2.1.1. Tổ chức nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu sơ lược lịch sử nghiên cứu về biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ trong và ngoài nước.
Tìm hiểu các khái niệm stress, tự kỷ, stress của cha mẹ có con tự kỷ.
Nghiên cứu các biểu hiện stress, các tác nhân gây stress, cách ứng phó stress, nhu cầu về sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ.
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
Mẫu khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu gồm 64 phụ huynh có con tự kỷ đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Người nghiên cứu tiếp cận các khách thể tại các buổi hội thảo, sự kiện do Mạng lưới tự kỷ Việt Nam (VAN) tổ chức.
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu
Tổng mẫu Số lượng Phần trăm %
64 100,0
Giới tính Nam 6 9,4
Nữ 58 90,6
Độ tuổi Dưới 25 tuổi 6 9,4
Từ 25-40 tuổi 48 75,0 Trên 40 tuổi 10 15,6 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 58 90,6 Ly hôn 3 4,7 Chưa kết hôn 3 4,7
Điều kiện kinh tế Cao 1 1,6
Trung bình 55 85,9
Thấp 8 12,5
56 Trình độ học vấn Phổ thông 16 25,0 Cao đẳng/ Trung cấp 30 46,9 Đại học 17 26,6 Sau Đại học 1 1,6
Bảng 2.2. Bảng thông tin của trẻ
Số trẻ Số lượng Phần trăm % 64 100,0 Giới tính Nam 32 50,0 Nữ 32 50,0 Độ tuổi Từ 3-5 tuổi 32 50,0 Từ 6-10 tuổi 25 39,1 Từ 11-15 tuổi 7 10,9 Trẻ được chẩn đoán tự kỷ lúc Dưới 3 tuổi 38 59,4 Từ 3 tuổi trở lên 26 40,6
Số liệu thu được cho thấy số lượng toàn mẫu có 64 phụ huynh, trong đó có 58 người mẹ chiếm 90,6% và 6 người cha chiếm 9,4%, điều này phản ánh thực tế đa số người mẹ sẵn sàng tham gia khảo sát, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân về stress, về việc chăm sóc con cái hơn những người cha phần lớn là từ chối tham gia khảo sát, không thích hoặc không muốn chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân về stress, về việc chăm sóc con cái.
Về tình trạng hôn nhân, có 58 phụ huynh hiện sống trong tình trạng kết hôn chiếm 90,6%, 3 phụ huynh hiện đã ly hôn, chiếm 4,7% và 3 phụ huynh chưa kết hôn, chiếm 4,7%.
Về điều kiện kinh tế, có 55 phụ huynh cho rằng điều kiện kinh tế ở mức trung bình, con số này chiếm 85,9%, có 8 phụ huynh đánh giá điều kiện kinh tế gia đình
57
mình ở mức thấp (chiếm 12,5%) và chỉ có 1 phụ huynh (chiếm 1,6%) cho rằng điều kiện kinh tế gia đình mình ở mức cao.
Về trình độ học vấn, phần lớn phụ huynh có trình độ hơn mức phổ thông, trong đó có 30 phụ huynh (46,9%) ở trình độ cao đẳng/trung cấp, 17 phụ huynh có trình độ đại học (26,6%), 1 phụ huynh có trình độ sau đại học (1,6%), còn lại là 16 phụ huynh có trình độ phổ thông (25,0%).
Về thông tin trẻ, có 32 trẻ nam và 32 trẻ nữ, độ tuổi nhiều nhất là từ 3-5 tuổi chiếm 50% (32 trẻ), kế đến là độ tuổi từ 6-10 tuổi chiếm 39,1% (25 trẻ), độ tuổi từ 11-15 tuổi chiếm 10,9% (7 trẻ).
Về độ tuổi lúc được chẩn đoán, có 38 trẻ (59,4%) được chẩn đoán là tự kỷ lúc dưới 3 tuổi và 26 trẻ (40,6%) được chẩn đoán là tự kỷ lúc trên 3 tuổi. Số trẻ được chẩn đoán trước 3 tuổi cao cho thấy phụ huynh ngày càng sớm chú ý đến những bất thường của trẻ và cho trẻ đi khám. Đây là một dấu hiệu khá tốt cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vì việc phát hiện sớm các triệu chứng, chẩn đoán sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc can thiệp và chữa trị hiệu quả cho trẻ. Tuy nhiên, con số trẻ được chẩn đoán từ 3 tuổi trở lên cũng còn khá cao, điều này đáng được lưu tâm trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phụ huynh không chỉ chú trọng, chú ý đến sức khỏe thể chất của trẻ mà còn phải chú ý đến những bất thường trong phát triển sức khỏe tâm thần của trẻ.
2.1.3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ, các tác nhân gây stress, cách ứng phó stress, nhu cầu về hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ, từ đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu stress cho cha mẹ có con tự kỷ.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, đồng thời phối hợp
58
với các phương pháp nghiên cứu khác.
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ
Trên cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò ý kiến gồm có 5 câu trong đó 1 câu hỏi về mức độ stress, 1 câu về biểu hiện stress, 1 câu về tác nhân gây stress, 1 câu về cách ứng phó với stress 1 câu, 1 câu về nhu cầu về hỗ trợ xã hội của cha mẹ, Sau đó, tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến cho phụ huynh ở một số phòng khám, trường học rồi thu về để làm cơ sở, đồng thời có tham khảo tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng phiếu khảo sát chính thức.
