Kiến nghị với chính phủ Việt nam

Một phần của tài liệu 1052 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 108)

Ngân hàng là một trong những ngành nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa và phát triển rất nhanh khiến cho mức độ rủi ro càng tăng cao. Vì vậy, Nhà nước cần có một cơ chế giám sát theo kịp với sự biến đổi của thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng.

* Trước hết, Chính phủ cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế luật pháp chính sách để tạo điều kiện cho các ngân hàng có một môi trường pháp lý thông thoáng minh bạch và đồng bộ, môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh.

Vai trò hỗ trợ của Nhà nước phải thể hiện bằng các chính sách, văn bản pháp lý đồng bộ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh giúp các ngân hàng trưởng thành chắc chắn hơn, nhanh chóng tiếp cận được thị trường dịch vụ tài chính quốc tế.

Hiện nay, công cụ tài chính là bảo hiểm tiền gửi được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bảo hiểm tiền gửi được coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia và là công cụ không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, đặc biệt đối với nền kinh tế hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam càng thể hiện rõ nét là một kênh quan trọng giúp Chính phủ giám sát rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và an ninh kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh mới, Chính phủ cần phải sử dụng tốt công cụ bảo hiểm tiền gửi thông qua việc nâng cao năng lực pháp lý, năng lực tài chính cho bảo hiểm tiềm gửi Việt Nam đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ mới. Cần xây dựng Luật Giám sát, Luật BHTG đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật.

* Chủ động có kế hoạch hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về DVNH trên thị trường

Điều này rõ ràng là thách thức cho Chính phủ đồng thời cũng là cơ hội cho ngành ngân hàng. Để làm thay đổi các thói quen cũ của người dân, giúp họ tự giác tiếp cận với các dịch vụ hiện đại không thể bằng các biện pháp truyền thống hay cưỡng chế hành chính. Khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, hỗ trợ tư vấn... khi họ thực sự thấy được lợi ích của những hoạt động này. Do đó, rất cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ. Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới cho thấy, khi có sự chỉ đạo quyết liệt, đúng mức của Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng, các kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền

mặt sẽ nhanh chóng tạo được bước chuyển biến hiệu quả. Tại Việt Nam Chính phủ có thể thực hiện các giải pháp như:

- Bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ khi đăng ký kinh doanh phải trang bị hệ thống, phương tiện hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt...

- Chính phủ cũng cần xem xét để đưa ra những ưu đãi như cho phép doanh nghiệp khi áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được hưởng một số thuận lợi hơn so với việc thanh toán dùng tiền mặt như được giảm một phần thuế thu nhập, một phần thuế VAT...

- Chính phủ và các cơ quan khác như Bộ Tài chính cần nghiên cứu, đưa ra những quy định về hạn mức nhất định quy định người dân, doanh nghiệp không được phép dùng tiền mặt để thanh toán (ví dụ, từ mức 5 triệu trở lên), mà phải thông qua các phương tiện như thẻ, chuyển khoản...

* Nhà nước cần phải đưa ra những tiêu chuẩn về công nghệ, về hoạt động kinh doanh cho những đơn vị tham gia cung cấp giải pháp, phần mềm cho các ngân hàng.

Việc mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trước tiên là nhiệm vụ của ngành ngân hàng nhưng nếu chỉ riêng ngành ngân hàng thì không thể đạt được mục tiêu này, bởi các tiêu chuẩn về công nghệ thanh toán và viễn thông, phát triển mạng máy tính toàn cầu Internet cũng như các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử có thể coi là những điều kiện quan trọng cho sự thành công và phát triển lâu dài của các DVNH hiện đại. Do vậy, Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn về công nghệ, về hoạt động kinh doanh cho những đơn vị tham gia cung cấp giải pháp, phần mềm cho các ngân hàng.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng trong nước đều tung ra các dịch vụ hỗ trợ người dùng thanh toán không dùng tiền mặt . Tuy nhiên, đáng lưu ý là thực trạng này cũng khiến cho người sử dụng dịch vụ lo ngại đến các vấn đề mất an toàn bảo mật...

Trên thực tế, hạ tầng CNTT, bảo mật trong từng giải pháp của các ngân hàng trong nước không đồng đều. Trong khi đó đáng lưu ý là tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác đang xuất hiện hiện tượng các đơn vị phát triển

những phần mềm đã “bắt chước” quốc tế trong lĩnh vực Mobile Banking, Mobile Payment, Internet Banking, dù chưa được kiểm chứng trong thực tế đã đưa vào ứng dụng trong ngành ngân hàng. Thực trạng này rất đáng lo ngại và nguy hiểm trong giao dịch, bởi với một quy mô nhỏ thì những ứng dụng đó có thể đáp ứng được, nhưng nếu là đưa ra phổ biến rộng rãi, số lượng lớn thì điều đó lại quả thực mạo hiểm. Vì vậy Chính phủ phải đưa ra các tiêu chuẩn kiểm định phần mềm công nghệ này.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam. NHNN có vai trò là ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, bảo đảm an toàn, hiệu quả các hệ thống thanh toán góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN.

Trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động phát triển dịch vụ của các NHTM được ổn định và bền vững, NHNN cần phải:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NHNN cần nhanh chóng ban hành các quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng; cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,...

- Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển, thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. Phát triển thị trường thẻ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư.

mật cho các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng điện tử, có chính sách khuyến khích các cá nhân, công ty sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ (giảm thuế, chính sách giá ưu đãi); có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính: Kho bạc, Thuế, Hải quan...

- NHNN cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng trên thế giới nhằm khai thông quan hệ đối ngoại về hoạt động ngân hàng. Từ đó chúng ta có thể tận dụng khai thác nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho các cán bộ ngân hàng.

- Xây dựng và công bố các tiêu chí xác định các sản phẩm dịch vụ mới của hệ thống ngân hàng, danh mục các sản phẩm dịch vụ được coi là sản phẩm dịch vụ truyền thống để tạo sự thống nhất cho các ngân hàng xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ của mình đồng thời làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành.

NHNN phải thể hiện được vai trò to lớn của mình đối với toàn hệ thống, là người

dẫn dắt định hướng cho sự phát triển của toàn ngành. Do vậy, kiến nghị với NHNN Việt

Nam cần có những biện pháp và cách làm cụ thể định hướng cho hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay các NHTM đang nỗ lực

hết mình tìm phương hướng và cách đi đúng đắn để tồn tại và phát triển trong hội nhập

kinh tế thì vai trò của người dẫn đường là quan trọng hơn bao giờ hết.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ ở Eximbank, đề cập đến những định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bao gồm xu hướng, triển vọng và mục tiêu phát triển. Eximbank chú trọng đến phát triển thương hiệu ngân hàng, tăng cường tiềm lực tài chính, mở rộng kênh phân phối, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, hiện đại hóa công nghệ ứng dụng trong ngân hàng, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế. Chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam và ngân hàng nhà nước để có thể phát triển dịch vụ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế của nước ta đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh cho các NHTM trong nước. Nắm bắt được xu hướng và cơ hội đó, Eximbank đã có nhiều biện pháp để ngày càng mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ của mình. Trong thời gian qua, với chiến lược kinh doanh đúng đắn cùng những nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động dịch vụ của Eximbank đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động này tại Eximbank vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Để đạt được mục tiêu của Eximbank là phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng vững mạnh vươn ra tầm quốc tế, vấn đề đặt ra là phải tìm ra các giải pháp để phát triển hoạt động dịch vụ trên cả hệ thống Eximbank.

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung được tập trung giải quyết trong luận văn là:

Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng. Luận văn đưa ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng như số lượng sản phẩm dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, doanh thu từ hoạt động dịch vụ, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập, các chỉ tiêu định tính như độ tin cậy, độ phản hồi, kỹ năng, độ tiếp cận, thông tin,...Luận văn cũng đã khẳng định sự cần thiết phải phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam nói chung và tại Eximbank nói riêng trong điều kiện hội nhập KTQT.

Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các giải pháp để phát triển dịch vụ của ACB và Citibank Việt Nam - hai ngân hàng đã thành công trong phát triển dịch vụ của mình và được nhiều tổ chức đánh giá cao, luận văn đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Eximbank.

Với những hiểu biết về thực tế hoạt động của Eximbank, luận văn tiến hành phân tích thực trạng phát triển các dịch vụ ở Ngân hàng trong thời gian qua. Đặc biệt luận văn đã sử dụng các tiêu chí được luận giải ở chương 1 để phân tích đánh giá, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các hạn chế trên cơ sở số liệu cập nhật đến hết năm 2012.

Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ của Eximbank trong thời gian tới, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những lợi thế, tận dụng các cơ hội và khắc phục những tồn tại, hạn chế rủi ro trong việc phát triển dịch vụ của Eximbank để hoàn thiện và phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.

Ngoài ra những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và NHNN xuất phát từ những vướng mắc của các NHTM và rào cản đối với hoạt động dịch vụ tại các NHTM với mong muốn góp phần xây dựng ngành Tài chính - Ngân hàng vững mạnh, đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Với sự hạn chế về thời gian và kiến thức của bài luận văn, tôi rất mong nhận được những đóng góp thẳng thắn và quí báu của các thầy cô giáo, các bạn đọc để hoàn thiện bài viết của mình trong những nghiên cứu sau này.

chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Eximbank (2009), Báo cáo thường niên.

3. Eximbank (2010), Báo cáo thường niên.

4. Eximbank (2011), Báo cáo thường niên.

5. Eximbank (2012), Báo cáo thường niên.

6. Phan thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Dương Văn Huy (2008), “ Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK): Hiện trạng và phương hướng phát triển”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, GVHD: GS.TS Hoàng Đức Thân.

8. Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Tập I, NXB Thống Kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Tập II, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, (2007), Nghiên cứu thị trường,

NXB Đại học Quốc Gia TP. HCM.

14. Nguyễn Đình Thọ & ctg, (2003), Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP. HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học, MS: CS2009-19, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.

15. Lê Hữu Trang, (2007), Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khách sạn của công ty cổ phần du lịch An Giang, Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.

17. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, Hà Nội.

18. Vũ Đức Trọng, (2006), Khảo sát thời biểu và sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao tại nhà, Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.

Tiếng Anh

19. Frederic S.mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính.

20. Parasuraman, A., V.A. Zeithaml, & L. L. Berry (1998), “SERVQUAL: a multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality”

Journal OfRetailing, 64(1): 12-40.

21. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 22. Zeithaml, V.A & M.J.Bitner (2000), Services Marketing, Boston: McGraw-

Một phần của tài liệu 1052 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 108)