Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0987 phát triển các sản phẩm tín dụng mới dành cho doanh nghiệp tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 36)

Sự gia tăng cạnh tranh

Thời kỳ trước năm 2 012 là giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng đều, mạnh, toàn diện trên các mặt, như : môi trường pháp lý từng bước được cải thiện;

công nghiệp và dịch vụ, đầu tư nước ngoài tăng mạnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,5%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh; tốc độ tăng GDP luôn ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung khu vực và thế giới; đời sống người dân được nâng cao; thêm vào đó sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường bán lẻ trong nước...Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán buôn nói chung và hoạt động tín dụng bán buôn nói riêng.

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính cho đủ mọi loại hình doanh nghiệp... Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính và các tổ chức khác. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển các sản phẩm tín dụng mới cho tương lai của các NHTM.

Thực tế môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng của Việt Nam hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp.

về số lượng: Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam "bùng nổ" về số lượng, với 4 ngân hàng quốc doanh (trong đó có 2 ngân hàng thương mại đã cổ phần hóa là Vietcombank và Vietinbank); 37 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có 13 ngân hàng thương mại chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị; 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 10 0 % vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Số lượng phát triển các Ngân hàng Việt Nam đang gây áp lực lớn đến sự tăng trưởng bền vững cho hệ thống Ngân hàng hiện nay.

về qui mô: Tình trạng ngân hàng bùng nổ đến độ “ra ngõ gặp ngân hàng” đã được báo động qua nhiều chương trình hoạt động của hệ thống ngân

hàng. Đặc biệt tại chương trình tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại được công bố cuối năm 2 011 và rõ ràng hơn vào năm 2012. Hiện nay các ngân hàng, chi nhánh và cơ sở của các ngân hàng đã đi đến từng ngõ từng nhà, đi từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược...Mạng lưới các ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn bao giờ hết, vì vậy việc quản lý tính hiệu quả của cho từng cơ sở của mình cũng là vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Không chỉ vậy, các Ngân hàng Việt Nam còn đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ là các ngân hàng nước ngoài. Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đàm phán gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, dự kiến đến năm 2 012 lĩnh vực ngân hàng mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam còn thấp với số lượng ngân hàng nhiều nhưng chưa đủ lớn để cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài.

Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Qúa trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các sản phẩm dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành tài chính ngân hàng thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng - các khoản lệ phí của dịch vụ không phải l i, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ l ãi cho vay (ví dụ như các các hình thức bảo lãnh, chiết khấu, cam kết tín

dụng...). Đồng thời điều này làm tăng khả năng bán chéo các gói sản phẩm ngân hàng, nâng cao khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ phong phú của các NHTM.

Sự biến động của môi trường kinh tế

Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm vừa qua và những dấu hiệu điều chỉnh cho năm 2 012 đang đưa nền kinh tế thế giới vào xu hướng mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn lớn trong giai đoạn tới. Đối với Việt Nam, lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến, sản xuất kinh doanh g ặp nhiều khó khăn bởi yếu tố giá cả đầu vào, lãi suất, nhập siêu... đang là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong năm 2011 ghi nhận gần 50.000 doanh nghiệp phá sản, các Doanh nghiệp còn lại hoạt động cầm chừng, tăng trưởng kém hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Với bức tranh toàn cảnh kinh tế với những nét cơ bản gồm “tăng trưởng chậm, không cân bằng và luôn bất ổn”, trong bối cảnh đó ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đang trải qua một giai đoạn đầy khó khăn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại tuy nhiên chất lượng tín dụng nhưng không đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng các khoản tín dụng có dấu hiệu đi xuống, cụ thể là nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên; nguy cơ từ tín dụng bất động sản được cảnh báo đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tín dụng ngân hàng; khả năng sinh lời của ngân hàng giảm mạnh...

Trước tình hình đó, các NHTM đang đẩy mạnh tính hiệu quả của sản phẩm cung cấp trong đó đ c biệt đối với các sản phẩm tín dụng ngân hàng. Tập trung cải tiến, phát triển sản phẩm tín dụng mới theo hướng tăng cường tiện ích sản phẩm và nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro là điều các NHTM đang hướng tới.

Sự biến động của chính sách

Đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, kéo theo đó là sự suy thoái tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang diễn ra trên khắp thế giới cho thấy vai trò quan

trọng của sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong ổn định kinh tế vĩ mô, giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng. Thông qua hai công cụ này, chính phủ điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu đề ra. Điều này được thể hiện như sau :

Bằng các biện pháp của mình, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết lượng tiền cung ứng ho ặc l ãi suất thông qua đó điều chỉnh hành vi đầu tư, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế (CSTT). Các quyết định của chính phủ về thuế và chi tiêu chính phủ (đầu tư) lại ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô (CSTK).

Tuy nhiên sự điều chỉnh liên tục các chính sách này của chính phủ trong từng thời kỳ đang có những ảnh hưởng chưa thực sự hiệu quả cho phát triển ổn định kinh tế Việt Nam. Cần có phối hợp nhịp nhàng các chính sách đề ra là tiền để tạo một môi trường kinh tế ổn định cho ngành kinh tế hoạt động hiệu quả. Đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực đang được Nhà nước quan tâm kiểm soát chặt chẽ để dẫn dắt thị trường đi vào tăng trưởng bền vững và ổn định.

Trong đầu năm 2012 và dự báo cho cả năm 2012, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ có những bước điều chỉnh lớn từng bước cơ cấu lại toàn bộ ngành. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tục ra các chính sách mới từng bước thắt ch t và kiểm soát lĩnh vực này. Điều này đang dần có những ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.

Vì vậy việc theo sát diễn biết chính sách từng thời kỳ và đề ra có những biện pháp hợp l , kịp thời là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển các sản phẩm tín dụng mới dành cho Doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất đối với từng NHTM.

Tiến bộ về công nghệ trong hoạt động ngân hàng

Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của ngân hàng. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn - một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí

hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại.

Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành ngân hàng thời gian qua. Công nghệ ứng dụng ngày càng hiện đại có thể làm thay đổi phương thức bán sản phẩm và loại hình sản phẩm cung cấp đến khách hàng.

Một phần của tài liệu 0987 phát triển các sản phẩm tín dụng mới dành cho doanh nghiệp tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w