Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0964 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 76)

Từ các thực trạng nêu trên có thể đánh giá được các điểm nổi bật nhất mà chi nhánh đã thực hiện tốt là kiểm soát rủi ro và lựa chọn đối tượng cho vay phù hợp hướng đến ổn định, bền vững. Kiểm soát rủi ro là vấn đề nổi bật nhất khi

năm 2019 chi nhánh chỉ còn 2 tỷ đồng nợ xấu (giảm từ 4,4% năm 2017 xuống còn 0,3% trong năm 2019) tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 ngày càng đuợc cải thiện qua các năm. Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo ngành nghề có sự phù hợp với thế mạnh của địa bàn, các khoản tín dụng DNNVV cho vay có TSĐB có tỷ trọng ngày càng tăng qua các năm,... Bên cạnh đó nhờ áp dụng nhiều biện pháp quản trị rủi ro mà tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu DNNVV ngày càng giảm. Cho thấy, ban lãnh đạo chi nhánh đã quan tâm hơn tới cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tán rủi ro và có hiệu quả cho vay cao hơn, cho vay DNNVV ngày càng góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Chi nhánh huớng mục tiệu lựa chọn đối tuợng cho vay có hiệu quả cao, có tính rủi ro thấp cụ thể là cho vay vốn luu động các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (DTT từ 20-60 tỷ) có tài sản bảo đảm. Đồng thời rút giảm du nợ khoản vay trung dài hạn của các doanh nghiệp có quy mô lớn (DTT từ 60 - 200 tỷ đồng) mà không có tài sản bảo đảm.

Tuy quy mô du nợ cho vay DNNVV của Chi nhánh các năm qua biến động theo xu huớng giảm trong những năm gần đây nhung số luợng khách hàng cho vay DNNVV có xu huớng tăng lên, uu tiên tăng truởng phân khúc vi mô để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo sự ổn định về quy mô tín dụng. Du nợ mới tăng thêm của các khách hàng mới chủ yếu là khoản vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh nên có sự ổn định tuơng đối cao.

Để có kết quả trên kéo theo các vấn đề chi nhánh đã kiểm soát tốt thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của Vietinbank, số lỗi về quy trình và tác nghiệp trong quá trình cấp tín dụng hệ thống hầu nhu không có hoặc có thể nói là rất ít. Cho vay KHDN VVN đã đem lại những hiệu quả quan trọng cho tới các doanh nghiệp, kịp thời cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thuơng mại xuất nhập khẩu hay các hoạt động đầu tu mua sắm đuợc vật tu nguyên nhiên vật liệu, dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc công nghệ.

NHCT đã đặt ra và áp dụng linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng DNNVV trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bao gồm chi nhánh cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, tài trợ chuỗi cung ứng, bảo hiểm, trả lương qua tài khoản, giải pháp quản lý tài chính, thu hộ, tài trợ thương mại, quản lý dòng tiền, ... Các gói sản phẩm được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Chi nhánh áp dụng linh hoạt chào bán các sản phẩm, dịch vụ mà NHCT đang cung cấp, trong đó có 07 chương trình tín dụng (chương trình đồng hành cùng KHDN VVN, 26 sản phẩm (cho vay ô tô, thương mại phân phối, vật tư y tế.), áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đến từng đối tượng khách hàng trong năm 2019, ví dụ như theo định hướng của Chính Phủ thì NHCT đã điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,0%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên thay vì lãi suất 6,5%/năm đã áp dụng trong các năm trước. Ngoài ra, NHCT ban hành các chương trình tín dụng thúc đẩy cho vay như: Chương trình đồng hành cùng KHDNNVV với mức ưu đãi thấp hơn so với sàn từ 1,5 - 2,0%, gói vay 1000 tỷ đồng hỗ trợ DN công nghiệp hỗ trợ; chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho DN khởi nghiệp quy mô 300 tỷ đồng; cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Cho vay doanh nghiệp thương mại phân phối.