* Giai đoạn 2: Xây dựng phiếu khảo sát chính thức
Sau khi tham khảo ý kiến của người hướng dẫn, chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát chính thức với những nội dung như sau:
Phần A: Thông tin chung gồm có 5 câu về thông tin của phụ huynh, 3 câu về thông tin trẻ.
Phần B: Những biểu hiện của stress của phụ huynh: có một câu được chia thành 4 nội dung: Biểu hiện về mặt thể lý: 10 items, biểu hiện về mặt cảm xúc: 12 items, biểu hiện về mặt nhận thức: 18 items, biểu hiện về mặt hành vi: 12 items.
Phần C: Những tác nhân gây stress cho phụ huynh: 3 câu. Phần D: Cách ứng phó với stress của phụ huynh: 1 câu.
Phần E: Các nhu cầu của phụ huynh khi chăm sóc con tự kỷ: 1 câu.
Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giúp giảm stress có 14 items.
Sau đó chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát chính thức cho cha mẹ có con tự kỷ với tổng số phiếu phát ra là 100.
* Giai đoạn 3: Xử lý số liệu
59
Số lượng phiếu khảo sát thu về là 80 phiếu, sau khi sàng lọc loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu còn lại 64 phiếu đạt chất lượng.
Cách tính điểm cho câu hỏi về mức độ biểu hiện stress, mức độ sử dụng cách ứng phó với stress có 5 mức độ: Không bao giờ 1 điểm, hiếm khi 2 điểm, thỉnh thoảng 3 điểm, thường xuyên 4 điểm, và rất thường xuyên 5 điểm.
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/5 = 0,8. Thang đánh giá mức độ được quy đổi như sau:
1,0 ≤ ĐTB≤ 1,80: Không bao giờ tương đương mức độ rất thấp. 1,81 ≤ ĐTB≤2,60: Hiếm khi tương đương mức độ thấp.
2,61≤ ĐTB≤3,40: Thỉnh thoảng tương đương mức độ trung bình. 3,41≤ ĐTB≤4,20: Thường xuyên tương đương mức độ cao.
4,21≤ ĐTB≤5,00: Rất thường xuyên tương đương mức độ rất cao.
Cách tính điểm cho câu hỏi về mức độ ảnh hưởng các tác nhân gây stress có 5 mức độ: Không ảnh hưởng 1 điểm, ít ảnh hưởng 2 điểm, ảnh hưởng 3 điểm, ảnh hưởng nhiều 4 điểm, và rất ảnh hưởng 5 điểm.
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (5-1)/5 = 0,8. Thang đánh giá mức độ được quy đổi như sau:
1,0 ≤ ĐTB≤ 1,80: Không ảnh hưởng tương đương mức độ rất thấp. 1,81 ≤ ĐTB≤2,60: Ít ảnh hưởng tương đương mức độ thấp.
2,61≤ ĐTB≤3,40: Ảnh hưởng tương đương mức độ trung bình. 3,41≤ ĐTB≤4,20: Ảnh hưởng nhiều tương đương mức độ cao. 4,21≤ ĐTB≤5,00: Rất ảnh hưởng tương đương mức độ rất cao.
Cách tính điểm mức cần thiết của nhu cầu, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giảm thiểu stress có 3 mức độ: Rất cần/rất khả thi 3 điểm, cần thiết/khả thi 2 điểm, không cần/không khả thi 1 điểm.
60
Giá trị khoảng cách = (max-min)/n = (3-1)/3 = 0,66. 1,0 ≤ ĐTB≤ 1,66: Không cần/không khả thi. 1,67 ≤ ĐTB≤2,33: Cần thiết/khả thi.
2,34≤ ĐTB≤3,00: Rất cần/rất khả thi.
2.1.4.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Chúng tôi sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để có thể mô tả rõ hơn, thực tế hơn về biểu hiện stress, tác nhân gây stress và cách ứng phó stress cũng như nhu cầu về sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ trong quá trình nuôi dạy con.
2.1.4.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp phỏng vấn với 1 người cha, 1 người mẹ có tham gia trả lời bảng hỏi nhằm thu thập thông tin, phản ứng, quan điểm của cha mẹ về stress, tự kỷ đồng thời hiểu sâu hơn về biểu hiện stress, tác nhân gây stress, cách ứng phó stress và nhu cầu hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ.
2.1.4.4. Phương pháp quan sát
Quan sát cha mẹ có con tự kỷ trong quá trình trả lời bảng hỏi, trả lời phỏng vấn để nắm bắt sự thay đổi về tâm trạng, cử chỉ, lời nói, thái độ của cha mẹ về stress, về tự kỷ, qua đó có thông tin chính xác và đầy đủ về biểu hiện stress, tác nhân gây stress, cách ứng phó stress và nhu cầu hỗ trợ xã hội của cha mẹ có con tự kỷ.
2.1.4.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi xử lý số liệu thu thập được qua phiếu khảo sát bằng phần mềm thống kê SPSS: kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, thứ hạng, kiểm định T để kiểm tra sự khác biệt về trung bình ở hai nhóm độc lập, kiểm định Anova (α=0,05) để kiểm tra sự khác biệt ở nhiều nhóm độc lập với độ tin cậy là 95%.
61