Với đặc thù là một ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, thời gian trước đây, Agribank Hoài Đức chỉ tập trung cho phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng lớn mà chưa quan tâm đến nhóm khách hàng là các DNNVV. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự định hướng của Ngân Hàng Nhà Nước và hội sở chính Agribank, đồng thời nhận thấy những tiềm năng và lợi ích từ các DNNVV mang lại, Chi nhánh đã chủ động đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay dành cho nhóm khác hàng này một cách hợp lý và đạt được những kết quả nhất định.
63
Thứ nhất, quy mô khách hàng DNNVV tại Chi nhánh được mở rộng
Trong giai đoạn 2015 - 2017, số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng đối với Chi nhánh khơng ngừng nâng cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và đa dạng nhiều lĩnh vực( thể hiện ở bảng 2.4: từ 65 doanh nghiệp năm 2015 lên 92 doanh nghiệp năm 2017, chiếm tỷ trọng 90,2%). Mạng lưới khách hàng được mở rộng là một cơ sở quan trọng để Chi nhánh phát triển các sản phẩm cho vay đối với DNNVV, tăng tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này trên tổng dư nợ của Chi nhánh.
Thứ hai, dư nợ cho vay DNNVV và doanh số cho vay liên tục tăng
Trong giai đoạn 2015 - 2017, Agribank Hoài Đức đã đáp tứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn cho các DNNVV, đáp ứng một phần vốn trung, dài hạn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này phản ánh những nỗ lực của Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV như đa dạng hóa các lĩnh vực, ngành nghề DNNVV được cấp tín dụng; giảm lãi suất cho vay về mức tối đa, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vốn vay cho các DNNVV có tình hình sản xuất khó khăn. Những biện pháp này đã giúp Chi nhanh giữ được quan hệ với các khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.
Thứ ba, cơ cấu cho vay đối với DNNVV theo hướng tích cực
Về kỳ hạn, cơ cấu cho vay DNNVV theo kỳ hạn có sự hợp lý giữa kỳ hạn vốn huy động. Khác với các doanh nghiệp lớn, các DNNVV đa số vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh (tỷ trọng cho vay ngắn hạn của DNNVV chiếm hơn 86%). Điều này phù hợp với đặc điểm nguồn vốn huy động của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, giúp hạn chế rủi ro bất cân về xứng kỳ hạn. Mặt khác, dư nợ cho vay trung, dài hạn cũng có xu hướng tăng thể hiện Chi nhánh đã theo sát diễn biến thị trường và
64
quan tâm đáp ứng nhu cầu khách hàng DNNVV. Do khi nền kinh tế hoạt động ổn định, sẽ có nhiều DNNVV muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đầu tu dự án, mua sắm máy móc thiết bị sẽ tăng. Vì vậy, trong thời gian tới, kinh tế trong nuớc đuợc dự báo có xu huớng tăng truởng, Chi nhánh muốn phát triển hoạt động cho vay cần có biện pháp mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp.
Về ngành nghề, Chi nhánh đã hạn chế cấp tín dụng đối với các ngành phi sản xuất khơng đuợc khuyến khích uu tiên nhu kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi truờng. Du nợ đối với các lĩnh vực này rất thấp chỉ 1,2 tỷ đồng năm 2017 - chiếm tỷ trọng không đáng kể. Du nợ từ lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục tăng truởng và thể hiện sự quan tâm của Chi nhánh tới phát triển nông nghiệp nông thôn. Du nợ từ thuơng mại dịch vụ có xu huớng tăng truởng phù hợp với diễn biến thị truờng. Tuy nhiên tỷ trọng du nợ chỉ đứng thứ hai do lĩnh vực thuơng mại dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc Chi nhánh quan tâm hơn đến phát triển cho vay DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng do đây là thế mạnh của địa phuơng và sẽ góp phần nâng cao chất luợng hoạt động cho vay DNNVV nói riêng và Chi nhánh nói chung.
Thứ tư, nợ quá hạn và nợ xấu của DNNVVgiảm dần (thể hiện ở số liệu bảng 2.14 và bảng 2.15) góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay chung của Chi nhánh
Năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay DNNVV đều ở mức cao (tỷ lê nợ quá hạn là 4,12%, tỷ lệ nợ xấu là 0,58%), truớc tình hình đó, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này nhu tăng cuờng công tác thẩm định hồ sơ, tổ chức quản lý hoạt động cho vay, việc kiểm tra, giám sát quá trình cho vay cũng đuợc quan tâm hơn. Đồng thời, đối
65
với các DNNVV đang gặp khó khăn, Chi nhánh cũng thực hiện các biện pháp giãn, hoãn, khoanh nợ, giảm lãi vay cũ, tạo điều kiện cho vay mới với lãi suất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp nhờ đó mà đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, tiếp tục sản xuất, có lợi nhuận và thanh tốn các khoản nợ q hạn cho ngân hàng. Đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đã giảm xuống rõ rệt, giúp Chi nhánh tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển cho vay DNNVV của mình, tăng trưởng quy mơ đi đơi với đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.