Xây dựng chiến lược phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0982 phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoài đức luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

+ Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, đổi mới, cải tiến chất luợng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ.

+ Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, nắm vững các nghiệp vụ, nâng cao trình độ , ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công tác thẩm định và quản lý du nợ, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒI ĐỨC

3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa và vừa

Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh luôn là tiền đề quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp hay một phương án kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay Agribank Hoài Đức chưa xây dựng một chiến lược kinh doanh với những nội dụng, mục tiêu và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu phát triển cho vay đối với DNNVV.

Theo đó, Chi nhánh cần thực hiện một số công việc như:

Thứ nhất, xây dựng bản đồ kinh tế địa phương. Để hoạt động kinh

doanh đạt hiệu quả, Chi nhánh nên tìm hiểu, thu thập và xây dựng bản đồ kinh tế tại huyện Hồi Đức. Theo đó, Chi nhánh cần nghiên cứu thực tế trên địa

79

bàn các DNNVV đang hoạt động trong lĩnh vực gì, lĩnh vực nào là chủ yếu, thế mạnh cũng như định hướng phát triển của địa phương về lĩnh vực gì để đón đầu và tận dụng cơ hội nhằm phát triển cho vay DNNVV đúng đối tượng.

Thứ hai, chiến lược khách hàng. Chi nhánh nên thực hiện phân loại

khách hàng để phục vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng DNNVV. Nên phân loại khách hàng theo ngành nghề kinh doanh kết hợp với đặc điểm khách hàng và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Việc phân loại khách hàng như trên sẽ giúp Chi nhánh lựa chọn khách hàng có sự hợp lý giữa các ngành nghề, tránh rủi ro tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực và xác định được những doanh nghiệp uy tín để có những ưu đãi riêng dành cho đối tượng này. Đây là một trong những biện pháp góp phần xây dựng một mạng lưới khách hàng ổn định và bền vững.

Đồng thời ngân hàng cũng cần chủ động nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để tăng cường sự hiểu biết giữa người cho vay và người đi vay. Việc tìm hiểu có thể thực hiện qua phiếu điều tra khách hàng, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, thông qua các hiệp hội... Từ đó, hỗ trợ và cùng các DNNVV giải quyết các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay và sử dụng thật sự có hiệu quả.

Thứ ba, Chi nhánh cần đề xuất lên cấp trên các chính sách liên quan tới khách hàng, quy trình cho vay, lãi suất, tài sản bảo đảm, và xây dựng danh mục sản phẩm dành riêng cho DNNVV

về chính sách khách hàng: hoạt động tín dụng đối với DNNVV cần

có một chính sách khách hàng DNNVV riêng. Bên cạnh đó, đối với mỗi sản phẩm cho vay, tùy theo đặc điểm của từng ngành nghề để có những khác biệt

80

về lãi suất, điều kiện tài sản bảo đảm, biểu phí phù hợp với từng đối tuợng khách hàng.

về quy trình cho vay: Quy trình cho vay đối với DNNVV đang áp

dụng theo quy trình nhu đối với các doanh nghiệp lớn nên gây khó khăn, tăng chi phí và kéo dài thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. Hệ lụy có thể dẫn tới là hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng, nghiêm trọng hơn là làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Điều này gây khó khăn cho hoạt động phát triển cho vay của ngân hàng. Do đó, hoạt động cho vay đối với DNNVV cần một quy trình riêng, đảm bảo phù hợp với tính chất, đặc điểm của DNNVV. Qua đó, nó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phát triển cho vay đối với DNNVV của chi nhánh.

về chính sách lãi suất: Bên cạnh việc áp dụng mức lãi suất cho vay uu

đãi đối với DNNVV theo chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng có thể xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt hơn theo đối tuợng khách hàng, ngành nghề kinh doanh hay có thể căn cứ vào đặc điểm về kỳ hạn, phuơng thức giải ngân, phuơng thức trả nợ, kỳ hạn trả nợ của khoản vay để quy định các mức lãi suất khác nhau, giúp khách hàng lựa chọn đuợc khoản vay phù hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn.

về tài sản bảo đảm: ngân hàng có thể đa dạng hóa các tài sản bảo đảm

của DNNVV bên cạnh tài sản bảo đảm là bất động sản. Cụ thể, ngân hàng có thể chấp nhận các tài sản cố định của doanh nghiệp nhu dây chuyền máy móc, thiết bị hay các khoản phải thu sẽ giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng nên áp dụng linh hoạt tỷ lệ về tài sản bảo đảm và cân nhắc cho vay tín chấp đối với nhóm khách hàng có tín nhiệm tốt, tình hình tài chính lành mạnh, dự án kinh doanh khả thi, sản phẩm có sức tiêu thụ tốt trên thị truờng và có doanh thu đều đặn.

81

về xây dựng danh mục sản phẩm dành riêng cho DNNVV: mỗi sản

phẩm đều được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định và nó chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi phục vụ đúng đối tượng khách hàng. Do đó, các DNNVV với những đặc điểm, tính chất hoạt động riêng có, họ cần một danh mục sản phẩm chuyên biệt, phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, ngoài các sản phẩm riêng lẻ, cần phát triển các sản phẩm trọng gói dành cho DNNVV. Sản phẩm trọn gói bao gồm việc cung ứng nguồn vốn vay và các dịch vụ bảo hiểm, thanh tốn... sẽ cho phép khai thác tồn diện các tiềm năng hợp tác với khách hàng DNNVV. Việc này sẽ giúp các DNNVV giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNVV trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ cho vay. Các gói sản phẩm được phát triển có thể dựa trên cơ sở: phục vụ một mục đích nhất định hoặc dành cho một nhóm có đặc điểm chung.

Một phần của tài liệu 0982 phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoài đức luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w