Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu 0964 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 43)

2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chinhánh Hoàn Kiếm nhánh Hoàn Kiếm

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân Chi nhánh Hoàn Kiếm là quỹ tiết kiệm ở số 10 Lê Lai trực thuộc quản lý của ngân hàng chi nhánh Hà Nội, lúc bấy giờ nhiệm vụ chính của quỹ tiết kiệm là thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đảm bảo nhu cầu vốn cho các đơn vị kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Theo chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 và thực hiện điều lệ của NHCT Việt Nam, quỹ tiết kiệm ở sô 10 Lê Lai chính thức tách ra khỏi NHCT Hà Nội từ ngày 26/03/1988 và trở thành NHCT Hoàn Kiếm. Kể từ ngày 1/4/1993 chi nhánh chính thức được hạch toán độc lập và trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc quản lý của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trụ sở chi nhánh thời điểm đó đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Hoàn Kiếm thực hiện chức năng dịch vụ ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, theo luật các tổ chức tín dụng. NHCT Hoàn Kiếm được hoạt động theo quy định của pháp luật, có con dấu, được mở tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác, được phép thành lập các phòng giao dịch theo quy định của NHCT. Hiện nay Trụ sở chính của chi nhánh Hoàn Kiếm tọa lạc tại số 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Trước những năm 2016, cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã trải qua nhiều lần chia tách, sát nhập thay đổi các phòng ban nghiệp vụ. Kể từ năm 2016 sau khi Chi nhánh thực hiện chuyển đổi mô hình tín dụng thì đã ổn định và giữ nguyên cho tới hiện tại. Việc sắp xếp, bố trí nhân lực tương đối đầy đủ, phù hợp với năng lực trình độ, kinh nghiệm của cán bộ. Chi nhánh có khoảng gần 140 người

được bố trí vào các phòng ban, đứng đầu là Ban Giám đốc gồm Giám đốc và 6 Phó Giám đốc. Chi nhánh được chi làm 2 khối chính là khối kinh doanh và khối hỗ trợ. Khối kinh doanh bao gồm 3 phòng chính là Phòng KHDN, Phòng bán lẻ và phòng Giao dịch. Đây là các phòng nhận nhiệm vụ chính về việc phát triển kinh doanh tại chi nhánh. Trong 10 Phòng Giao dịch tại chi nhánh trong đó có 2 phòng Giao dịch hỗn hợp là phòng PGD Đồng Xuân và PGD Lê Văn Hưu. Gọi là loại phòng giao dịch hỗn hợp do được quản lý hồ sơ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng bán lẻ. 8 PGD còn lại gọi là các PGD bán lẻ do chỉ đơn thuần cho vay các đối tượng là khách hàng cá nhân hay các doanh nghiệp siêu vi mô (các doanh nghiệp chưa đủ tiêu chuẩn để được xác định là DNNVV). Cụ thể cơ cấu tổ chức được cụ thể hóa theo sơ đồ như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Hoàn Kiếm

(Nguồn Phòng tổng hợp Ngân hàng Công thương CN Hoàn Kiếm)

Theo mô hình hoạt động của Vietinbank và điều kiện về tổ chức hoạt động của chi nhánh Hoàn Kiếm, từ năm 2015 Chi nhánh đã tách Phòng khách hàng

doanh nghiệp thành 2 phòng là Phòng KHDN NVV và phòng khách hàng lớn nhằm mục đích quản lý khách hàng một cách hiệu quả, thông suốt, rõ ràng với chỉ đạo của NHCT đối với từng loại, phân khúc khách hàng. Cho đến nay, chỉ có 75/155 chi nhánh của ngân hàng Vietinbank thành lập phòng DNNVV, các chi nhánh còn lại vẫn giữ nguyên hình thức chăm sóc chung các khách hàng lớn và DNNVV tại 1 phòng duy nhất chưa có sự tách biệt rõ ràng do không đáp ứng đủ các điều kiện về kinh nghiệm quản lý, số lượng khách hàng, quy mô dư nợ.

Một phần của tài liệu 0964 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w