Những cơ hội và thách thức đối với Agribank trong việc phát triển dịch vụ

Một phần của tài liệu 1010 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 116)

vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới

Những thuận lợi

Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, nhu cầu về SPDV ngân hàng của thị trường ngày càng tăng, trong khi hệ thống ngân hàng mới đáp ứng được một phần dân cư với dịch vụ chưa đầy đủ, vì vậy tiềm năng thị trường NHBL rất lớn chưa được khai thác triệt để. Hơn nữa 68% dân số sống tại khu vực nông thôn, vốn là khu vực mà Agribank giữ vai trò chủ lực, do đó đây là cơ hội cho Agribank phát triển dịch vụ NHBL.

Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, khả năng tiếp cận và xu hướng sử dụng CNTT trong đời sống của người dân tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó NHNN ban hành nhiều cơ chế chính sách triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đã được chính phủ phê duyệt tạo cơ sở pháp lý để phát triển và cung cấp SPDV tiện ích đến khách hàng.

Giai đoạn 2014-2015, Chính phủ đã triển khai thực thi nhiều chính sách, giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nền kinh tế mặc dù còn khó khăn nhưng đã có những phục hồi rõ nét, các chỉ tiêu như GDP, kim ngạch xuất khẩu, lượng kiều hối chuyển về nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ban hành các chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá

vàng tạo môi trường ổn định hơn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Agribank đang sở hữu cơ sở khách hàng lớn nhất trong các NHTM, với gần 10 triệu khách hàng cá nhân, hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp. Số lượng khách hàng cá nhân này là cơ hội rất lớn đối với Agribank trong việc triển khai và phát triển dịch vụ NHBL xoay quanh các khách hàng này.

Thị trường nông thôn, tuy đã có một số NHTM tham gia kinh doanh nhưng mức độ cạnh tranh còn thấp, nếu Agribank tích cực phát triển thì đây cũng là cơ hội cho Agribank tiếp tục chiếm lĩnh thị trường bán lẻ và giữ vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.

Hệ thống kênh phân phối gồm mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch Agribank rộng khắp trong cả nước tới từng vùng miền, với hệ thống máy ATM lớn nhất và phát triển các kênh phân phối hiện đại như Mobile Banking, Internetbanking là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ NHBL, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ quản lý dòng tiền cho khách hàng, thẻ, huy động vốn.

Hạ tầng CNTT được đầu tư, phát triển. Bên cạnh đó tại Agribank đã có bước tiến bộ lớn về CNTT so với giai đoạn trước và so với các NHTM trong nước. hệ thống CNTT hiện đại là nền tảng để gắn kết các chi nhánh trong việc triển khai các SPDV hiện đại mang tính hệ thống, là cơ hội để phát triển SPDV đặc biệt là các SPDV hiện đại chứa hàm lượng công nghệ cao.

Những thách thức

Giai đoạn 2016-2020 dự báo nền kinh tế vẫn còn khó khăn thách thức, đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Nợ xấu tăng cao trong khi tăng trưởng dư nợ thấp nên doanh số cho vay giảm mạnh kéo theo tốc độ lưu thông dòng tiền suy giảm, trong khi các hoạt động dịch vụ lại gắn kết với các dòng tiền lưu thông, thách thức các ngân hàng trong việc phát triển các SPDV nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng.

Với sự kiện gia nhập WTO, Việt Nam mở cửa ngành dịch vụ tài chính, các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam với khả năng phát triển dịch vụ ở trình độ cao đặc biệt là có ưu thế vượt trội trong việc khai thác, phát triển dịch vụ NHBL dần được đối xử công bằng với các NHTM trong nước. Các ngân hàng đều gặp khó

khăn trong việc mở rộng tín dụng, xử lý nợ xấu, để cải thiện tài chính hầu hết các ngân hàng đều huớng đến tập trung khai thác mảng dịch vụ còn nhiều tiềm năng, ít rủi ro hơn đó là dịch vụ NHBL. Do đó cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, kể cả ở thị truờng khu vực nông thôn.

Agribank có số luợng lớn khách hàng tại khu vực nông thôn, đặc điểm chung của nhóm khách hàng này là thu nhập thấp hơn so với khu vực thành thị, tập quán thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cu còn yếu, đại bộ phận vẫn ua dùng thanh toán bằng tiền mặt, khả năng thích ứng với công nghệ mới còn thấp cũng là một thách thức đối với việc phát triển dịch vụ NHBL của Agribank.

Đội ngũ cán bộ đông đảo vừa là cơ hội nhung với trình độ năng lực cán bộ còn thấp, tính chuyên nghiệp không cao, chua đáp ứng đuợc những thách thức trong môi truờng cạnh tranh cao, áp lực công việc và tác phong công nghiệp cũng là một thách thức lớn đối với Agribank.

Một phần của tài liệu 1010 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 116)