a. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế, môi trường khoa học, kỹ thuật công nghệ và môi trường pháp lý là những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng. Môi trường kinh tế luôn có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có tác động to lớn đến sự thay đổi kinh tế nói chung và các hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử. Hơn nữa, với xu thế quốc tế hóa hiện nay khi tình hình kinh tế thế giới biến động càng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng của từng quốc gia. Một môi trường kinh tế thuận lợi, đang tăng trưởng sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. Từ đó khuyến khích các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng. Và ngược lại, với một nền kinh tế kém phát triển, không ổn định sẽ khiến cho dịch vụ ngân hàng không phát triển được.
Môi trường khoa học, kỹ thuật công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. Bởi vì các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển dựa trên cơ sở trình độ khoa học công nghệ. Ngân hàng chỉ có thể tiến hành hiệu quả các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử khi có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực. Ngân hàng là một ngành rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Ngày nay hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Thực tế công nghệ thông tin ngày càng phát triển, điều đó cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ 24/24.
Công nghệ thay đổi cũng luôn tạo ra những đòi hỏi mới về dịch vụ ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo một đòi hỏi về tính bảo mật, an toàn của hệ thống mạng khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Thực tế hiện nay, do cơ sở hạ tầng thông tin của Việt Nam còn kém phát triển, độ bảo mật và an toàn chưa cao nên các NHTM Việt Nam vẫn còn nghi ngại chưa
dám đưa ra các dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng còn chưa tin tưởng ngân hàng. Vì vậy đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc các NHTM có phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hay không. Do tính chất đặc biệt quan trọng của công nghệ thông tin trong sự phát triển của ngân hàng điện tử, nên các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần phải có nguồn vốn quan trọng ban đầu để đầu tư và hoàn thiện hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của ngân hàng.
Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Kinh doanh ngân hàng cũng là một trong những ngành chịu giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Trong từng nước, các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử khi tinh pháp lý của nó được thừa nhận và có các cơ quan xác thực. Hoạt động của ngân hàng thương mại thường được hiệu chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Một môi trường chính trị ổn định với các chính sách pháp luật phù hợp sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, môi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của ngân hàng điện tử. Các chính sách của Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, một đối tượng khách hàng lớn của ngân hàng. Điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn tới danh mục các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại Việt Nam hiện nay, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới ra đời và đang trong quá trình thử nghiệm, ứng dụng. Vì vậy rất cần một chính sách khuyến khích hỗ trợ của Chính phủ cũng như các quy định pháp luật hợp lý để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
b. Nhân tố thuộc môi trường ngành
Môi trường kinh tế, môi trường khoa học, kỹ thuật công nghệ và môi trường pháp lý là những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như môi trường dân số, môi trường địa lý, môi trường văn hóa - xã hội, đối thủ
cạnh tranh, khách hàng của ngân hàng và các đơn vị hỗ trợ kinh doanh. Những yếu tố này cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động cung ứng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bởi lẽ các yếu tố trên cũng có ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ và tác động tới nhu cầu, tâm lý, thói quen của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Hoạt động của ngân hàng là để phục vụ khách hàng, vì vậy sự thay đổi nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thay đổi của chính sách cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Khách hàng là người quyết định đến danh mục các sản phẩm dịch vụ điện tử mà ngân hàng cung ứng. Nen kinh tế đang trong đà tăng trưởng khiến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng tăng. Những năm đầu thế kỷ 21 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng mà nhiều sản phẩm dịch vụ mới với công nghệ hiện đại đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong bối cảnh hiện nay, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, các ngân hàng cần quan tâm theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình. Cạnh tranh buộc các ngân hàng thương mại phải sử dụng việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì các dịch vụ ngân hàng điện tử có những đặc tính ưu việt để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng cành cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại cả về quy mô và chất lượng thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Chỉ có cạnh tranh, các ngân hàng mới tự đổi mới mình để khỏi bị tụt hậu với các ngân hàng khác. Càng cạnh tranh nhiều, các ngân hàng càng hải hoàn thiện mình hơn, đưa ra các dịch vụ tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhiều tiện ích hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Các đơn vị hỗ trợ kinh doanh cho hoạt động ngân hàng là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Đầu tiên phải kể đến các đơn vị có quan hệ với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh như truyền thông, quảng cáo, công nghệ tin học, phương tiện kỹ thuật. Đây là yếu tố khá quan trọng tác động tới việc phát triển sản phẩm dịch vụ NHĐT. Ngân hàng rất cần các đơn vị hỗ trợ này để đưa ra được những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ và xây dựng hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Ngân hàng thiết lập mối quan hệ tốt đối với các đơn vị hỗ trợ thì ngân hàng sẽ có điều kiện để phát triển tốt dịch vụ NHĐT.
Hoạt động của các ngân hàng luôn bị chi phối, tác động bởi các yếu tố khác ngoài môi trường vĩ mô. Trong đó, chỉ có yếu tố địa lý là tương đối ổn định, còn các yếu tố khác không ngừng thay đổi. Do đó ngân hàng luôn phải chủ động điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử, đưa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Với những tiện ích, ưu điểm của các sản phẩm Ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017-2019.
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam2.1.1 Thông tin tổng quan