Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin liên ngân hàng, đẩy mạnh mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau, thiết lập mối quan hệ mật thiết để có thể xây dựng được một hệ thống thông tin chung cho toàn ngành ngân hàng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) như thường xuyên cập nhật các khách hàng vay vốn, bắt buộc các tổ chức tín dụng phải báo cáo về khách hàng vay vốn của mình, thành lập các Công ty đánh giá tín dụng. CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa. Đồng thời xây dựng ban đánh giá xếp loại chất lượng tín dụng của các khách hàng có dư
- 93 -
nợ. Trung tâm CIC cho phép khai thác lịch sử tín dụng của các khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng.
Bên cạnh CIC, cần nghiên cứu tổ chức trung tâm cho phép các TCTD có thể khai thác thông tin về tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho phép các TCTD có quyền khấu trừ tài khoản của khách hàng tại bất kỳ TCTD nào để thanh toán nợ vay đến hạn mà không trả được.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật có đủ khuôn khổ cho việc thực hiện tốt luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức Tín dụng, bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn, năng động. Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và có cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phương án, dự án kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện Đề án tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hệ thống ngân hàng: nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạng các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Xúc tiến nhanh và có hiệu quả dự án hiện đại hóa ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ về sử dụng các chương trình mới theo hướng hiện đại hoá hệ thống ngân hàng do Worldbank tài trợ, các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về cho vay KHCN giữa các tổ chức tín dụng và các ngân hàng với nhau, nhất là các nội dung về cho vay khách hàng cá nhân. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm làm tại các tổ chức tài chính lớn trên thế giới về Việt Nam nói chuyện về định hướng phát triển ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ.
- 9'1 -