DVNH ở Việt Nam đang phát triển hết sức nhanh chóng, đem lại tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với nhận thức và quan điểm đó sự cạnh tranh phát triển dịch vụ của các NHTM ở nước ta đang đi theo ba xu hướng sau:
Thứ nhất, các NHTM Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển DVNH bán lẻ.
Không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều NHTM Việt Nam xác định phát triển DVNH bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình, bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.
- Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các NHTM còn cung cấp DVNH thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác, cung cấp DVNH hiện đại Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Phone-Banking... cho chủ tài khoản.
- Hầu hết các NHTM đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một số đối tượng khách hàng và một số NHTM còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, Amex,... Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác cũng đang phát triển mạnh như dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông Điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, Citiphone, MobiFone.
- Đa dạng các sản phẩm của DVNH cá nhân: Các NHTM đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải,... Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị,...
- Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn. Việc hợp tác giữa Sacombank và PVN trong cho vay tiêu dùng và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, ABBank và Prudential Việt Nam (PVN) mở các điểm giao dịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, HDBank và ACE Life, Standard Chartered Bank - SCB và PVN... đã cho thấy triển vọng của dịch vụ bán chéo sản phẩm tài chính ở Việt Nam. Riêng Prudential đã thành công với mô hình này với hơn 70 quan hệ hợp tác ở 12 quốc gia châu Á.
Hai là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Một điều rõ nét và dễ nhận thấy đó là đến nay đã có nhiều NHTM thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả công ty chứng khoán trực thuộc. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán. Một số NHTM còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán, như: Vietcombank, Agribank, Sacombank, ACB,... Bên cạnh đó, một số NHTM khác còn triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và ngân hàng giám sát.
Ba là, mở rộng các DVNH quốc tế. DVNH quốc tế được hiểu là các giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ.
Một số loại DVNH quốc tế mà các NHTM Việt Nam đã và đang rất chú trọng phát triển:
- DVNH đại lý: Các NHTM Việt Nam hiện đang có quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý, đã biết lựa chọn một số ngân hàng chủ chốt để phân phối các giao dịch qua các ngân hàng này, đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế của ngân hàng được an toàn, hiệu quả; đồng thời tận dụng được các ưu đãi mà các ngân hàng đại lý dành cho ngân hàng như: chia sẻ phí, lãi suất cho vay thấp, lãi tiền gửi cao, đào tạo cán bộ. Cho đến nay, nhiều ngân hàng quốc tế đã cung cấp cho NHTM hạn mức
giao dịch ngoại tệ, hạn ngạch xác nhận L/C, trong đó nhiều ngân hàng cam kết tài trợ với hạn mức không hạn chế. Nhiều ngân hàng đại lý cho phép các NHTM được thấu chi đến một hạn mức tiền nhất định. Ngoài ra, các NHTM còn khai thác được nguồn tài trợ không cam kết của nhiều ngân hàng, giúp cho các ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời có nguồn ngoại tệ bổ sung cho nguồn vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Song song với mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở thị trường trong nước, các NHTM cũng đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường ngoại tệ quốc tế, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ cho khách hàng như USD, DEM, GBP, JPY, AUD, CAD, FRF, CHF, SGD, EUR,... thực hiện chuyển đổi từ loại ngoại tệ này sang loại ngoại tệ khác.
Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng, tại trụ sở chính của một số ngân hàng cũng đã tiến hành nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường ngoại tệ quốc tế thông qua các ngân hàng nước ngoài trên hai thị trường lớn là Singapore và London.
- Bao thanh toán - Factoring cũng được nhiều NHTM giới thiệu cho khách hàng. Hiện nay, Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có 204 thành viên ở 60 quốc gia thì Việt Nam nhiều ngân hàng cũng đang triển khai nghiệp vụ này.
- Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều NHTM được chấp nhận làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức thẻ: VISA, Master Card, Amex,...
- Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại các NHTM Việt Nam, nhiều NHTM phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union, Money gram... song dẫn đầu vẫn là Vietcombank, ACB, Eximbank,...
Như vậy, danh mục dịch vụ các ngân hàng cung cấp đang tăng lên nhanh chóng. Danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra sự thuận lợi lớn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một ngân hàng và tại một địa điểm. Thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hóa tài chính” ở kỷ nguyên hiện đại, công việc hợp
nhất các DVNH, bảo hiểm, môi giới chứng khoán... dưới một mái nhà chính là xu hướng mà người ta thường gọi là Universal Banking ở Mỹ, Canada và Anh; là Allginanz ở Đức; và là Bancassurance ở Pháp.
là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác, sự ổn định của tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu như đồng tiền bị mất giá nền kinh tế khủng hoảng sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Khi đó, doanh nghiệp có xu hướng hạn chế đầu tư, người dân có xu hướng rút tiền để tiêu dùng và mọi người không muốn sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp này, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác cũng bị hạn chế.
* Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố kể trên thì một số yếu tố sau cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.
