Văn bản pháp lý tham chiếu

Một phần của tài liệu 0964 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

> Xác định KHDN VVN theo quy định của Vietinbank

Theo công văn 4344/TGĐ-NHCT60 ngày 01/06/2018 quy định KHDN gồm pháp nhân thương mại gồm doanh nghiệp, và các tổ chức kinh tế khác có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và pháp nhân phi thương mại, bao gồm: Cơ quan

Tiểu phân khúc

Tong mức đầu tư

DTT Số dư bình quân Dự án Đầu tư đặc thù1 DADT còn lại Số dư BQTV Số dư BQ TG DN Vừa 500 - < 1000 200 - < 500 200-< 500 25 - < 50 2 - < 5

nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứng chính trị xã hội - Nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội, và các tổ chức phi thương mại khác; không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Từ khái niệm cho thấy phạm vi xác định của NHCT về Doanh nghiệp rộng hơn so với cách xác định của quy định khi một số tổ chức phi thương mại như cơ quan nhà nước vẫn được xem là doanh nghiệp.

Nhằm mục đích thống nhất trong công tác thực hiện quy định về quản lý khách hàng, Vietinbank phân chia KHDN thành các đối tượng, nhóm đối tượng có tính chất tương đồng nhau theo các tiêu chí phân khúc và ngưỡng cắt phân khúc xác định để tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh; xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ chăm sóc khách hàng và quản lý rủi ro. Các KHDN được phân thành 3 đối tượng: (i) Khách hàng DN lớn, (ii) Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (iii) Khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Trong đó, DNNVV được Ngân hàng phân thành các nhóm phân khúc sau: KHDN Vi mô, KHDN Vừa, KHDN Nhỏ và KHDN nhiều tiền mặt (gồm các pháp nhân phi thương mại và các Quỹ).

Trật tự ưu tiên xác định các tiêu chí để xác định khách hàng thuộc phân khúc nào theo thứ tự ưu tiên như sau:

V Theo loại hình khách hàng/nhóm loại hình khách hàng (không phụ thuộc vào giá trị doanh thu thuần/tổng mức đầu tư/ số dư bình quân) trong đó PK

DNNVV bao gồm: Bệnh Viện, Trường Học, Các quỹ như Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ đầu tư phát triển , Quỹ nhà đất, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ dịch vụ

viễn thông.

V Theo tổng mức đầu tư theo dự án của các KH doanh nghiệp mới.

f Theo số dư bình quân của khách hàng tại Vietinbank, trong đó ưu tiên số dư bình quân tiền vay được xem xét trước tiếp theo mới xét đến số dư bình quân tiền gửi. Áp dụng trong trường hợp chưa xác định được DTT của khách hàng.

Ngưỡng cắt phân chia các phân khúc được cụ thể hóa chi tiết theo bảng 1.2 như sau (thứ tự ưu tiên xét phân khúc giảm dần từ trái qua phải):

KHDN nhiều tiền

mặt

Phân theo loại hình khách hàng, chí phân khúc,bao gôm:

- Pháp nhân phi thương

mại

không phụ thuộc vào giá trị các tiêu

> Chính sách cho vay

Chính sách cho vay của Vietinbank được thể hiện trong quyết định số 165/2017/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 09/03/2017 về khung chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương và quy định sửa đổi lần thứ 1 theo quyết định số 055/2018/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 09/02/2018. Công văn số 167/2017/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 09/03/2017 về khung hoạt động cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Vietinbank. Các khung chính sách nêu trên là các văn bản quy định những

1 Bao gồm các dự án liên quan đến BĐS, điện năng, năng lượng, ngành than, sắt thép, cảng hàng không, hóa chất đặc thù....

nguyên tắc cấp tín dụng cơ bản nhất NHCT, nó được xây dựng trên các văn bản quy định của luật pháp và của NHNN nhằm thống nhất các hoạt động cấp tín dụng đối với tổ chức/cá nhân trên toàn hệ thống Vietinbank. Từ khung chính sách này Vietinbank ban hành các quy định cụ thể chính sách cấp và quản lý giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theo quyết định số 550/2017/QĐ- HĐQT-NHCT35 ngày 09/03/2017 để cụ thể hóa các nội dungtrong khuôn khổ mức độ rủi ro hợp lý của Vietinbank.

