Thứ nhất, Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách lâu dài về phát triển ngành, vùng và thông qua việc điều hành chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn của nền kinh tế góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bên cạnh đó Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế - xã hội, môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, an toàn cho ngân hàng, tạo được niềm tin cho nhân dân vào tương lai, từ đó khuyến khích mọi thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh, cống hiến và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ cần có các biện pháp cụ thể hơn để kiểm soát giá tiêu dùng, phòng chống dịch bệnh... tránh tình trạng đầu cơ hàng hóa, tăng giá không thực chất khiến thị trường tiêu dùng mất ổn định.
Thứ hai, Chính phủ cần tăng cường công tác ban hành pháp luật nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ của môi trường pháp lý để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Theo nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài thì môi trường chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều điểm cần hoàn thiện đặc biệt là quy định, thủ tục và tính thống nhất trong các quy định. Điều này khiến các NHTM Việt Nam gặp lung túng trong quá trình thực hiện từ đó dễ gây phiền hà mất thời gian của khách hàng. Chính vì vậy Chính phủ cần bổ sung, thay đổi các nội dung mới liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân tại các Bộ luật như Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng... Với một môi trường kinh doanh được đảm bảo tốt, các cá nhân sẽ yên tâm bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng cho vay KHCN của các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng.
Thứ ba, Chính phủ cần có các tác động nhằm thay đổi môi trường văn hóa và thói quen tiêu dùng: để khắc phục tình trạng người dân Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn quen và sử dụng đến các khoản vay ngân hàng để tài trợ cho
- 96 -
các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Chính phủ cần có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng, chi trả dịch vụ và thanh toán hợp đồng thông qua tài khoản mở tại ngân hàng.... Hiện nay, việc trả lương cho cán bộ công chức và trả lương cho cán bộ hưu trí qua tài khoản ngân hàng đã được áp dụng tại tất cả các cơ quan, đơn vị hưởng lương ngân sách. Điều này nhằm làm hạn chế bớt thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng, mặt khác tạo được thêm nguồn vốn cho ngân hàng. Với việc tiếp xúc với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp cho người dân hiểu rõ hơn về ngân hàng, từ đó họ sẽ tiếp cận sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3 luận văn đã tập trung đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển cho vay KHCN tại Agribank Mỹ Đình như đa dạng hóa, phát triển sản phẩm, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp cơ sở vật chất, khai thác công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hoạt động marketing.... Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị đối với Agribank, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan nhằm hoàn thiện hơn môi trường pháp lý và các điều kiện khác cho hoạt động cho vay KHCN của các Ngân hàng thương mại.
- 99 -
KẾT LUẬN
Thị trường cho vay KHCN tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó mở rộng hoạt động cho vay KHCN là một hướng đi đúng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các NHTM có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Các KHCN cũng sẽ được hưởng lợi nếu ngân hàng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động này vì họ sẽ có tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Còn đối với nền kinh tế: nền kinh tế sẽ phát triển hơn khi nhu cầu mua hàng của người dân được đáp ứng nhanh hơn, cuộc sống của người dân cũng sẽ trở nên đầy đủ hơn, ngân hàng sẽ thực sự trở thành trung gian tài chính quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của cả người dân.
Để có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN thì việc tạo ra một quy trình cho vay thông thoáng là quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cũng cần đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thực hiện tốt công tác marketing đối với các sản phẩm này và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng.
Trong quá trình làm luận văn sẽ còn nhiều nội dung chưa đề cập tới, còn nhiều vấn đề chưa thật sâu sắc, vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các cán bộ đang công tác trong Ngành ngân hàng cũng như những ai quan tâm đến đề tài phát triển cho vay KHCN.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn GS-TS Cao Cự Bội đã tận tình hướng dẫn em trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận cũng như thực tiễn trong suốt quá trình làm luận văn và các đồng nghiệp công tác tại Agribank Mỹ Đình đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và phân tích để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
- 9S-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiến sỹ Tô Kim Ngọc, “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống Kê - 2004.
2. Tiến sỹ Hồ Diệu, “Giáo trình tín dụng ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống Kê -2004.
3. Peter S.Rose, “Quản trị ngân hàng thương mại” - Nhà xuất bản Tài Chính - 2001.
4. Học Viện Ngân Hàng, “Giáo trình Marketing ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống Kê -2004.
5. Frederic S. Mishkin, “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, TP Hà Nội - 1995.
6. Chính phủ, “Luật các tổ chức tín dụng” - năm 2010.
7. Edward W.Reed và Edward K.Gill, “Ngân hàng thương mại” - Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
8. Agribank Việt Nam, “Sổ tay tín dụng”.
9. Agribank Mỹ Đình, “Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh” các năm 2009, 2010, 2011.