Tình hình hoạt động kinh doanh của AgribankMỹ Đình

Một phần của tài liệu 0969 phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 55)

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Mỹ Đình năm 2011

Đối với ngành ngân hàng nói chung và Agribank Mỹ Đình nói riêng thì năm 2011 là một năm đầy thách thức, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như: lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; lãi suất tăng cao; giá vàng và tỷ giá biến động phức tạp. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP trong đó coi việc “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” là nhiệm vụ hàng đầu. Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 20%, hạn chế cho vay phi sản xuất; áp dụng trần lãi suất huy động nội và ngoại tệ, điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và tỷ giá; thực hiện các giải pháp giảm tình trạng đô la hoá; thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...

Năm 2011 cũng là năm cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, các Tổ chức tín dụng vượt trần lãi suất huy động làm cho thị trường vốn và lãi suất biến động khó lường. Trước tình hình khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, những biến động đa chiều của tình hình kinh tế trong và ngoài nước cùng với sự biến động phức tạp của lãi suất và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Agribank Mỹ Đình đã thể hiện nỗ lực vượt bậc để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Quy mô hoạt động và thị phần luôn được mở rộng thông qua việc phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới các Phòng Giao dịch, tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nâng cấp công nghệ ngân hàng, đóng góp xây dựng hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách về sản phẩm dịch vụ của Agribank... để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng giúp cho Chi nhánh giữ vững được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- SB-

Hoạt động nguồn vốn

Bảng 2.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn của Agribank Mỹ Đình

2010 2011 (+)/(-) %

1 Tổng vốn huy động 2.572 2.542 -30 -1,17

- Vốn huy động bình quân/người 29,23 24 -5 -16,37

2

Vốn huy động phân theo loại tiền:

- Nội tệ 1.889 1.804 -85 -4,50

- Ngoại tệ (quy đôi VNĐ) 683 738 55 805

3

Vốn huy động phân theo thời gian

- Không kỳ hạn 845 724 -121 -14,32 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 666 527 -139 -20,87 - Có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 592 413 -179 -30,24 - Có kỳ hạn trên 24 tháng 469 876 407 86,78 4 Vốn huy động

phân theo đối tượng khách hàng

- Tiền gửi dân cư 608 1.060 452 74,34

- Tiền gửi TCKT 1.962 1.381 -581 -29,61

2009 2010 2011 Tỷ trọng 2011 Tông dư nợ (quy đôi) 1.292 2.516 2.998 100% Dư nợ KHCN 120,4 186,5 205,6 6,85% Dư nợ KHDN 1.171,6 2.329,5 2.792,4 93,15% Số lượng KHCN 336 405 403 - BH-

Biểu số 2.2: Tổng nguồn vốn qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm của Agribank Mỹ Đình)

Tổng nguồn vốn của Agribank Mỹ Đình nhìn chung có sự tăng trưởng đều qua các năm. Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, chi nhánh luôn linh hoạt, chủ động tìm kiếm và khai thác các khách hàng nguồn vốn, trong đó tập trung chủ yếu là huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế ... với lãi suất đầu vào hợp lý, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank. Năm 2011, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do biến động về lãi suất, tuy nhiên tổng nguồn vốn của Agribank Mỹ Đình vẫn giữ vững ở mức 2.542 tỷ đồng, giảm 30 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 1,17%. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm cụ thể: năm 2009 đạt 1,14%, năm 2010 đạt 1,64% và năm 2011 đạt 2,64%. Năm 2011 mặc dù tổng nguồn vốn có sự giảm nhẹ nhưng tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn vẫn tăng gần 40% so với năm 2010, điều này cho thấy hiệu quả và chất lượng hoạt động của Chi nhánh ngày càng tăng lên.

S4

Hoạt động Tín dụng

Biểu số 2.3: Dư nợ cho vay các năm từ 2008-2011 của Agribank Mỹ Đình

Đơn vị: Tỷ đồng

2008 2009 2010 2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 - 2011 của AgribankMỹ Đình)

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của Agribank Mỹ Đình

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết của AgribankMỹ Đình năm 2009, 2010, 2011)

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Từ giữa năm 2010 đến nay, nền kinh tế đã chứng kiến sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí

- 45-

có cả những doanh nghiệp lớn do không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng và không đủ sức cạnh tranh cả về quy mô lẫn năng lực quản trị điều hành trong thời buổi suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Agribank nói chung và Agribank Mỹ Đình nói riêng đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn, đăc biệt là các doanh nghiệp và hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn năm 2011 khoảng 388 tỷ đồng chiếm 12,94% tổng dư nợ, dự kiến đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này là khoảng 500 tỷ đồng. Trong những năm tới, để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa chủ trương chung của toàn ngành cũng như chiến lược trọng điểm của Agribank là phục vụ chính sách Tam nông, chi nhánh sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng vay vốn và cho vay các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh phục vụ nông nghiệp nông thôn như như chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhập khẩu phân bón, nhập khẩu thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu, có sự kiểm soát tốt với quy trình kiểm soát ngày càng chặt chẽ. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ nợ xấu của Agribank Mỹ Đình luôn đảm bảo ở mức dưới 1%, cụ thể năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 0,24% và năm 2011 là 0,64% trên tổng dư nợ trong tất cả các mặt nghiệp vụ như: tín dụng, thẻ tín dụng, thấu chi tài khoản, tài trợ thương mại....

Hoạt động phát triển dịch vụ

Với nhận thức sâu sắc về thu dịch vụ là nguồn thu có rủi ro thấp và bền vững trong hoạt động ngân hàng, kể từ khi thành lập đến nay, công tác phát triển dịch vụ ngân hàng luôn được Ban lãnh đạo quan tâm, thúc đẩy và được quán triệt tới từng Phòng nghiệp vụ và Phòng giao dịch của Agribank Mỹ Đình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về cả chất lượng và số lượng. Hiện tại, Agribank Mỹ Đình đã triển khai tất cả các sản phẩm dịch vụ mà

- 45-

Agribank đã ký kết hợp tác về dịch vụ chuyển tiền kiều hối như: Western Union, CitiBank, Bank of New York Mellon Taipei, MayBank... Các loại hình dịch vụ được đa dạng hóa, nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Năm 2011, tổng doanh số chi trả kiều hối của Agribank Mỹ Đình đạt 1.740.109 USD, tổng thu nhập ròng ngoài tín dụng đạt 31,5 tỷ đồng, chiếm 7,8% trên tổng thu nhập, vượt 55% so với kế hoạch Agribank giao.

Kinh doanh thẻ

Năm 2011, tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa đã phát hành là 26.420 thẻ, bao gồm: 24.928 thẻ Success và 1.492 thẻ liên kết sinh viên, trong đó số thẻ Success đang hoạt động là 22.971 thẻ trên tổng số dư: 40.726.729.281đ, đạt số dư bình quân 1.770.000 đ/thẻ. Tổng số thẻ tín dụng Quốc tế là 348 thẻ (trong đó số thẻ Visa Credit là 176 thẻ; số thẻ Master Credit là 172 thẻ trên tổng dư nợ đến hết 31/12/2011 khoảng 8,6 tỷ đồng, thu phí và lãi thẻ tín dụng gần 1,5 tỷ đồng. Tổng số thẻ ghi nợ Quốc tế tính đến 31/12/2011 là 482 thẻ, trong đó: 341 thẻ Visa Debit; 141 thẻ Master Debit, tổng số dư tiền gửi trong tài khoản của thẻ ghi nợ Quốc tế đạt hơn 4 tỷ đồng.

Tổng dư nợ tài khoản thấu chi khoảng 23,5 tỷ đồng. Agribank Mỹ Đình hiện đang quản lý vận hành 12 máy ATM, 115 chiếc EDC trên tổng số 45 đơn vị chấp nhận thẻ. Tổng doanh số thanh toán EDC tại các đơn vị chấp nhận thẻ trong năm 2011 đạt trên 40 tỷ đồng, tổng số phí thu được từ đơn vị chấp nhận thẻ đạt gần 600 triệu đồng.

Phát triển nhân sự, đào tạo cán bộ

Công tác nhân sự luôn được Ban Lãnh đạo Agribank Mỹ Đình quan tâm hàng đầu. Hiện nay, công tác quản lý nhân sự tại chi nhánh đã được tin học hoá và quản lý dữ liệu bằng phần mềm chuyên dụng. Việc nhập dữ liệu hồ sơ cán bộ vào chương trình quản lý nhân sự luôn được thực hiện đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên khi có biến động.

Trong năm 2011, chi nhánh tự tổ chức tập huấn cho 701 lượt người tham dự, tổ chức thi nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác nghiệp vụ, đã cử các cán bộ tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo do Trường đào tạo Cán bộ và Trụ

- 47-

sở chính tổ chức. Chú trọng đến công tác đào tạo sử dụng và vận hành các chương trình IPCAS cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ lãnh đạo và cán bộ mới tuyển dụng. Đối với cán bộ trong diện qui hoạch, chi nhánh cũng cử tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên sâu về quản trị ngân hàng hiện đại, phân tích đánh giá tài chính, quản trị rủi ro. Ngoài ra, Chi nhánh còn thường xuyên tổ chức thi các nghiệp vụ kế toán, tín dụng, tin học, văn thư lưu trữ, kiểm tra kiểm soát, tin học cho toàn thể viên chức tại chi nhánh, từ đó làm cơ sở bố trí, sắp xếp công việc đúng năng lực, sở trường của từng cán bộ, lựa chọn những cán bộ giỏi làm cơ sở bồi dưỡng cán bộ nguồn.

