Thực trạng các biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ (Trang 70)

Biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ được khảo sát qua 4 mặt về thể lý, cảm xúc, nhận thức và hành vi với các mức độ 1 = không bao giờ có biểu hiện, 2 = hiếm khi có biểu hiện, 3 = thỉnh thoảng có biểu hiện, 4 = thường xuyên có biểu hiện, 5 = biểu hiện rất thường xuyên, Biểu hiện của stress được nghiên cứu gồm 52 items, trong đó có 10 items về biểu hiện thể lý, 12 items biểu hiện cảm xúc, 18 items biểu hiện nhận thức, 12 items biểu hiện hành vi.

2.2.1.1. Kết quả chung

Bảng 2.3. Mức độ biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ

Các mặt biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng Cảm xúc 2,98 0,63 1 Nhận thức 2,91 0,58 2 Thể lý 2,90 0,68 3 Hành vi 2,74 0,70 4 ĐTB = 2,88

Bảng kết quả bảng 2.3 cho thấy biểu hiện stress về mặt cảm xúc có điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 2,98, hạng 1), kế đến là biểu hiện về mặt nhận thức (ĐTB = 2,91, hạng 2), biểu hiện về mặt thể lý (ĐTB = 2,90, hạng 3) và thấp nhất là biểu hiện về mặt hành vi (ĐTB = 2,74, hạng 4). Điều này cho thấy có sự khác nhau về mức độ giữa các mặt biểu hiện stress tuy nhiên sự chênh lệch không nhiều lắm. Điểm trung bình cho mức độ biểu hiện stress là 2,88 cho thấy biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ ở mức độ trung bình (mức thỉnh thoảng có biểu hiện stress).

2.2.1.2. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt cảm xúc

62

Bảng 2.4. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt cảm xúc

STT Nội dung Mức độ biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng RTX % TX % TT % HK % KBG %

1 Cảm thấy cuộc sống không có gì vui, bế tắc

17,2 23,4 26,6 18,8 14,1 3,11 1,29 2

2 Dễ đau buồn và khóc vì lý do đơn giản

4,7 21,9 42,2 21,9 9,4 2,91 1,00 8

3 Cảm thấy cô đơn, chán nản và không muốn sống

10,9 18,8 28,1 29,7 12,5 2,86 1,19 10

4 Không hứng thú, thờ ơ với nhiều thứ

15,6 15,6 23,4 28,1 17,2 2,84 1,32 11

5 Cảm thấy khó chịu, mất vui khi đưa con ra ngoài chơi

9,4 12,5 43,8 18,8 15,6 2,81 1,13 12

6 Cảm thấy mệt mỏi, phiền phức khi phải hướng dẫn, dạy bảo con

15,6 17,2 29,7 21,9 15,6 2,95 1,29 7

7 Cảm thấy đau lòng khi con không phát triển bình thường

12,5 28,1 34,4 23,4 1,6 3,27 1,01 1

8 Thiếu kiên nhẫn, kiềm chế, nôn nóng, sốt ruột

17,2 14,1 34,4 26,6 7,8 3,06 1,19 3

9 Cảm thấy dễ bị tổn thương 12,5 20,3 26,6 25,0 15,6 2,89 1,26 9 10 Thay đổi cảm xúc nhanh 14,1 18,8 40, 12,5 14,1 3,06 1,20 4 11 Dễ tức giận, hay nổi nóng 9,4 25,0 29,7 25,0 10,9 2,97 1,15 6

63

12 Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bứt rứt

15,6 21,9 21,9 32,8 7,8 3,05 1,22 5

Mức độ biểu hện stress về mặt cảm xúc ĐTB = 2,98

Biểu hiện stress nhiều nhất về mặt cảm xúc của cha mẹ có con tự kỷ là cảm thấy đau lòng khi con không phát triển bình thường (ĐTB = 3,27) trong đó có 12,5% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 28,1% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 2 về biểu hiện stress về mặt cảm xúc là cảm thấy cuộc sống không có gì vui, bế tắc (ĐTB = 3,11) trong đó có 17,2% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 23,4% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 3 là biểu hiện thiếu kiên nhẫn, kiềm chế, nôn nóng, sốt ruột với điểm trung bình là 3,06 trong đó có 17,2% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 14,1% phụ huynh chọn mức thường xuyên.