Chính sách tín dụng được thực hiện trên cơ sở minh bạch khách quan, thống nhất tại mọi đơn vị trong toàn hệ thống NHCT. Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng không phải ngoại lệ khi phải áp dụng các văn bản nêu trên để thực hiện trong các hoạt động kinh doanh của mình.

> Nguyên tắc về cho vay DNNVV

Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm: Quá trình thực hiện cho vay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm được phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân/tập thể cũng như trong các bước trong của quá trình cấp tín dụng. Chi nhánh đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân/tập thể trong quá trình cho vay. Quá trình phải được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật, của ngân hàng nhà nước, NHCT và của nội bộ Chi nhánh Hoàn Kiếm. Cá nhân/tổ chứcphải được xử lý nghiêm khắc và phải chịu trách nhiệm khi cố tình thực hiện trái quy định.

Nguyên tắc kinh doanh an toàn, hiệu quả: Chi nhánh đánh các dự án phương án sản xuất kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật, khả thi hiệu quả, có khả năng trả nợ trong thời gian cam kết để xem xét đưa ra quyết định cho vay. Không cho vay các dự án thự hiện sai quy định của pháp luật, có tính rủi ro cao, chưa xác định được nguồn trả nợ cụ thể hay các dự án mới thuộc những lĩnh vực ngành nghề hạn chế không được cấp tín dụng trong từng thời kỳ theo quy định của NHCT. Chi nhánh chỉ xem xét cho vay những khách hàng có đầy đủ tính pháp lý và các điều kiện tín dụng phù hợp với chiến lược khách hàng của

NHCT. Xem xét ưu tiên cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp gần với trụ sở công ty hoặc gần với các đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh để đảm bảo nguyên tắc giám sát, theo dõi thường xuyên khách hàng, giảm thiểu rủi ro khách hàng kinh doanh hoạt động không đúng mục đích.

Nguyên tắc cung cấp dịch vụ linh hoạt: Ngân hàng sẽ đánh giá một số tiêu chí như thời gian quan hệ, lợi ích mang lại, ưu tiên giao dịch tại ngân hàng, uy tín khách hàng, sử dụng nhiều sản phẩm, khách hàng có mức độ rủi ro thấp, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ... để đưa ra các chính sách ưu đãi, linh hoạt cho từng khách, các khách hàng tốt sẽ được hưởng chính sách ưu đãi tốt hơn như giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

Nguyên tắc thẩm định toàn diện: Công tác thẩm định và đưa ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng là một khâu rất quan trọng trọng hoạt động của mỗi ngân hàng, do nó ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của 1 ngân hàng. Nếu đánh giá sai về khách hàng thì có thể không thu hồi được nợ, mất nhiều thời gian, nhân lực vào công tác xử lý nợ hay xử lý tài sản. Công tác thẩm định phải được phân tích một cách toàn diện mọi nội dung như về pháp lý, mối quan hệ giữa các đối tượng vay, quá trình hoạt động, tính khả thi của phương án, dự án SXKD, tình hình tài chính và hoạt động SXKD, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác....Tuyệt đối không chỉ dựa một số yếu tố như đủ tài sản đảm bảo, hay doanh thu cao mà đưa ra quyết định cho vay.