Chi nhánh triển khai đồng bộ các chương trình mà trụ sở chính phát động để khai thác hàng tiềm năng hiện hữu, mang lại nhiều lợi ích, như tham gia “câu lạc bộ SME Club” để được hưởng ưu đãi về tài chính nổi bật có thể kể đến như lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, phí dịch; ưu tiên rút ngắn thời gian giao dịch thông trên hệ thống thẻ nhận diện hay ưu tiên giao dịch tại quầy; ưu tiên tư vấn lựa chọn sản phẩm/tiện ích tốt nhất hoặc được thông báo sản phẩm mới ngay khi sản phẩm được đưa ra thị trường.. .Đối với nhóm DN vi mô và nhỏ có giới hạn tín dụng từ 35 tỷ đồng trở lên, thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính, chi nhánh rà soát các khách hàng đủ

điều kiện tham gia “Line phê duyệt nhanh” nhu có thời gian quan hệ tín dụng trên 2 năm, có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định... để rút giảm quy trình, mẫu biểu nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục và thông báo sớm cho khách hàng về kết quả cho vay. Dẫn tới giảm thời gian xem xét, xét duyệt từ 21 ngày xuống còn tối đa 7 ngày làm việc. Việc giảm thời gian này mang lại rất nhiều lợi ích về cả thời gian, nguồn lực và tạo điều kiện cấp lại HMTD mới cho khách hàng nhanh chóng. Tránh truờng hợp kéo dài thời gian cấp lại tín dụng làm chậm trễ trong quá trình tái cấp vốn ảnh huởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành quả đã đạt đuợc trong công tác nâng cao chất luợng tín dụng, tại Vietinbank - Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác này, cụ thể nhu sau:

- Du nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh có sự giảm xuống kể từ năm 2017 đến nay mặc dù nằm trên địa bàn trọng điểm cho thấy chi nhánh chua tiếp cận và khai thác hết thị truờng tiềm năng trên địa bàn hoạt động. Ngoài ra về quy mô cho vay của chi nhánh ở duới mức 1.000 tỷ đồng, thấp hơn so với các chi nhánh trên địa bàn mặc dù có lợi thế về thời gian hoạt động từ khi thành lập NHCT đến nay. Về xếp hạng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm trong hệ thống NHCT, Chi nhánh đuợc xếp loại 2/5, không phải là chi nhánh nổi trội có kết quả hoạt động kinh doanh nhu các chi nhánh khác trên địa bàn nhu chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Thanh Xuân, Ba Đình.... - Số luợng khách hàng cho vay mặc dù có xu huớng tăng lên nhung số

luợng khách hàng cho vay còn thấp với số luợng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và luợng khách hàng tăng mới qua các năm cũng khá thấp. Năm 2017 là 50 doanh nghiệp, năm 2018 là 61 doanh nghiệp, năm 2019 là 69 doanh nghiệp trong khi địa bàn quận Hoàn Kiếm có hơn 1400 doanh nghiệp đang hoạt động. Nhu vậy, khả năng khai thác thị truờng của Chi nhánh còn thấp.

- Tỷ trọng dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản có xu hướng giảm xuống theo thời gian nhưng tỷ lệ này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2019 dư nợ không có bảo đảm là 224 tỷ đồng dư nợ cho vay không được bảo đảm bằng tài sản (tương đương 32% tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV) trong khi đó tài sản bảo đảm phương án thu nợ thứ 2 giúp Chi nhánh giảm thiểu được rủi ro khi khách hàng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng, giúp ngân hàng có thể giảm được thiệt hại về tài chính khi phát sinh rủi ro.

- Trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đang có xu hướng thắt chặt điều này thể hiện qua việc dư nợ cho vay có xu hướng giảm xuống qua các năm và tỷ lệ nợ xấu cũng đang giảm xuống. Việc tăng cường quản trị rủi ro là việc làm cần thiết và không thể bỏ qua tại mỗi ngân hàng, nhưng việc quá chú trọng trong công tác quản trị rủi ro sẽ không thể tăng trưởng cho vay. Chi nhánh cần xem xét lại điều này để có thể cân đối giữa việc tăng trưởng và quản trị rủi ro.