Biểu hiện về mặt cảm xúc là biểu hiện mà cha mẹ có con tự kỷ thể hiện stress nhiều nhất trong nhóm các biểu hiện stress. Điều này cho thấy stress trong quá trình nuôi dạy con đã ảnh hưởng nhiều đến mặt cảm xúc của cha mẹ đặc biệt là cảm giác đau buồn, tổn thương, bế tắc, cô đơn, chán nản. Khi tiếp nhận kết quả chẩn đoán con mình bị tự kỷ thì phần lớn các phụ huynh cảm thấy suy sụp, tuyệt vọng, hoang mang và có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ, nhiều tình huống không mong đợi phát sinh khiến cho cuộc sống của cha mẹ bị đảo lộn, cha mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề mà nếu không được trang bị kiến thức cũng như tâm thế trước, cha mẹ sẽ có thể gục ngã, không vượt qua được những khó khăn về mặt tinh thần lẫn vật chất. Khi phải sống trong môi trường nhiều khó khăn như thế, cha mẹ phải không ngừng nỗ lực, cố gắng sử dụng tất cả tiềm năng có thể để thích ứng đến mức vượt khỏi giới hạn và cảm thấy bị đe dọa thì sự xuất hiện của stress là điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Có thể nói mức độ stress của cha mẹ có ảnh hưởng đến mức độ tiến bộ của trẻ do thời gian trẻ ở với cha mẹ nhiều hơn với ở trường, các giáo

64

viên dạy trẻ. Nếu bản thân cha mẹ không khỏe thì làm sao có thể kiên nhẫn để hiểu, để chấp nhận, để chơi với con, để dạy con, để giúp con tiến bộ và hòa nhập. Do đó, để giúp trẻ tự kỷ có thể hòa nhập, tiến bộ, cải thiện chất lượng sống thì việc chăm lo sức khỏe tâm thần cho cha mẹ là điều quan trọng, cấp thiết, Bản thân cha mẹ giải tỏa được căng thẳng, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống thì cùng với tình yêu to lớn dành cho con, cha mẹ sẽ thêm nhẫn nại tìm hiểu, học hỏi để ngày càng hiểu và chấp nhận vấn đề của con mình, ngày càng thêm kiên vững đồng hành cùng với con trên hành trình hòa nhập cuộc sống.

2.2.1.3. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt nhận thức Bảng 2.5. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt nhận thức

STT Nội dung Mức độ biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng RTX % TX % TT % HK % KBG %

