Tăng cường tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu 1052 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 93)

Tiềm lực tài chính được xem là điều kiện tiên quyết, đảm bảo sự phát triển vững chắc của ngân hàng. Năng lực tài chính thấp gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Năng lực tài chính

thấp làm giảm độ an toàn của ngân hàng, giảm chất lượng cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, các DVNH hiện đại đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Bất kể lĩnh vực kinh doanh nào muốn phát triển đều cần phải có vốn đầu tư. Với việc phát triển DVNH cũng vậy, cần có vốn để nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đầu tư công nghệ, đào tạo cán bộ và trang trải các chi phí như tiếp thị, quảng cáo... Vì vậy, nâng cao tiềm lực tài chính có ý nghĩa rất lớn để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, đây là bài toán khó đối với các NHTM Việt Nam cũng như đối với Eximbank trong giai đoạn hiện nay.

Trước hết để nâng cao tiềm lực tài chính Eximbank cần phải tăng nguồn vốn của ngân hàng. Các giải pháp cụ thể là:

* Tăng vốn từ bên trong:

Nguồn vốn bổ sung tốt nhất chính là lợi nhuận giữ lại của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, Eximbank cần phải phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời triển khai các dịch vụ hiện đại - đây vốn là những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, Eximbank đang từng bước phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng dần tỷ trọng thu nhập từ thu phí dịch vụ thay vì truyền thống trước đây thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng.

* Tăng vốn từ các nguồn bên ngoài:

Các nguồn vốn từ bên ngoài có thể giúp Eximbank gia tăng vốn bao gồm: - Vốn từ ngân sách cấp bổ sung

- Nguồn vay cho mục đích cơ cấu lại NHTM của WB và IMF

- Phát hành thêm cổ phần để huy động thêm vốn, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thỏa thuận của ngân hàng với các chủ nợ.

- Chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi đã phát hành thành cổ phần - Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu mới của ngân hàng - Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ

- Thành lập các công ty liên doanh liên kết với sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài....

hàng đầu mà hệ thống ngân hàng đang rất quan tâm, đặc biệt là đối với Eximbank khi mà tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 6% thời điểm đầu năm 2009. Cuối năm 2012, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể, nợ xấu chiếm tỉ lệ 1,32% tổng dư nợ.

Để tránh tình trạng nợ xấu tăng cao như những tháng đầu năm 2009 đồng thời hạ thấp tỷ lệ này hơn nữa Eximbank cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác phân tích, đánh giá, cảnh báo mang tính thường xuyên kịp thời và tích cực thu hồi các khoản nợ xấu.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và xây dựng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng như: tiến hành áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng, chuẩn hóa các biểu mẫu tín dụng, quản lý rủi ro và xác định danh mục đầu tư tín dụng, thiết lập hệ thống xử lý nợ xấu có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1052 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 93)