- Nhiều cán bộ tín dụng còn mới xem trọng một trong số các bước trong quy trình cho vay, chưa đánh giá được tầm quan trọng trong tổn thế các bước. Ví dụ như trong quá trình xét duyệt cho vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa thực sự quan tâm, bám sát vào tình hình của doanh nghiệp nên nhiều khi chưa được phát hiện, xử lý giúp đỡ kịp thời khi khách hàng gặp khó khăn, có dấu hiệu rủi ro.

- Về thủ tục cho vay chưa linh hoạt còn quá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về thế chấp tài sản bảo đảm. Do quy mô NHCT khá lớn nên các khâu, quy trình luôn phải đảm bảo, chắc chắn phải thực hiện từng bước từ hoàn thành hồ sơ và hệ thống phê duyệt.

- Còn nhiều lỗi tác nghiệp trong hoạt động cho vay, nhiều hồ sơ thiếu chứng từ chứng minh, thiếu chữ ký khách hàng một phần do tình trạng quá tải khi một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều khách hàng một lúc.

2.3.3 Nguyên nhân

Các tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ 3 nhân tố: từ phía ngân hàng, từ phía DNVVN và một số nhân tố khác, cụ thể như sau:

> Từ phía ngân hàng

Do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và áp lực về nhu cầu vốn bắt buộc các ngân hàng phải áp dụng lãi suất huy động cao, đồng thời mong muốn tối đa hóa lợi nhuận dẫn đến việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay khá khó khăn. Do vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn ở mức cao, đôi khi khả năng sinh lời không đủ bù đắp tiền gốc là lãi phát sinh trong kỳ tại ngân hàng.

Đặc biệt, thẩm quyền của Chi nhánh đuợc duyệt cho 1 khách hàng doanh nghiệp tối đa là 35 tỷ đồng, trên mức này phải đuợc duyệt tập trung tại TSC điều này làm cho chi nhánh không thể linh hoạt trong đàm phán, quyết định cho vay khách hàng. So với các ngân hàng quốc doanh khác mức thẩm quyền này khá thấp nhu BIDV (40-60 tỷ đồng), Vietcombank (40-70 tỷ đồng).. Trong khi Chi nhánh Hoàn Kiếm nằm trên địa bàn trọng điểm, tập trung nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số doanh nghiệp có nhu cầu vay vuợt quá thẩm quyền của chi nhánh nhung có nhu cầu sử dụng vốn gấp nhưng không được giải quyết nhanh do chờ thời gian tái thẩm định của TSC, nếu xử lý trong thẩm quyền chi nhánh lượng vốn được giải quyết không đủ đáp ứng nhu cầu, khi đó khách hàng sẽ chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác.

Các cơ chế đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng càng ngày càng được cải thiện và chặt chẽ, chú trọng nhiều vào khâu pháp lý của tài sản, do việc xử lý tài sản bảo đảm thường rất mất nhiều thời gian và vật lực khi xảy ra trường hợp thu nợ bằng tài sản bào đảm, nhưng hiện các văn bản quy định, cơ chế chính sách vẫn có sự hạn chế chưa thể bao trùm được hết các trường hợp có thể xảy ra. Tài sản đảm bảo tiền vay là một trong những điều kiện quan trọng và tiên quyết để Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. Trường hợp khách hàng không có tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay vốn thì ngân hàng đánh giá có uy tín và khẩu vị rủi ro theo quy định của NHCT và của chi nhánh để áp dụng cho vay theo hình thức bảo đảm một phần bằng tài sản. Nhiều doanh nghiệp bị từ chối ngay ở bước tiếp cận với lý do DN không có tài sản thế chấp, hay tài sản thế chấp có giá trị quá thấp, hoặc có nhưng chưa đủ tính pháp lý. Thông thường các doanh nghiệp mới

thành lập chưa có tài sản tích lũy nên khó tiếp cận được vốn vay của ngân hàng, ngoài ra các doanh nghiệp này tài chính còn yếu dẫn đến nhiều bất cập trong công tác thẩm định, cho vay. Cho vay tín chấp mới chỉ trong phạm vi nhỏ chủ yếu áp dụng đối với các đơn vị có vốn kinh doanh nhà nước, đối với các doanh nghiệp không có vốn nhà nước khả năng vay tín chấp rất thấp và hầu như không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Chi nhánh cũng chưa thực sự quan tâm đến hình thức cho vay này.

Quy trình cho vay trải qua nhiều thủ tục, giai đoạn, điều kiện giấy tờ phức tạp, nhiều loại. Có nhiều trường hợp khách hàng phàn nàn về thời gian ra quyết định cho vay. Một phần nguyên nhân từ phía khách hàng cung cấp hồ sơ còn thiếu, không đủ thông tin để thẩm định khách hàng, và khi có hồ sơ đầy đủ của khách hàng thì cũng mất khá nhiều thời gian để xác thực các thông tin này.

Trình độ năng lực cán bộ tại chi nhánh chưa đồng đều, quan trọng nhất là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, hoặc bất cập về các thông tin từ thị trường làm cho thông tin thẩm định bị sai lệch. Công tác thu thập và phân tích thông tin tín dụng đối với DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thông tin bất cân xứng thông tin làm tăng mức độ rủi ro thẩm định.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn đơn giản, chưa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, vẫn tập trung các nguồn lực vào hoạt động cho vay, còn nghiệp vụ khác như bảo lãnh, cho thuê tài sản, bảo hiểm và chiết khấu chứng từ chiếm tỷ trọng ít. Ngoài ra các sản phẩm bổ trợ để lôi kéo khách hàng về doanh nghiệp còn ít, hầu như các các sản phẩm dịch vụ NHCT có thì các ngân hàng khác đều có, nên chưa có tính chuyên sâu phục vụ khách hàng đặc thù, riêng biệt.

Tuy là một trong các ngân hàng có quy mô lớn nhưng các hoạt động marketing của Chi nhánh những năm qua còn chưa thực sự được chú trọng. Trong khi trên địa bàn có khác nhiều tổ chức tín dụng khác đang hoạt động rất tích cực. Do đó, uy tín và vị thế của CN còn chưa được đánh giá cao trên địa bàn, chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM khác.

Thực tế số lượng công việc tác nghiệp mà cán bộ tín dụng phải thực hiện hàng ngày khá nhiều nên việc sắp xếp thời gian tiếp cận các khách hàng tiềm năng còn nhiều hạn chế, còn tạo khoảng cách, chưa thể hiện được sự quan tâm sâu và rộng với khách hàng. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát của chi nhánh còn lỏng lẻo, vẫn còn nhiều trường hợp để xảy ra sai phạm, vi phạm quy trình, một phần là do công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên và đột xuất, cơ chế chế tài xử lý còn hạn chế, thậm chí còn có sự cả nể trong quá trình thực hiện.

> Từ phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số lượng DNNVV tuy nhiều nhưng quy mô nhỏ, tính bền vững rất hạn chế khiến cho các DNNVV tiếp nhận dự án, xây dựng đề án vay vốn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra đối tượng doanh nghiệp này kinh nghiệm làm dự án lớn, phụ thuộc nhiều tới nhân tố môi trường kinh doanh, do vậy khi có sự chuyển biến nhỏ của nền kinh tế cũng sẽ là một vấn đề lớn đầy thách thức của các DNNVV.

Đa số các hồ sơ về lập và tính hiệu quả của dự án kinh mà khách hàng cung cấp không đáp ứng được yêu cầu hay không đủ điều kiện. Do một số doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự vạch ra chi tiết bản kế hoạch kinh doanh, hoặc nếu có cũng thường sơ sài, không đủ các thông tin hay thiếu các thông tin mà

Một phần của tài liệu 0964 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w