1 Cảm thấy gia đình có nguy cơ tan vỡ

20,3 20,3 29,7 21,9 7,8 3,23 1,23 2

2 Cảm thấy bị người thân trong gia đang tránh né

1,6 17,2 40,6 31,3 9,4 2,70 0,92 15

3 Cảm thấy tất cả những gì đã và đang làm cho con là lãng phí

9,4 10,9 42,2 31,3 6,3 2,86 1,02 11

4 Cảm thấy bị người khác xem thường, thương hại

15,6 15,6 23,4 28,1 17,2 2,92 1,28 9

5 Cảm thấy gia đình bị thiệt thòi khi có sự hiện diện của con

7,8 21,9 32,8 23,4 14,1 2,86 1,15 12

6 Có cảm giác tội lỗi, hay dằn 14,1 23,4 42,2 10,9 9,4 3,22 1,11 3

65

vặt bản thân

7 Suy nghĩ bi quan, tiêu cực, nặng nề

9,4 23,4 32,8 28,1 6,3 3,02 1,07 7

8 Khó khăn trong việc tập trung chú ý

12,5 18,8 29,7 31,3 7,8 2,97 1,15 8

9 Hay đắn đo, do dự, lưỡng lự khi phải chọn lựa, đưa ra quyết định

7,8 32,8 31,3 20,3 7,8 3,13 1,07 5

10 Khó khăn trong việc tư duy, đưa ra suy nghĩ

15,6 14,1 34,4 34,4 1,6 3,08 1,08 7

11 Khó khăn trong việc tiếp nhận ý kiến của người khác hoặc thông tin mới

9,4 17,2 25,0 28,1 20,3 2,67 1,24 16

12 Cảm thấy áp lực, căng thẳng thần kinh

10,9 34,4 37,5 12,5 4,7 3,34 0,99 1

13 Khó khăn trong việc ghi nhớ, hay quên

15,6 21,9 32,8 20,3 9,4 3,14 1,19 4

14 Khả năng phán đoán suy yếu 7,8 14,1 28,1 37,5 12,5 2,67 1,11 17 15 Suy nghĩa quá nhanh/quá

chậm

12,5 10,9 42,2 20,3 14,1 2,88 1,17 10

16 Suy nghĩ lộn xộn, hay rối trí 1,6 17,2 40,6 31,3 9,4 2,31 1,15 18 17 Không thừa nhận tình trạng

kiệt sức của bản thân

12,5 17,2 26,6 18,8 25,0 2,73 1,34 13

18 Không có khả năng đánh giá 20,3 6,3 25,0 20,3 28,1 2,70 1,46 14

66

khách quan

Mức độ biểu hiện stress về mặt nhận thức ĐTB = 2,91

Biểu hiện stress nhiều nhất về mặt nhận thức của cha mẹ có con tự kỷ là cảm thấy áp lực, căng thẳng thần kinh (ĐTB = 3,34) trong đó có 10,9% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 34,4% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 2 là biểu hiện cảm thấy gia đình có nguy cơ tan vỡ (ĐTB = 3,23) trong đó có 20,3% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 20,3% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 3 là biểu hiện cảm giác tội lỗi, hay dằn vặt bản thân (ĐTB = 3,22) trong đó có 14,1% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 23,4% phụ huynh chọn mức thường xuyên. Nhìn chung, mức biểu hiện stress về mặt nhận thức của cha mẹ ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,91) tuy nhiên điều này cũng đem đến sự khó chịu, sự ảnh hưởng nhất định cho chất lượng cuộc sống cho cha mẹ. Làm sao cha mẹ có thể an tâm làm việc, an tâm chăm sóc con cái, an tâm sống khi trong đầu thỉnh thoảng lại xuất hiện những suy nghĩ cảm thấy tội lỗi, cảm thấy gia đình chông chênh, có nguy cơ tan vỡ, cảm thấy áp lực.

2.2.1.3. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt hành vi

Bảng 2.6. Biểu hiện của cha mẹ stress về mặt hành vi

STT Nội dung Mức độ biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ

hạng RTX TX TT HK KBG

67

% % % % %

1 Chậm chạp, lười biếng, không muốn làm việc

10,9 23,4 23,4 29,7 12,5 2,91 1,21 2

2 Thiếu sự quan tâm, chăm sóc bản thân (vẻ bề ngoài, sức khỏe,,,)

7,8 17,2 37,5 31,3 6,3 2,89 1,02 4

3 Không kiên trì, dễ bỏ cuộc, khó duy trì những hoạt động nào kéo dài

6,3 23,4 31,3 32,8 6,3 2,91 1,03 3

4 Hạn chế giao tiếp, tiếp xúc với người khác

17,2 12,5 20,3 28,1 21,9 2,75 1,39 7

5 Phản ứng thái quá trước mọi tình huống, sự việc

9,4 17,2 32,8 29,7 10,9 2,84 1,13 5

6 Thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống (ăn ít hoặc ăn nhiều một cách bất thường)

9,4 9,4 29,7 42,2 9,4 2,67 1,08 8

7 Thay đổi thói quen sinh hoạt (ngủ quá ít hoặc quá nhiều…) 14,1 20,3 31,3 23,4 10,9 3,03 1,20 1 8 Hành vi thể hiện sự lo lắng, bất an (nói lắp, cắn móng tay…) 3,1 20,3 26,6 28,1 21,9 2,55 1,14 10

9 Hay phạm lỗi, không hợp tác, khó chấp nhận ý kiến người

10,9 12,5 18,8 35,9 21,9 2,55 1,27 11

68

khác

10 Sử dụng chất kích thích, chất cồn, thuốc lá để giải tỏa căng thẳng

9,4 12,5 20,3 28,1 29,7 2,44 1,29 12

11 Mua sắm quá mức, giải trí không lành mạnh (đánh bạc, phim đen…)

7,8 25,0 15,6 21,9 29,7 2,59 1,35 9

12 Thiếu kiềm chế, hay cáu gắt 14,1 10,9 26,6 35,9 12,5 2,78 1,22 6 Mức độ biểu hiện stress về mặt hành vi ĐTB = 2,74

Biểu hiện stress nhiều nhất về mặt hành vi của cha mẹ có con tự kỷ là thay đổi thói quen sinh hoạt (ĐTB = 3,03) trong đó có 14,1% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 20,3% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 2 là biểu hiện chậm chạp, lười biếng, không muốn làm việc (ĐTB = 2,91) trong đó có 10,9% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 23,4% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 3 là biểu hiện không kiên trì, dễ bỏ cuộc, khó duy trì những hoạt động nào kéo dài (ĐTB = 2,91) trong đó có 6,3% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 23,4% phụ huynh chọn mức thường xuyên. Thói quen, sự kiên trì, hoạt động là những yếu tố giúp cho chúng ta có được sự cân bằng, ổn định trong cuộc sống nhưng khi stress xuất hiện và phá vỡ đi sự cân bằng vốn có đó và xét về hướng tiêu cực, stress cùng với những hậu quả kèm theo của nó sẽ khiến cho những thói quen thường ngày thay đổi, sự năng động mất đi thay vào đó là sự chậm chạp, mệt mỏi và sự thiếu kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh.