+ Môi trường cạnh tranh
Các doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng, khi tham gia vào thị trường đều phải có sự hiểu biết và tính toán nhất định đến các đối thủ cạnh tranh hiện hữu hoặc tiềm ẩn trên thị trường hàng hóa hay dịch vụ mà mình kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng được hiểu là các NHTM cung cấp những sản phẩm dịch vụ tương tự, cùng hướng tới những đối tượng khách hàng giống nhau. Trong quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh đã từng được chứng minh là động lực chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối với một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như thị trường DVNH, vai trò động lực của yếu tố cạnh tranh cũng không phải là ngoại lệ. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như CLDV của các NHTM đã khiến cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam những năm qua càng thêm gay gắt.
Chính vì vậy, để khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ do mình cung cấp, các NHTM đã và đang không ngừng tìm kiếm đưa ra các ý tưởng cho dịch vụ cũng như nâng cao trình độ công nghệ, phong cách phục vụ với phí dịch vụ hợp lý để đem lại nhiều tiện ích nhất cho khách hàng. Và điều đó sẽ thúc đẩy việc mở rộng
các DVNH, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ và đưa lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển, hiện đại hóa.
+ Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ ngân hàng
Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, NHNN Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm phát triển CNTT và truyền thông trong lĩnh vực Ngân hàng. Hiện đại hoá ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành ngân hàng, nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thống Ngân hàng.
Những năm qua, ngành ngân hàng đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống hạ tầng CNTT và truyền thông ngân hàng, đã triển khai dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” giai đoạn I, một trong những dự án lớn và thành công nhất ở Việt Nam về CNTT và truyền thông. Hệ thống kỹ thuật công nghệ ngân hàng đã và đang là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của NHNN về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế đất nước.
Đối với các NHTM, CNTT đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, kinh doanh bảo đảm an toàn và hiệu quả, thông qua việc tập trung hoá tài khoản khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ hiện đại.
CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện.
CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm DVNH bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau.
CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết kiệm chi phí giao dịch.
Chính vì vậy, mỗi chính sách phát triển công nghệ, khả năng ứng dụng những thành tựu kỹ thuật của mỗi ngân hàng sẽ là cơ sở để các ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đã mở ra một thời kỳ nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đi cùng với quá trình đó, Nhà nước đồng thời ban hành hàng loạt các chính sách kinh tế, thương mại có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và Eximbank không nằm ngoài môi trường kinh doanh đó. Một mặt, nó tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi, nhưng mặt khác Eximbank cũng phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Eximbank
3.1.3.1. Định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng của Eximbank
Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng của Eximbank giai đoạn đến năm 2017, tầm nhìn 2020 như sau:
* Phát triển đa dạng các sản phẩm DVNH trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực quốc tế đối với việc quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro.
+ Phát triển và đẩy mạnh DVNH bán lẻ, cạnh tranh bằng những sản phẩm, dịch vụ hiện đại tiện ích vượt trội, mang nét đặc thù của Eximbank đặc biệt phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng, ngoại hối và kinh doanh vốn.
+ Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư...), dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài. Đây được coi là các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Eximbank nhằm đa dạng hoá cơ cấu nguồn thu, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng cơ sở
khách hàng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi, phòng ngừa rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng, hình thành nên hệ thống DVNH trọn gói, đáp ứng nhu cầu của xã hội về dịch vụ tài chính.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh Eximbank đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cụ thể như:
- Phát triển các tiện ích của Internet-banking: ngoài việc kiểm tra số dư tài khoản, xem các giao dịch phát sinh, xem các thông tin trên trang web của ngân hàng, Eximbank cần bổ sung thêm một số chức năng của sản phẩm Internet - Banking như:
+ Chuyển khoản
+ Thanh toán hóa đơn (cước phí điện, nước, điện thoại bàn, di động, internet, truyền hình cáp, thuế...)
+ Thanh toán trực tuyến qua mạng.
- Phát triển sản phẩm Mobile-banking: Eximbank cần tiến tới việc phát triển ứng dụng Mobile-banking trên điện thoại di động, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính (chuyển tiền, thanh toán cước một số dịch vụ.) mọi lúc mọi nơi.
- Phát triển sản phẩm Home-banking: Eximbank cần triển khai rộng rãi sản phẩm Home-banking đến với tất cả các đối tượng khách hàng cá nhân với các tiện ích như:
+ Chuyển khoản trong hoặc ngoài hệ thống Eximbank + Thanh toán các hóa đơn (cước phí điện, nước, điện thoại.)
+ Chuyển tiền cho người nhận bằng CMND hoặc passport trong hoặc ngoài hệ thống Eximbank
+ Chuyển tiền vào thẻ trong hoặc ngoài hệ thống Eximbank.
+ Chuyển đổi ngoại tệ sang tài khoản tiền gửi thanh toán VND trong hệ thống Eximbank.
thành lập/mua lại hoặc liên doanh thành lập một số công ty và đơn vị thành viên mà Eximbank là chủ sở hữu hoặc nắm quyền chi phối. Đồng thời, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm phát huy sức mạnh của từng bên để đem lại lợi ích đối với các bên.
* Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thông qua chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường. Phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối gắn liền với kế hoạch đầu tư TSCĐ và trang thiết bị cho mạng lưới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên.