Thứ nhất, Agribank Việt Nam cần hoàn thiện quy trình thẩm định, các quy chế tín dụng theo tiêu chuẩn hệ thống giúp các chi nhánh thực hiện theo chuẩn mực thống nhất (có hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện khoản vay, các điều kiện cụ thể đối với từng nhóm ngành, từng đối tượng khách hàng theo quy mô và lĩnh vực hoạt động...), đa dạng hoá các sản phẩm và đối tượng cho vay đối với khách hàng cá nhân, tối giản hoá các thủ tục giấy tờ trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân;
- 92 -
Thứ hai, hỗ trợ chi nhánh trong quá trình làm việc và hợp tác với các Ban ngành có liên quan, các Tổng công ty và các doanh nghiệp lớn nhằm tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các Ban ngành, các Tổng công ty và doanh nghiệp đó.
Thứ ba, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý ngân hàng hiện đại, phân tích tài chính, quản trị rủi ro, tập huấn các nghiệp vụ ngân hàng, IPCAS II, qui trình kiểm tra kiểm soát nội bộ... từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, kỹ năng đạo đức nghề nghiệp nhằm chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ cho các chi nhánh.
Thứ tư, hỗ trợ các chi nhánh trong việc thẩm định và kéo dài thời gian trả nợ đối với các khoản cho vay có rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, hoàn thiện cơ chế xử lý rủi ro phù hợp theo hướng tích cực góp phần giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho chi nhánh; chỉnh sửa quy trình chấm điểm đối với khách hàng cá nhân cho phù hợp với thực tế đánh giá khách hàng.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để tăng các tính năng quản lý và theo dõi thông tin khách hàng, nâng cấp đường truyền để tránh xảy ra tình trạng lỗi mạng, quá tải trên hệ thống IPCAS.