Nguyên tắc kiểm soát rủi ro :Việc kiểm soát rủi ro rất quan trọng tạicác ngân hàng nói chung và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng. Kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo các hoạt động cho vay được diễn ra trôi chảy, tránh chồng chéo trách nhiệm, nhiệm vụ, giảm thiểu rủi ro trong và sau quá trình cho vay.Một số yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát rủi ro tại chi nhánh bao gồm: Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ, quản lý tín dụng, các văn bản quy định về uỷ quyền, phân cấp phê duyệt cấp tín dụng. Các văn bản nghiệp vụ, quy định quy chế, quy trình và các tài liệu khác có liên quan. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát sử dụng vốn

vay nếu phát hiện có hành vi vi phạm hợp về đồng tín dụng hợp đồng đảm bảo làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, hoặc có hành vi sử dụng vốn sai quy định thì phải tiến hành giám sát, xử lý ngay.Tùy vào mức độ rủi ro mà chi nhánh có mức rà soát hợp lý, rủi ro càng cao thì tần suất kiểm tra càng nhiều.Đối với các khoản nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro phải được chuyển kịp thời sang bộ phận có chức năng giám sátxử lý.

Nguyên tắc tuân thủ và khuyến khích sáng tạo phát triển: Tất cả mọi nhân viên phải thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định về quản lý tín dụng. Các vấn đề khó khăn vướng mắc phải được trao đổi phản hồi về Ban lãnh đạo để thống nhất phương án và cách thức giải quyết, không tùy tiện thực hiện xử lý trái với quy định. Các quyết cho vay định phải dựa trên những thông tin có căn cứ, cơ sở và phải có hồ sơ chứng từ đầy đủ, không được dựa trên thông tin không được kiểm chứng hay xuất phát từ cảm tính cá nhân.Chi nhánh Hoàn Kiếm khuyến khích cán bộ nhân viên sáng tạo cải tiến quy trình, các ý kiến sẽ được ban lãnh đạo chi nhánh xem xét và đưa ra quyết định. Ngoài ra khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc với tính sáng tạo trên cơ sở tuân thủ pháp luật và quy định của Vietinbank.

> Quy trình cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, các NHTM liên tục cải tiến phát triển các sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng rút giảm tinh gọn quy trình tới mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo về kiểm soát rủi ro và thực hiện đúng theo quy định. Với nhiều phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại như việc hệ thống ngân hàng đã thay đổi CoreBanking - hệ thống xử lý lõi ngân hàng tuy tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân vật lực nhưng với những mục tiêu đặt ra trong dài hạn thì sự thay đổi này thực sự rất cần thiết. Nhưng sự đánh đổi này cũng đã nhanh mang lại các lợi ích hiệu quả cho ngân hàng như việc thuận tiện trong trong quy trình xử lý, nhanh gọn trong công tác báo cáo, sắp xếp dữ liệu khoa học, hiệu quả. Giao dịch khách hàng của mình với chi phí thấp và phù hợp triển khai cung cấp được nhiều loại

sản phẩm, dịch vụ tài chính hơn so với trước đây. Nhưng, về quy trình cho vay vẫn thực hiện qua các bước cơ bản không thể thay thế. Ngân hàng luôn chú trọng cải tiến quy trình cấp tín dụng thiết lập quy trình cho vay có tính khoa học, đồng bộ và chặt chẽ nhằm đạt mục tiêu hiệu quả cho vay cao nhất. Do hoạt động mở rộng hoạt động tín dụng luôn chứa dựng nhiều rủi ro vì vậy cần có các biện pháp kiểm soát. Hiện tại chưa có một quy trình cho vay riêng áp dụng cho các đối tượngDNNVV mà vẫn phải tuân thủ theo một quy trình chung đối với khách hàng doanh nghiệp.

