tại Ngân Hàng Thương Mại
1.3.3.1 Nhân tố thuộc về chính sách của Chính Phủ
Khối DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và có nhiều tiềm năng phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng này Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển, có thể liệt kê một số chính sách như: Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trong đó đã đưa ra 5 nhóm giải pháp cần thực hiện, với mục tiêu lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp khởi nghiệp, tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật
không cấm. Hoặc chỉ thị 26/CT-TTg của chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016, theo đó nêu cao tinh thần: Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp. Chỉ thị nêu ra một số đặc điểm đáng ghi nhận nhu tạo chuyển biến tích cực về tu tuởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; cải thiện môi truờng đầu tu kinh doanh; từng buớc tháo gỡ các khó khăn, vuớng mắc của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đầu tu mở rộng sản xuất kinh doanh;
Năm 2017 Chính phủ đã ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức cơ quan và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ... với nhiều quy định uu đãi trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, để tạo môi truờng hoạt động thông suốt, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Chính phủ đã có chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/05/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trong đó nêu rõ: Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; truờng hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nuớc thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nuớc, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phuơng án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thuờng của doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã đuợc phê duyệt theo tinh thần trên.
Bên cạnh đó Luật Quản lý ngoại thuơng có hiệu lực ngày 01/01/2018 gồm 8 chuơng và 113 điều với nội dung: điều chỉnh công tác quản lý nhà nuớc về ngoại thuơng gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thuơng liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động của thuơng nhân, giữa các thuơng nhân với nhau; chỉ điều chỉnh đối tuợng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tuợng dịch vụ. Bên cạnh đó có một số chính sách quy định khác đuợc ban hành nhu Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực ngày 01/7/2018, bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2018. Bên cạnh đó, còn có một số điểm trong quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng đã đuợc điều chỉnh sửa đổi và có hiệu lực đầu năm 2018.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP trong tháng 3/2018 về huớng dẫn Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó các DNNVV đuợc huởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nuớc nhu tu vấn hỗ trợ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, tham gia cụm liên kết ngành chuỗi giá trị. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cũng đã ban hành thêm Quyết định số 2416/QĐ-NHNN vào ngày 18/11/2019, về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số ngành lĩnh vực kinh tế theo nghị định 39 này. Theo đó, các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các KHDNNVV khi có nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, ngành công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 về việc tiếp tục thực hiện những giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu, cải thiện môi truờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hay bổ sung sửa đổi một số luật nhu Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tu 2014 (sửa đổi năm 2016), Luật bảo vệ môi truờng 2014, Luật cạnh tranh 2004, triển khai thi hành Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội về các nội dung tu vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp...
Đồng hành cùng các chính sách hỗ trợ DNNVV của chính phủ Bộ Tu pháp đã ban hành Quyết định 565/QĐ-585 ngày 03/04/2018 với nội dung chủ yếu là triển khai mạng luới tu vấn pháp luật cho DN tại các địa phuơng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhằm huớng tới việc hỗ trợ trực tiếp, thiết thực nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hiểu và thực hiện các cam
kết trong hội nhập quốc tế. Theo kế hoạch này Bộ Tư pháp phải thay đổi hình thức tổ chức xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, phấn đấu tối thiểu 80% số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận được hỗ trợ tư vấn pháp luật. Trong đó sự tham gia chính của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, luật gia, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Xây dựng giải pháp tổng thể về chính sách cơ chế hỗ trợ phương án tài chính nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp tại các địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định kinh tế xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam;
Với những chính sách một cách đồng bộ, tổng thể để hỗ trợ các DNNVV của Chính phủ đã cho kết quả môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta đã được cải thiện đáng kể so với thế giới. Theo đó Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đứng thứ 70 trên 190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh trong năm 2019. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, chất lượng và minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, DN đổi mới sáng tạo. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh qua các năm. Năm 2019 , cả nước có hơn 138 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới số vốn đăng ký là 1.730.173 tỷ đồng, tăng 5,2% về số doanh nghiệp so với năm 2018 (theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư).
