TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

Một phần của tài liệu GIÁO án CHỦ đề full(6,7,8,9) 2020 2021 (Trang 82 - 84)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH

HOẠT ĐỘNG NHÓM

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập

- Tổ chức cho HS nhận xét

1. Nhân vật bà cô qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng. của bé Hồng.

Cuộc trò chuyện giữa bà cô và bé Hồng

Bà cô bé Hồng Nhận xét

Hoàn cảnh xuất hiện

-Gần ngày giỗ đầu cha bé Hồng. - Mẹ bé Hồng chưa về ..

- Chủ động tạo ra để nhằm mục đích riêng .

-Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng.

-Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

- Những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Hành động- Lời nói

+ Cười hỏi: Mày có muốn vào .... + Cười rất kịch....

+ Sao lại không vào, vào mà bắt mợ....

+ Mày dại quá cứ vào đi....

GV BÌNH- Quan sát lại văn bản chung ta thấy: khi nói chuyện với cô, Bé Hồng trả lời không vào - Khóc thì Bà cô an ủi, khích lệ “ Cứ vào đi ...“ nhưng lại ngân dài hai chữ em bé. Bà cô là người săm sói, độc địa, cứ hành hạ, nhục mạ đứa trẻ bằng cách xoáy sâu vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của nó. Bà cô tỏ ra lạnh lùng trước sự đau đớn đến tột cùng của đứa cháu. Bà lại tiếp tục kể về sự nghèo túng, đói rách của người mẹ và đến khi cổ bé Hồng đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng, bà cô lại đổi giọng ngậm ngùi xót thương người đã mất. Bà cô là người độc ác. Hình ảnh bà mang ý nghĩa tố cáo hạng người nhẫn tâm đến khô héo cả tình cảm ruột thịt.

-Chỉ cần kể lại, ghi lại một cuộc trò chuyện đối thoại Nguyên Hồng vừa khắc hoạ bức chân dung tiêu biểu cho một hạng người vừa bộc lộ thái độ dứt khoát, quyết liệt của mình.Bằng mấy câu nói có kèm theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhà văn dựng lại khá sinh động chân dung nhân vật bà cô. Nhân vật này chẳng những tiêu biểu cho hạng đàn bà “ miệng nam mô, bụng bồ dao găm” mà còn là hiện thân của cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội ngày đó.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG

1) TP “ Những ngày thơ ấu “của Nguyên Hồng đượcviết theo thể loại nào? A- Bút ký B- truyện ngắn C- Hồi ký D- Tiểu thuyết Đáp án:B

2) Em hiểu gì về sự kiện được nói tới trong hồi ký?

A- Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. B- Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện tư tưởng, nghệ thuật của mình.

C- Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những tưởng tượng suy đoán của người ta về tương lai. D- Cả 3 ý trên đều đúng .

Đáp án: A

3) Mục đích chính của tác giả khi viết: “ Tôi cười dài trong tiếng khóc “ là gì ? A- Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của bà cô về mẹ mình.

B- Nói lên trạng thái phức tạp của bé Hồng: Vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của bà cô về mẹ mình.

C- Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô nói về những việc làm của mẹ mình.

D- Nói lên niềm yêu thương, sự thông cảm đối với mẹ khi nghe bà cô nói về những việc làm của mẹ mình.

Đáp án: D

• Tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô

Một phần của tài liệu GIÁO án CHỦ đề full(6,7,8,9) 2020 2021 (Trang 82 - 84)