2.2.1.4. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt thể lý Bảng 2.7. Biểu hiện stress của cha mẹ về mặt thể lý

69 STT Nội dung Mức độ biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng RTX % TX % TT % HK % KBG % 1 Sức đề kháng yếu (dễ bị cảm lạnh, nhiễm trùng,,,) 23,4 18,8 26,6 21,9 9,4 3,25 1,29 1 2 Có vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ/ khó ngủ/ ngủ nhiều bất thường, không muốn thức dậy…)

12,5 17,2 31,3 37,5 1,6 3,02 1,06 3

3 Khó thở, tức ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng…

4,7 14,1 35,9 31,3 14,1 2,64 1,04 10 4

Đau xương khớp, căng cơ… 12,5 15,6 17,2 34,4 20,3 2,66 1,31 9 5 Dễ mệt mỏi, kiệt sức 10,9 20,3 28,1 31,3 9,4 2,92 1,15 5 6 Có vấn đề về tiêu hóa và

đường ruột (táo bón, tiêu chảy, ợ hơi,buồn nôn, đau bao tử ,,,)

15,6 17,2 31,3 21,9 14,1 2,98 1,26 4

7 Dễ lo lắng, run rẩy, hoảng loạn 18,8 18,8 25,0 26,6 10,9 3,08 1,28 2

8 Giảm/mất hứng thú tình dục 9,4 15,6 31,3 31,3 12,5 2,78 1,14 8 9 Sụt cân/tăng cân bất thường 9,4 17,2 32,8 28,1 12,5 2,83 1,14 7 10 Ngứa da, rụng tóc, nổi mụn, đổ

mồ hôi nhiều,,,

14,1 18,8 20,3 34,4 12,5 2,88 1,26 6 Mức độ biểu hiện stress về mặt thể lý ĐTB = 2,90

Điểm trung bình mức độ biểu hiện stress về mặt thể lý của cha mẹ có con tự kỷ là 2,90, tương ứng với mức độ trung bình (thỉnh thoảng có biểu hiện) với các biểu hiện cụ thể như sau: Biểu hiện nhiều nhất về mặt thể lý của cha mẹ có con tự kỷ là sức đề kháng yếu với điểm trung bình là 3,25 trong đó có 23,4% phụ huynh chọn mức

70

rất thường xuyên, 18,8% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 2 là biểu hiện dễ lo lắng, run rẩy, hoảng loạn với điểm trung bình là 3,08 trong đó có 18,8% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 18,8% phụ huynh chọn mức thường xuyên; đứng thứ 3 là biểu hiện có vấn đề về giấc ngủ với điểm trung bình là 3,02 trong đó có 12,5% phụ huynh chọn mức rất thường xuyên, 17,2% phụ huynh chọn mức thường xuyên. Thực trạng khảo sát trên cho thấy cha mẹ có con tự kỷ có những biểu hiện stress khác nhau về mặt thể lý. Đây là những hệ quả tất nhiên của những người đang phải chống chọi với stress. Những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con tự kỷ đã khiến cho cha mẹ có những phản ứng nhất định về mặt cơ thể. Việc chăm sóc, nuôi dạy một người con vốn dĩ đã là sự căng thẳng cho những người làm cha làm mẹ khi phải dành sức lực, tâm trí, thời gian, tài chính cho người con mình thương yêu. Việc chăm sóc, nuôi dạy một người con tự kỷ là một thách thức to lớn dành cho cha mẹ, khi việc chăm sóc con đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và đầu tư hơn nhưng có khi những hi sinh đó chỉ nhận lại được sự thờ ơ, hững hò, không cảm xúc của người con. Sự tích tụ mệt mỏi, đau buồn bên trong dần dần được thể hiện ra ngoài cơ thể với những biểu hiện rối loạn về giấc ngủ, ăn uống, nội tiết… dẫn đến sức đề kháng yếu, dễ mắc nhiều bệnh. Nếu không được giải quyết triệt để sẽ để lại nhiều hậu quả xấu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tâm thần, chất lượng cuộc sống của cha mẹ đồng thời gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái.

Nhìn chung, cha mẹ có con tự kỷ có những mức độ biểu hiện stress khác nhau ở các mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi và thể lý, Trong đó biểu hiện stress về mặt cảm xúc là nhiều nhất, kế đến là nhận thức, thể lý và cuối cùng là hành vi, Có thể nói kết quả khảo sát cha mẹ có con tự kỷ có mức độ biểu hiện stress trung bình (thỉnh thoảng có biểu hiện) có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định hướng tác động, giải quyết cho vấn đề stress của cha mẹ có con tự kỷ, đây là mức độ trung gian để cảnh

71

báo cho chúng ta biết cha mẹ có con tự kỷ thật sự bị stress trong quá trình chăm sóc con tự kỷ, một sự báo động để thu hút sự quan tâm, chú ý và tăng cường hỗ trợ từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu hiện stress của cha mẹ có con tự kỷ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)