Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tại Eximbank

Một phần của tài liệu 1052 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 68)

2.2.2.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ ở Eximbank

a. Dịch vụ huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đó là nguồn cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh danh của ngân hàng và đó cũng là chức năng cơ bản nhất của NHTM.

Tình hình huy động vốn của Eximbank được thể hiện ở bảng 2.2. dưới đây:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Eximbank giai đoạn từ năm 2009- 2012

Ngắn hạn 41.001 87,26 58.0 98 82,17 55.558 476,3 63.730 8 62,4 Trung và dài hạn 5.9 88 12,74 12.6 07 17,83 17..219 23,6 6 38.270 37,5 2

Phân loại theo tiền tệ

VNĐ 25.455 54,17 39.7

64 56,24 45.369 462,3 72.845 2 71,4 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 11.960 25,45 19.3

17 27,32 26.353 136,2 28.230 8 27,6 Vàng quy đổi VNĐ 9.5 74 20,38 2411.6 16,44 1.055 145 925" 0,90 Tong 46.989 70.7 05 72.777 102.000

chí đó là: phân loại theo khách hàng, theo thời hạn và theo tiền tệ. Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động được của Eximbank có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2009 mới huy động được 46.989 tỷ đồng đến năm 2012 vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 102.000 tỷ đồng.

* Xét phân loại theo khách hàng:

- Lượng vốn huy động chủ yếu từ KHCN, lượng vốn này có sự tăng giảm khác nhau qua các năm nhưng chênh lệch không đáng kể, trung bình chiếm tỷ trọng khoảng hơn 70%. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là vào năm 2012 với 76,88%.

Sở dĩ như vậy là do vào năm 2012 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế, việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng, Eximbank đã triển khai nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng nhất là sản phẩm huy động ngắn hạn, tặng thêm tiền, vàng, quà cho

khách hàng khi gửi tiền, ví dụ như sản phẩm tiết kiệm qua đêm của Eximbank được đưa ra đầu tiên trên thị trường vào giữa tháng 5/2008 đã tạo cú hích trên thị trường và mang lại cho Eximbank kết quả rất khả quan từ sản phẩm huy động này, Tiền gửi « call » 48 giờ, Tiền gửi lãi suất theo thời gian thực gửi, Tiết kiệm tự động điều chỉnh lãi suất...). không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có song song với việc tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mại với nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài ra, Eximbank còn chú trọng đến các hoạt động chăm sóc khách hàng thông qua việc phát triền trung tâm hỗ trợ khách hàng Call Center, cải tiến liên tục chất lượng dịch vụ, rút ngắn quy trình, chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cao. Vào tháng 9/2011, nhóm SSP- Ban triển khai Ngân hàng bán lẻ ra đời với mục tiêu thúc đẩy bán hàng trên toàn hệ thống, tạo lập văn hóa bán hàng chuyên nghiệp, thay đổi tư duy bán hàng, tối ưu hóa lực lượng bán hàng và cơ chế khen thưởng linh hoạt, góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

* Xét theo thời hạn huy động:

Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn chiếm đa số trung bình chiếm khoảng hơn 80% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân chính là do nhằm tránh rủi ro lãi suất, nên lãi suất huy động trong nhiều năm liền được cơ cấu theo hướng kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài, hơn nữa như đã phân tích ở trên do những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ, để giải quyết tình hình căng thẳng thanh khoản của ngân hàng sản phẩm huy động ngắn hạn được tung ra với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và lãi suất cao.

* Xét theo tiền tệ huy động:

Nhìn vào cơ cấu tiền gửi tại Eximbank cho thấy, vốn huy động bằng VNĐ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. Trong đó, tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình khoảng 60%. Tiền gửi bằng vàng nếu không tính năm 2011 và năm 2012 thì nhìn chung có xu hướng tăng đều qua các năm.

Năm 2012 là năm tỷ lệ vốn huy động bằng VND cao nhất chiếm 71,42%, cùng hòa nhịp với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng đều vượt mức kế hoạch đề ra, vốn huy động từ các tổ chức và dân cư

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Phân loại theo khách hàng

TCTD khác 198 0 ,5 83 4 0,77 582 78 0, 319 43 0, Khách hàng doanh nghiệp 26.8 27 069,5 40.058 64,25 55.681 74,58 51.141 668,2 Khách hàng cá nhân 11.5 55 ,0 31 21.805 34,98 18.400 24,64 23.462 131,3

đạt 102.000 tỷ đồng, cao gấp 117% so với năm 2009 ( 46.989 tỷ đồng).

Ket quả này là do ngân hàng thực hiện chương trình SSP nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng về chất lượng dich vụ, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý. ngoài ra ngân hàng còn tổ chức nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng như : « Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi », « Tiết kiệm đa lộc », “ Quay số liền ngay, trúng ngay giải thưởng”, ...