Tổng số lao động đến 31/12/2011 là 104 cán bộ, trong đó:

- Về trình độ chuyên môn, chi nhánh hiện có 13 cán bộ có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ trọng 12,5% lao động; 85 cán bộ có trình độ đại học chiếm 81,73%; 1 cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 0,96%; 3 cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 2,88%; 2 cán bộ chưa qua đào tạo làm công tác hành chính, lái xe chiếm 1,92%. Tuổi đời lao động bình quân tại chi nhánh là 30,7 tuổi. - Về trình độ ngoại ngữ: 14 cán bộ có trình độ đại học chiếm 13,46%,

56 cán bộ có bằng C chiếm 53,84%, 17 cán bộ có bằng B chiếm 16,34%. - Về trình độ tin học: 4 cán bộ có trình độ trên cao đẳng chiếm 3,84%, 1

cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 0,96%, 5 cán bộ có bằng C chiếm 4,8%, 80 cán bộ có bằng B chiếm 76,92%, 1 cán bộ có bằng A chiếm 0,96%.

Phát triển công nghệ ngân hàng

Hiện đại hóa công nghệ luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Agribank Mỹ Đình là một Chi nhánh trong hệ thống Agribank vì vậy được hưởng toàn bộ nền tảng công nghệ mà Agribank hiện đang có. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn

- 4g-

thiện, Agribank nói chung và Agribank Mỹ Đình nói riêng có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng ở trong và ngoài nước.

Phát triển mạng lưới, thương hiệu

Tính đến hết năm 2011, Agribank Mỹ Đình đã có 05 Phòng giao dịch trực thuộc. Các phòng đều được đặt tại các địa bàn có tốc độ phát triển cao, có vị trí giao thông thuận lợi, tập trung nhiều toà nhà văn phòng và các trung tâm thương mại, mật độ dân cư đông, có tiềm năng lớn về nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn dân cư. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, thị phần, Agribank Mỹ Đình đã đầu tư cơ sở vật chất làm việc khang trang, hiện đại cho các phòng giao dịch, cùng với đội ngũ cán bộ trẻ, có lợi thế về thể chất, tinh thần, năng động và nhiệt tình với công việc là những thuận lợi rất lớn, bước đầu tạo đà phát triển cho các phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh.

Với nhiệm vụ chính là huy động vốn, tổng nguồn vốn của 05 Phòng giao dịch huy động được đến 31/12/2011 đạt 716,6 tỷ đồng chiếm 28,2% tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn dân cư đạt 670,7 tỷ đồng chiếm 63% trên tổng nguồn vốn dân cư toàn chi nhánh. Nhìn chung, các Phòng giao dịch có tỷ lệ tăng trưởng về nguồn vốn khá tốt. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ và phát triển dịch vụ thẻ của các Phòng giao dịch cũng tăng trưởng rất ổn định. Tổng số lượng thẻ phát hành của 05 Phòng giao dịch đến thời điểm 31/12/2011 đạt 11.404 thẻ, tăng 5.528 thẻ so với năm 2010, tương đương mức tăng 94%. Tổng thu dịch vụ đạt 2.562 triệu đồng, tăng 1.635 triệu đồng, tương đương

176,4 % so với năm 2010.

Tài chính và kiểm soát rủi ro

Trong năm 2011, Agribank Mỹ Đình đã thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bằng 0. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8.

-

s49-

Công tác trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của Agribank Việt Nam và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số tiền dự phòng rủi ro đã trích là 70,6 tỷ đồng. Trong đó dự phòng chung là 16,2 tỷ đồng; dự phòng cụ thể là 51,4 tỷ đồng.

Năm 2011, Agribank Mỹ Đình đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm mà Agribank giao, trong đó có những chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao như: tổng thu - chi (chưa lương) đạt 67 tỷ đồng , tăng 158,9% so với năm 2010, hoàn thành 191% so với kế hoạch được giao năm 2011. Thu nhập ròng ngoài tín dụng đạt 31,1 tỷ đồng, vượt 55% so với kế hoạch được giao. Hệ số tiền lương đạt được là 1,87 lần.

Biểu số 2.4: Lợi nhuận của Agribank Mỹ Đình qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008- 2011 của Agribank Mỹ Đình)

2.2Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Mỹ Đình.

Một phần của tài liệu 0969 phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w