Dịch vụ NHĐT hiện nay ở Việt Nam chưa đa dạng về chủng loại, một phần là do thói quen dùng tiền mặt của người dân, nhu cầu của thị trường còn thấp,.. nên việc phát triển sản phẩm dịch vụ NHĐT còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, hệ thống pháp luật, các chính sách và quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự đầy đủ, còn nhiều bất cập. Chính vì thế, các kiến nghị sau đây là cần thiết hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam.
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho việc phát triển thanh toán điện tử tại các ngân hàng thương mại trong nước.
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến các giao dịch điện tử như: chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, quy định các mức độ mã khóa được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia vào hoạt động thương mại điện tử... để giảm bớt các chứng từ giấy, lưu kho các loại chứng từ giao dịch, nhanh chóng và chính xác trong việc kiểm soát và luân chuyển chứng từ giao dịch.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến việc đổi mới trực tiếp đến việc đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin.
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, cần xem xét lại các quy chế hiện hành của ngành ngân hàng theo hướng mở như: quy chế về việc sử dụng vốn tự có và trích lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng để tái đầu tư vào tài sản cố định, phát triển sản xuất
nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư chiến lược và hiện đại hóa mang tính dài hạn cho hạ tầng thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước nên phối hợp các ngân hàng TMCP thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, mở các khóa học về NHĐT do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này, đồng thời cập nhật được thông tin mới, giúp các NHTM hoàn thiện và phát triển loại hình dịch vụ này một cách đúng hướng.
Có chính sách thúc đẩy thanh toán không sử dụng tiền mặt như: thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt. Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập đối với nghiệp vụ thẻ để các NHTM xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung. NHNN cần thường xuyên tổ chức những hội thảo, hội nghị, trao đổi kinh nghiệm về thẻ, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán thẻ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng quy định của NHNN, đưa ra các chế tại phạt đối với các ngân hàng không thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh.
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ
a. Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển
Môi trường kinh tế - xã hội ổn định là điều kiện quan trọng nhất để cho bất cứ hoạt động nào phát triển chứ không nói riêng gì hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Kinh tế - xã hội ổn định và phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân, mở rộng quan hệ quốc tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, từ đó giúp các ngân hàng trong đó có Techcombank phát triển các dịch vụ nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng.
Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp để duy trì sự ổn định của nền chính trị - kinh tế - xã hội, duy trì chỉ số giá cả hợp lý, phát triển các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ thất nghệp, tăng thu nhập thực tế của người lao động, qua đó khuyến khích sự phát triển của hoạt động ngân hàng và hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử.
b. Hoàn thiện các văn bản và quy phạm pháp luật chống tội phạm.
Thực tế tội phạm trong hoạt động Ngân hàng rất nguy hiểm và tinh vi. Chúng có thể cấu kết với cán bộ ngân hàng và các tội phạm công nghệ cao để tấn công kho dữ liệu của khách hàng nhằm đánh cắp thông tin về khách hàng, tạo các tài khoản hay thẻ Ngân hàng giả mạo lấy tiền của khách hàng. Nhiều khi phạm vi hoạt động của chính không chỉ dừng lại tại một tỉnh thành, một quốc gia nào đó mà cả ở phạm vi xuyên quốc gia, gây ra thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng khi triển khai nghiệp vụ Ngân hàng điện tử. Do đó, Việt Nam cần đưa ra các chế tài xử phạt hành chính và hình sự thật nghiêm khắc cho tội phạm để ngăn chặn triệt để các băng nhóm này.
c. Thực hiện các chính sách ưu đãi, đầu tư và công nghệ.
Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề riêng của ngành ngân hàng mà nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Do đó, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.
Riêng đối với lĩnh vực Ngân hàng điện tử, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử như: giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu những máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của ngân hàng. Nhà nước cũng cần đầu tư thành lập các nhà máy, cơ sở sản xuất máy móc, linh kiện để phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như máy dập thẻ, máy ATM, POS nhằm giảm giá thành, tạo điều kiện cho các ngân hàng, có khả năng tự trang bị cho các đại lý đầy đủ, rộng rãi hơn...
d. Tạo điều kiện mở rộng thanh toán qua ngân hàng.
Các ngành, cấp cần quan tâm hơn nữa tới việc phát triển các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, mở rộng thanh toán qua ngân hàng. Thông qua các cơ quan báo chí, truyền hình, Nhà nước cần tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống làm cho người dân hiểu được bản chât của thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán hiện đại, nhiều tiện ích, vận động mọi người giao dịch với ngân hàng và dần thay đổi thói quen lưu giữ quá nhiều tiền mặt.
Cần chú trọng hơn nữa về dịch vụ NHĐT, dành sự ưu tiên thích đáng để đầu tư phát triển thương mại điện tử. Nghiên cứu, xem xét việc gỡ bỏ hay nới lỏng các quy định, các chính sách có tính hạn chế về quản lý ngoại hối, độc quyền về viễn thông.
Nhà nước sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động sử dụng và cung cấp dịch vụ NHĐT. Cần có môi trường pháp lý độc lập cần thiết bảo đảm an toàn cho các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, khuôn khổ luật pháp cần đảm bảo đủ chặt chẽ về an ninh hạ tầng cơ sở, thông tin và tội phạm máy tính.
Chính phủ cần có chế độ khuyến khích đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt như trung tâm mua sắm, siêu thị, hệ thống nhà hàng, khách sạn... Có chính sách thúc đẩy thanh toán không sử dụng tiền mặt như: thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt. Từ đó, giúp người dân giảm thoái quen sử dụng tiền mặt và quen dần với thanh toán qua thẻ hay ứng dụng ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ Ngân hàng điện tử có thể nói mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các Ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, không chỉ từ sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi mỗi Ngân hàng thương mại cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý luận đến thực tiễn, đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” đã tập trung giải quyết những vấn đề như sau:
• Đề tài đã làm rõ khái niệm Ngân hàng điện tử, những ưu điểm của dịch vụ này và tầm quan trọng phải phát triển dịch vụ này trong tương lai.
• Đã đi sâu phân tích tình hình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Techcombank, những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu đạt được và
hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho
việc phát
triển dịch vụ NHĐT
• Trên cơ sở những khó khăn và hạn chế còn tồn tại về dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Techcombank, Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch
vụ này.
Ngoài những giải pháp được đưa ra để góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử thì bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cấp có liên quan. Trong tương lai gần, khi mà các Ngân hàng luôn phải đối phó với những rủi ro từ hoạt động tín dụng, thì hoạt động phi tín dụng nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng sẽ được coi là tiềm năng khai thác của các Ngân hàng. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và nhữn ai quan tâm đến lĩnh vực này để tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm
1. Trương Đức Bảo, 7/2003, Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử, Tạp chí tin học Ngân hàng
2. Nguyễn Thị Minh Hằng, 2002, Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê
3. Trịnh Thanh Huyền, 2012, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận ăn tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính
4. Nguyễn Thị Thúy, 2017, Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng
5. Hồ Diễn Thuần, 2012, Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đà Nằng, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế,
Đại học
Đà Nằng.
6. Cao Thị Thúy, 2016, Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long, luận văn
thạc sỹ tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Hùng Cường, 2015, Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học
Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nông Bích Ngọc, 2018, Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ. Trường đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh,
Đại học
16. Edgar, Dunn & Company, 2010, Mobile Payment - Emerging commercial payments.
17. Michael A. Stegman, 2014, The development of online banking services in USA
18. Capgemini & BNP Paribas, 2018, World Payment Report
19. Number of digital banking users in the United States from 2014 to 2019 in milions, available at www.statista.com, [Accessed May 2019]
20. Peter S. Roses, 2001, Qu ản trị Ngân hàng Thương mại, Hà Nội, NXB Tài chính
21. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, 2017, 2018, 2019, Báo cáo thường niên
Các website:
https://techcombank.com.vn
https://portal.vietcombank.com.vn/News/ProductService/Pages/Ca- nhan.aspx?ItemID=6711
Cập nhật thông tin về lãi suất, tỷ giá hôi đoái, giá chứng khoán
Chuyển khoản
NGÂN HÀNG TMCP KY THƯƠNG VIỆT NAM
Xin chào Anh/Chị!
Tôi tên là: Nguyễn Việt Dũng - Học viên cao học khóa 20, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Học viện Ngân hàng. Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCPKỹ thương Việt Nam”
Để có thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi mong muốn nhận được một số thông tin về đánh giá của Anh/Chị đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin Anh/Chị cung cấp cho việc nghiên cứu của đề tài.
Rất mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị!
Xin anh chị vui lòng đánh dấu (V) vào một trong các phương án trả lời dưới mỗi câu hỏi sau:
□ Giới tính : □ Nam □ Nữ Tuổi:... Nghề nghiệp :...
Công ty: ...
1. Anh/Chị đã giao dịch với Techcombank trong thời gian bao lâu?
□ Dưới 2 năm □ Từ 2 đến 5 năm
□ Từ 5 đến 10 năm □ Trên 10 năm
2. Anh/Chị đang sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử nào của Techcombank?
□ F @st Mobile □ F@st I-Bank
3. Anh/Chị biết đến dịch vụ Ngân hàng điện tử của Techcombank qua nguồn thông
tin nào?
□ Người thân, bạn bè, đồng nghiệp □ Tờ bướm/tờ rơi ở Ngân hàng
□ Phương tiện truyền thông (báo chí, ti vi...) □ Nhân viên Ngân hàng tư vấn
□ Trang web Techcombank □ Khác:... 4. Tần suất sử dụng những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử của Anh/Chị
Thanh toán/nhận lương Khác:...
Tính bảo mật cao_________________________________________ Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản__________________________ Nhân viên nhiệt tình, chủ động giải thích, tư vấn_________________ Các vướng mắt, khiếu nại của khách hàng được giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng__________________________________________ Phí dịch vụ hợp lý_________________________________________
5. Lý do Anh/Chị sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của Techcombank? 6. Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng
7. Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhiều, liên tục
□ Ngân hàng có uy tín
□ Miễn phí dịch vụ sử dụng
□ Khác:...
8. Đánh giá về dịch vụ Ngân hàng điện tử của Techcombank:
Mức độ đồng ý được đánh số theo thứ tự tăng dần: 1 là không hài lòng; 2 là mức độ bình thường; 3 là hài lòng
9. Một cách tổng quát, Anh/Chị cho rằng mức độ hài lòng của mình đối với dịch vụ
Ngân hàng điện tử của Techcombank là:
□ Không hài lòng
□ Hài lòng
10. Lý do Anh/Chị chưa sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử?
□ Dịch vụ còn mới, chưa biết, chưa có thông tin
□ Có thói quen đến Ngân hàng giao dịch
□ Lo ngại thủ tục rườm rà
□ Cảm thấy không an tâm, an toàn
□ Quen sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác
□ Không quan tâm