Năm 2011, 2012 huy động vốn USD của ngân hàng tương đối thuận lợi. Một mặt là do tâm lý lo ngại về tái lạm phát, dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ, mặt khác là do tình hình biến động giá vàng, tỷ giá ngoại tệ giá đồng USD tăng cao, huy động vốn USD cùng chiều biến động tỷ giá USD. Bên cạnh đó để đảm bảo nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, Eximbank đã tăng lãi suất huy động USD các kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng, đưa ra các chương trình huy động vốn USD như “Gửi USD nhận quà tặng”, « tưng bừng khuyến mãi mùa hè », « Khuyến mãi tưng bừng, chào mừng sinh nhật », với 1.000 phần quà bộ ấm trà có giá trị.

Năm 2011 và năm 2012 do giá vàng tăng cao và lãi suất vàng giảm, nên ảnh hưởng nhiều đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nhiều khách hàng bán vàng giữ tiền đồng, hoặc một số khách hàng thì giữ vàng theo hình thức lướt sóng, không gửi cố định, lâu dài.

b. Dịch vụ tín dụng

Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, Eximbank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Hoạt động tín dụng của Eximbank luôn đạt mức tăng trưởng tốt thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Tổng dư nợ và cơ cấu giá trị dư nợ cho vay của Eximbank giai đoạn từ năm 2009-2012

89 8 8

Phân loại theo tiền tệ

VNĐ 29.7 62 77,1 4 41.946 67,28 47.784 63,99 48.804 65,1 4 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 6.2

04 16,0 8 18.997 30,47 26.132 35.00 25.174 33,6 0 Vàng quy đổi VNĐ 2.6 14 6, 78 1.4 03 2,25 747^ 1, 01 944^ 1. 26 Tổng 38.5 80 62.346 74.663 74.922 Tỷ lệ nợ xấu 1.82 % 1,42% 1,61% 1,32%

loại theo thời hạn và phân loại theo tiền tệ.

Dư nợ của Eximbank những năm qua có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, cơ cấu dư nợ cũng có những chuyển biến tích cực, phản ánh đúng thực tế phát triển của Ngân hàng. Từ mức dư nợ là 38.580 tỷ đồng năm 2009, năm 2012 đã lên đến 74.922 tỷ đồng mức tăng mạnh nhất là năm 2010 tăng 61,60% so với năm 2009 và năm 2012 là năm tăng ít nhất, chỉ tăng 0,35% so với năm 2011.

Trước những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010, Eximbank một mặt chủ động hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán... để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, mặt khác tích

cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng tín dụng ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong năm 2009, Eximbank đã tích cực triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất và đưa ra hàng loạt sản phẩm tín dụng mới nhằm hỗ trợ KHDN tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và tránh rủi ro về tỷ giá. Như vậy, việc nới lỏng CSTT, chính sách hỗ trợ lãi suất, cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung đã góp phần thúc đẩy dư nợ tín dụng của Eximbank tăng cao trong năm 2009. Tuy nhiên vào giữa năm 2010 khi thị trường bất động sản gặp nhiều bất lợi, kinh tế gặp nhiều khó khăn để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, Eximbank đã thắt chặt các khoản vay liên quan đến bất động sản. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank có chiều hướng giảm 1,42% vào năm 2010, và nhích lên 1,61% vào năm 2011, và giảm xuống 1,32% vào năm 2012.

* Xét phân loại theo khách hàng:

+ Đóng góp đáng kể trong tổng dư nợ cho vay là từ các KHDN trung bình chiếm khoảng 69% và có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 29.827 tỷ đồng năm 2009 đến 31/12/2012 dư nợ cho vay KHDN đã đạt 51.141 tỷ đồng.

Eximbank được biết đến là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ dành cho KHDN, nhất là các doanh nghiệp XNK vừa và nhỏ.

+ Chiếm tỷ trọng ít hơn trong cơ cấu cho vay là KHCN, trung bình chiếm khoảng 30,48% nhưng cũng không ngừng tăng lên, từ 11.555 tỷ đồng năm 2009 lên 21.805 tỷ đồng năm 2010, riêng năm 2011 dư nợ tín dụng cá nhân giảm nhẹ do những ảnh hưởng bất lợi của tình hình kinh tế nhưng vẫn đạt mức 18.400 tỷ đồng. Đến năm 2012 dư nợ tín dụng cá nhân có sự gia tăng đáng kể đạt mức 23.462 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng tiêu dùng đã trở thành một nguồn lực tăng trưởng và gia tăng thu nhập quan trọng của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KHCN, Khối KHCN đã nghiên cứu, phát triển và thường xuyên đổi mới các sản

phẩm tín dụng, liên kết với các đối tác bán chéo sản phẩm, cho vay mua nhà, mua xe kết hợp bảo hiểm, cho vay thấu chi qua thẻ, cho vay tín chấp, hỗ trợ du học quốc tế, cho vay đối với cán bộ nhân viên, cho vay cầm cố chứng khoán. Đồng thời các sản phẩm tín dụng đang triển khai cũng được điều chỉnh cả về chính sách và qui trình cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.

* Xét phân loại theo thời hạn:

- Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 là 27.591 tỷ đồng chiếm 71.52% tăng lên 50.627 tỷ đồng chiếm 67,81% tổng dư nợ năm 2011. Năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 51.036 tỷ đồng chiếm 68,12% tổng dư nợ.

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng dịch vụ cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tài trợ XNK, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay chứng khoán, cho vay bất động sản,...là chủ yếu. Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tốc độ quay vòng vốn nhanh vì vậy kỳ hạn vay vốn ngắn.

- Các khoản vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên, tỷ trọng cơ cấu cho vay từ chỗ chỉ chiếm 28,48% năm 2009 đã tăng lên 33,45% năm 2010 và có sự giảm nhẹ vào năm 2011 và 2012 chiếm 32,19% và 31,88% . Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng đó là phát triển tín dụng trung và dài hạn thông qua việc tài trợ các dự án đầu tư mở rộng kinh doanh, đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp, các dự án đồng tài trợ nhằm sử dụng vốn ổn định, lâu dài, tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mới có hiệu quả cao, hạn chế cho vay những ngành nghề đã bão hòa có tỷ lệ lợi nhuận thấp, hoặc những ngành kinh doanh có thị trường không ổn định.

- Xét phân loại theo loại tiền:

+Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo loại tiền, dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trung bình chiếm khoảng 68,39%. Năm 2009 chiếm 77,14% nguyên nhân là do cơ chế hỗ trợ lãi suất và cho vay lãi suất thỏa thuận, Eximbank đẩy mạnh cho vay VNĐ. Năm 2010 và 2011 tỷ trọng cho vay bằng VND có chiều hướng giảm chỉ

Doanh số (Tỷ USD) 6.1

0 10.80 0 20.1 2 23.6

Thu nhập (Tỷ đồng) 63^ 503^ 935^ 1.32

4

chiếm 67,28% vào năm 2010 và giảm xuống còn 63,99% vào năm 2011. Năm 2012 dư nợ cho vay bằng VNĐ tăng lên tuy nhiên chỉ chiếm 65,14%.

+ Dư nợ ngoại tệ và vàng nhìn chung có xu hướng tăng lên, năm 2009 đạt 6.204 tỷ đồng đến năm 2012 đã tăng lên 25.174 tỷ đồng. Dư nợ vàng chủ yếu ở dư nợ vàng cầm cố, sản xuất kinh doanh vàng và vay bất động sản,... Trong năm 2011 và năm 2012, giá USD và vàng có nhiều biến động, có chiều hướng tăng cao, hơn nữa thị trường bất động sản lại đóng băng do vậy nhiều khách hàng đã thay vì đầu tư vào bất động sản đã chuyển hướng đầu tư sang vàng và ngoại tệ.

* Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank:

Một trong những nhân tố thể hiện chất lượng dịch vụ ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Theo NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng là: Nợ quá hạn/ tổng dư nợ không được vượt quá 3% cho vay của ngân hàng đó.

Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sau đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các NHTM bị ảnh hưởng. Hệ quả là tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2008 tại Eximbank là 4,71%, trong khi tỷ lệ này trong các năm 2006, 2007 luôn được duy trì ở mức thấp (dưới 1%).

Trong năm 2009, Eximbank đã triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý nợ, miễn giảm lãi, xử lý tài sản bảo đảm, cấn trừ nợ, khởi kiện, triển khai thành lập công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, chủ động chuyển nhóm nợ cao hơn để trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các khoản nợ không còn khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, Eximbank thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng mới đảm bảo an toàn, đa dạng và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị trường. Các khoản nợ khó đòi còn lại cũng đã có giải pháp xử lý thu hồi. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại Eximbank nằm trong tầm kiểm soát, Eximbank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá các mức quy định của NHNN. Kết quả là năm 2009, Eximbank đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,82%. Năm 2010 có rất nhiều biến động về kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ giải thể, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đứng trước tình hình đó, Eximbank triển khai mô hình tín dụng ba bộ phận: FO, MO và BO, kiểm soát quy trình cho vay. Đồng thời cũng giảm thẩm quyền cho vay đối với Phòng Giao Dịch, thắt chặt cho vay đối với món giải ngân liên quan đến bất động sản. Những biện pháp đó đã phần nào giúp cho Eximbank kiểm soát tốt hơn những khoản nợ xấu, giúp cho tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu 1052 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 68)