Quy trình cho vay là chi tiết các bước của từng bộ phận được mô tả từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng có nhu cầu vay vốn cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

Hiện tại Chi nhánh Hoàn Kiếm được NHCT đánh giá/xếp loại 2 về hạng chi nhánh trong việc cấp GHTD cho khách hàng doanh nghiệp. Tương ứng với mức xếp loại này chi nhánh có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng tối đa đối với 1 khách hàng doanh nghiệp là 35 tỷ đồng (bao gồm cho vay, bảo lãnh...), có thể nêu các bước cơ bản về quy trình cho vay đối với 1 khách hàng thuộc thẩm quyền tại chi nhánh như sau:

- Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ bán hàng tiếp cận và yêu cầu khách hàng khách hàng cung cấp các hồ sơ cần thiết, hồ sơ bao gồm một số thông tin cơ bản như sau: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp, phương án sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay, hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu có).

- Bước 2: Phân tích tín dụng

Khâu này đánh giá một cách tổng thể và chi tiết khách hàng từ nhiều nguồn thông tin, thẩm định tính chân thật từ các thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1 và thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác, từ đó ngân hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

năng khắc phục những rủi ro, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Từ cơ sở các thông tin đã được phân tích ở bước 2 và căn cứ vào quy định của Chi nhánh, khẩu vị tín dụng của ban lãnh đạo sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối khách hàng nêu trên.

- Bước 4: Giải ngân

Đây là bước tiền cho khách hàng hoặc đối tác của khách hàng nội dung đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.Tại bước này chỉ là khâu tác nghiệp hoàn thiện hồ sơ để có căn cứ cho các bộ phận có liên quan thực hiện trên hệ thống.

- Bước 5: Giám sát tín dụng

Công tác giám sát sau khi giả ngân cũng là một khâu rất quan trọng. Cán bộ quan hệ khách hàng phải định kỳ kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng theo thỏa thuận như đã ký trong hợp đồng tín dụng,tình hình tài chính của khách hàng, theo dõi hiện trạng tài sản đảm bảo,... để trong trường hợp phát sinh các trường hợp gây bất lợi, ngân hàng phát nắm bắt và xử lý kịp thời.

- Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là khâu cuối cùng trong quy trình cho vay khách hàng. Tại bước này khách hàng và ngân hàng sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đã thống nhất tại hợp đồng tín dụng. Hai bên sẽ không còn ràng buộc nhau, ngân hàng làm các thủ tục hoàn trả lại tại sản bảo đảm cho khách hàng trong trường hợp khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng. Hoặc ngân hàng phải xử lý tín dụng bằng cách bán tài sản bảo đảm hoặc xử lý thông qua tòa án có thẩm quyền.

2.2.2 Thực trạng phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

2.2.2.1 Thực trạng quy mô cho vay DNVVN tại chi nhánh Hoàn Kiếm

Chi nhánh có trụ sở nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc nội thành Hà Nội là địa điểm có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển. Nhung số luợng khách hàng DNNVV quan hệ cho vay tại chi nhánh còn rất khiêm tốn.

Hình 2.8 thể hiện số luợng khách hàng qua các năm, năm 2016 số luợng khách hàng DNNVV vay vốn tại Chi nhánh là 40 khách hàng, năm 2017 số luợng vay vốn là 50 (tăng thêm 10 khách hàng). Năm 2018, số khách hàng DNNVV vay vốn của Chi nhánh là 61 khách hàng tăng thêm 11 doanh nghiệp so với năm truớc. Năm 2019,

số luợng khách hàng đạt 69 khách hàng (tăng 08 khách hàng so với đầu năm).

Mặc dù nằm trên địa bàn có lợi thế nhung số luợng khách hàng DNNVV không những không có sự tăng truởng cao, bình quân mỗi năm chỉ tăng khoảng 10 khách hàng trong khi chi nhánh hiện có 1 phòng KHDN và 2 phòng giao dịch hỗn hợp đuợc phép cho vay doanh nghiệp VVN, vậy bình quân mỗi phòng chỉ phát triển đuợc khoảng 3 khách hàng mới mỗi năm.

So với một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội thì số luợng khách hàng hiện hữu khá khiêm tốn nhu chi nhánh Hà Nội có 134 khách hàng, chi nhánh Bắc Hà

Một phần của tài liệu 0964 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w