính nền tảng, chuyên nghiệp cho sinh viên hoặc sau sinh viên. Có thể nói, vấn đề KNTH hiện tại ở Việt Nam vẫn còn là “mảnh đất khá màu mỡ” cho các nhà nghiên cứu “canh tác”. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã có đến hiện tại là một sự đóng góp lớn của các tác giả tiên phong. Đó là những nguồn tài liệu tham khảo giá trị, làm cơ sở cho những nghiên cứu về sau.
Nghiên cứu lý luận đã đưa ra khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài: Kỹ năng tự học của sinh viên ngành TLH là khả năng sinh viên nhận thức đầy đủ về tự học, từ đó tự tổ chức việc lĩnh hội kiến thức về tâm lý và vận dụng chúng có
hiệu quả vào bản thân và mục tiêu nghề nghiệp. Theo đó, KNTH của SV TLH được
xem xét trên bốn thành tố: nhận thức về tự học, lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho tự học. Tóm lại, chương này đã đưa ra bộ khung lý luận cho đề tài, làm cơ sở cho việc tổ chức và lựa chọn phương pháp nghiên cứu được trình bày trong chương 2.
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổ chức nghiên cứu 2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, trụ sở chính tọa lạc tại 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trường còn có có hai cơ sở phụ, là cơ sở 2 tại 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3. Cơ sở này gồm thư viện và một số phòng học để giảng dạy chính thức. Cơ sở 3 tại 351 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11. Cơ sở này gồm kí túc xá sinh viên và một số phòng học để giảng dạy chính thức. Cả ba cơ sở đều có khu tự học dành cho sinh viên, cơ sở chính và cơ sở 3 được trang bị bàn ghế, không có quạt, máy lạnh; cơ sở 2 thì khu tự học trong thư viện nên được trang bị quạt. Cho đến hiện tại (2018), trường ĐHSP Tp.HCM chưa được trang bị phòng tư vấn, tham vấn tâm lý cho sinh viên, cũng như chưa có cơ sở thực hành chuyên biệt cho sinh viên ngành Tâm lý học.
2.1.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu (KTNC) là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, hệ chính quy, ngành Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, năm học 2018-2019. Về đầu vào, KTNC được tuyển sinh ở các tổ hợp môn: B00, C00, D01 với điểm chuẩn dao động từ 20,75 (2018) đến 24,25 (2017). Về thành phần giới tính, nữ sinh nhiều hơn nam sinh. Đa số sinh viên đến từ miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên, một số ít đến từ miền Bắc; hầu hết là dân tộc Kinh và không có sinh viên ngoại quốc.
2.1.3 Quá trình nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, với các giai đoạn và nhiệm vụ cụ thể như sau: