Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu 1062 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 45)

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

* Sự phát triển của thương mại điện tử

Ngân hàng điện tử ra đời là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Xu thế cạnh tranh ngày càng khốc lịêt giữa các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã buộc các ngân hàng phải luôn luôn thay đổi, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào hoạt động của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của khách hàng. Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp do đó việc áp dụng TMĐT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành yêu

30

cầu tất yếu.

Đối với doanh nghiệp, TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt các thông tin đa dạng về kinh tế - thuơng mại, nhờ đó xây dựng đuợc chiến luợc sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị truờng trong nuớc và quốc tế. TMĐT cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình thuơng mại: thông qua mạ ng thông tin các chủ thể tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần nhu không còn khoảng cách về địa lý và thời gian, nhờ đó giúp cho việc quản lý và hợp tác đều đuợc tiến hành nhanh chóng; các đối tác mới, các cơ hội kinh doanh mới đuợc phát hiện nhanh và có nhiều cơ hội để lựa chọn.

TMĐT giúp giảm thấp chi phí văn phòng, chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phuơng tiện internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch đuợc với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên Web phong phú hơn và thuờng xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn lỗi thời. Thuơng mại điện tử qua internet giúp nguời tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch.

Tóm lại, TMĐT có thể giúp mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, giảm đuợc các loại chi phí, tăng khả năng phục vụ và tiếp cận nhanh chóng với khách hàng, giảm sự tham gia của đội ngũ nhân viên và tăng độ ổn định về chất luợng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Đối với các khách hàng, TMĐT giúp cho họ không cần xếp hàng chờ đợi để đuợc giao dịch mà giờ đây việc mua sắm hàng hóa sẽ trở nên nhanh chóng. TMĐT giúp cho đa dạng hóa các loại hình sản phẩm hàng hóa dịch vụ, khách hàng có thể lựa chọn đối tác mang lại sự tiện ích và hài lòng nhất cho họ. TMĐT giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, tiền bạc, thời gian và thỏa mãn nhất với nhiều sự lựa chọn.

rất lớn và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thuong mại điện

tử đã đua đến cho ngành ngân hàng một loại hình dịch vụ mới: nhanh chóng và

hiệu quả, đó là dịch vụ ngân hàng điện tử. Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ NHĐT đã tác động đến ngân hàng, đặt ra cho ngân hàng rất nhiều thách thức cũng nhu cơ hội để từ đó các ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. * Môi trường pháp lý

Dịch vụ NHĐT với việc sử dụng công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến sẽ yêu cầu cần có khuôn khổ pháp lý mới vì các Dịch vụ NHĐT chỉ có thể triển khai an toàn và có hiệu quả khi các dịch vụ này đuợc công nhận về mặt pháp lý. Một số quy định pháp luật đuợc coi nhu nền tảng cho dịch vụ NHĐT tại Việt Nam: ngày 29/11/2005, Quốc hội nứớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức đuợc áp dụng vào ngày 01/03/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm huớng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử; ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số...

Có thể nói một môi truờng pháp lý ổn định với các công cụ pháp luật đầy đủ sẽ là động lực tích cực cho sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ đuợc bảo đảm các hoạt động bằng hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

* Môi trường kinh tế - xã hội

Các yếu tố nhu tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cu, các chính sách, các chiến luợc phát triển của nền kinh tế quốc gia,...sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, là những yếu tố quan trọng ảnh huởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

32

Ngân hàng điện tử ra đời là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Vì vậy, chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả các hoạt động của ngân hàng điện tử khi có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin tiên tiến. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (chi phí đủ thấp để đông đảo nguời có thể tiếp cận đuợc). Do tính chất đặc biệt quan trọng của công nghệ thông tin trong sự phát triển của ngân hàng điện tử, nên các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần phải có nguồn vốn ban đầu để đầu tu và hoàn thiện hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của ngân hàng mình.

Đồng thời, Công nghệ càng tân tiến bao nhiêu thì vấn đề bảo mật càng trở nên cần thiết bấy nhiêu. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro trở thành một thách thức với các ngân hàng..

* Thói quen sử dụng tiền mặt:

Ngân hàng điện tử là phuơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng sẽ buộc phải mở tài khoản ngân hàng và phải duy trì số du tài khoản để thực hiện các giao dịch. Ở Việt Nam việc nắm giữ và giao dịch bằng tiền mặt vẫn là thói quen lâu đời của đa số nguời dân. Cũng nhu việc các cơ sở kinh doanh chua chấp nhận giao dịch bằng ngân hàng điện tử nhiều khiến cho thói quen này vẫn đuợc lựa chọn.

* Các yếu tố khác

Thói quen dùng tiền mặt của nguời dân khi tiền mặt vẫn luôn là một công cụ đuợc ua chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của nguời tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

Các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, xe... đều không ua chuộng POS cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh

thu để giảm bớt thuế thu nhập và không muốn mất phí cho ngân hàng.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

* Nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính.

Khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng giảm đuợc đáng kể nguồn nhân lực do có nhiều công đoạn đuợc tự động hoá và có máy móc hỗ trợ đắc lực. Nhung cũng chính điều này đòi hỏi mỗi nhân viên ngân hàng phải trang bị cho mình những kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc bằng các phuơng tiện điện tử, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng lại các phải nắm chắc hơn vì họ không còn làm việc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngoài ra, các ngân hàng cần phải có đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin đủ mạnh. Bởi con nguời luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của bất kì hoạt động nào, phát triển nhân lực mạnh mẽ sẽ góp phần to lớn cho những thành công của ngân hàng điện tử.

Bên cạnh đó, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tu. Vốn đầu tu đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tu lại thấp. Do đó vấn đề này cũng phần nào ảnh huởng đến hoạt động của dịch vụ NHĐT

* Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng điện tử và các yếu tố khác.

Ở Việt Nam hiện nay mạng luới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chua hoàn chỉnh và thống nhất. vẫn còn khá nhiều bất cập trong vấn đề sử dụng ATM khi còn quá nhiều vấn nạn bên ngoài tác động. Bên cạnh đó hệ thống ATM vẫn thuờng xuyên gặp phải những trục trặc nhất định làm ảnh huởng đến nhu cầu của khách hàng, dẫn đến những búc xúc không đáng có.

Việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện điện tử phải đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro. Nếu việc phòng ngừa không tốt sẽ dẫn đến ảnh huởng lớn đến

34

không chỉ một vài khách hàng mà còn cả toàn bộ khách hàng và hệ thống của ngân hàng đó.

* Sự đầu tư cho Ngân hàng điện tử:

Mỗi Ngân hàng có một chiến lược phát triển riêng, cũng như có các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đó muốn chú trọng vào phát triển. Lựa chọn đầu tư vào Ngân hàng điện tử sẽ là một chặng đường dài, không ngừng nghỉ nên các ngân hàng sẽ cần một nguồn vốn lớn, một sự đầu tư dài hạn. Chiếc bánh thị trường không hề nhỏ nhưng sẽ không được phân chia đều trong môi trường ngày càng khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu 1062 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 45)