1.3.3.2 Nhân tố thuộc về Ngân hàng
Chủ trương cho vay DNNVV: thực tế hiện nay các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng lớn chưa quan tâm nhiều đến phát triển nền khách hàng DNNVV. Do những hạn chế của DNNVV như: vốn ít, quy mô hoạt động nhỏ nên hiệu quả đem lại từ cho vay DNNVV không cao. Trong khi thời gian, quy trình đánh giá thẩm định DNNVV tương tự như khi làm với doanh nghiệp lớn, do đó các ngân hàng có xu hướng khai thác phát triển doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Chính sách cho vay của NHTM: Mỗi ngân hàng có một chính sách cho vay riêng trong đó quy định về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, lãi suất cho vay,...Dựa trên các quy trình quy định chung Ngân hàng sẽ xây dựng chi tiết các sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng. Điều này có tác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng. Nếu chính sách cho vay đồng bộ, hợp lý, linh hoạt sẽ giúp xác định phương hướng cho cán bộ ngân hàng thực hiện quy trình một cách hiệu quả. Ngược lại nếu chính sách cho vay và cơ chế cho vay DNNVV không hợp lý sẽ dẫn đến hạn chế cho vay.
Quy mô vốn của ngân hàng: Quy mô vốn thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể phát triển cho vay, xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi khi mà quy mô vốn của ngân hàng đủ để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay của doanh nghiệp một cách kịp thời nhanh chóng.
Quy trình cấp tín dụng: quy trình gồm có 03 khâu là thẩm định, cho vay và thu nợ. Ngân hàng cần xây dựng quy trình một cách rõ ràng chi tiết và chặt chẽ phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm hạn chế các rủi ro cho vay đồng thời đáp ứng kịp thời và linh hoạt các nhu cầu của khách hàng.
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công và tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tìm hiểu thông tin thị trường, nắm vững quy định ngân hàng và pháp luật, từ đó giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng phát triển đi kèm với bền vững. Ngược lại, trình độ chất lượng thấp làm hạn chế khả năng phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng cũng như phát sinh rủi ro cho vay.
Cơ sở vật chất và công nghệ: Các ngân hàng nếu có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ tạo tin tưởng cho khách hàng khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Tạo thuận tiện và thiện cảm cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Công nghệ ngân hàng tác động tới khả năng vận hành, thu thập các thông tin,
công nghệ cao sẽ làm cho quy trình nghiệp vụ trở nên hợp lý khoa học và hiệu quả cao hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay DNNVV.
1.3.3.3 Nhân tố thuộc về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lĩnh vực hoạt động của DNNVV: Mỗi ngân hàng sẽ có khẩu vị rủi ro khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề của mỗi khách hàng, vì vậy khi tiếp cận một khách hàng cụ thể ngân hàng sẽ tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó có phù hợp với chiến luợc phát triển, định huớng cho vay của ngân hàng hay không. Đối với các DNNVV thì lĩnh vực hoạt động thuờng là thuơng mại với quy mô nhỏ, các ngành nghề hoạt động đang có nhiều tiềm năng phát triển.
Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp thể hiện thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác khi hàng hóa dịch vụ đuợc hoàn thành đúng thời hạn, thanh toán các công nợ kịp thời. Hay đối với quan hệ cho vay tại ngân hàng là cung cấp thông tin chính xác, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp có nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, thể hiện năng lực tài chính tốt, hoàn toàn có khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn sẽ đuợc ngân hàng đánh giá cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Năng lực tài chính đuợc thể hiện một phần thông qua các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, một phần thể hiện thông qua quá trình hoạt động doanh nghiệp (khả năng hoàn thành các hợp đồng kinh tế) và lịch sử quan hệ với ngân hàng (nếu có).
Khả năng quản lý của doanh nghiệp: khả năng quản lý của chủ DNNVV là một nhân tố quan trọng khi ngân hàng tiền hành cấp tín dụng. Với những nhà quản lý có trình độ và kinh nghiệm thì khi xây dựng phuơng án kinh doanh cần cân đối giữa nguồn vốn tự có và vốn vay phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, kiểm soát tốt chi phí, sử dụng vốn đúng mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp của ngân hàng mà tỷ lệ tài sản bảo đảm cho khoản cho vay sẽ khác nhau, có thể yêu
cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giá trị cho vay là 100% hoặc 0%. Các tài sản bảo đảm phải đáp ứng được các quy định của ngân hàng, không có tranh chấp theo thứ tự ưu tiên là: giấy tờ có giá (hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm, tiền trên tài khoản thanh toán), bất động sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn khái quát cơ bản các nội dung về khái niệm đặc điểm của DNNVV thông qua 3 nội dung chính như sau:
- Những vấn đề chung về khái niệm đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng thương mại
- Phát triển cho vay DNNVV tại ngân hàng thương mại
Nội dung chương 1 là những lý thuyết cơ bản để người đọc hiểu về định nghĩa, khái niệm, đặc điểm, phân loại cho vay, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá phân tích thực trạng việc phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Hoàn Kiếm tại chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI