Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 36)

a. Các yếu tố về phía khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định sự phồn thịnh trong hoạt động TTQT của một NHTM. Nếu NHTM sở hữu hệ thống khách hàng rộng khắp, có năng lực tài chính tốt, có hoạt động XNK thường xuyên thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để phát triển hoạt động TTQT. Ngoài ra, sự hiểu biết về các giao dịch ngoại thương quốc tế và tư cách đạo đức cũng hạn chế được những rủi ro trong hoạt động TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TTQT.

b. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Hệ thống NH cũng là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế, vì thế NH không những tác động còn chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung. Đặc biệt với

hoạt động TTQT, khi mà NH không thể hoạt động độc lập mà phải có liên hệ ràng buộc với các NH khác, chủ thế khác trên thế giới, thì tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô lại càng rõ ràng.

Những yếu tố như tốc độ tằng trưởng, độ mở cửa của nền kinh tế, môi trường đầu tư nước ngoài... là những yếu tố tác động lớn đến hoạt động TTQT. Trong đó, đáng kể nhất phải là yếu tố về tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, sản xuất bị thu hẹp, XNK bị hạn chế do nhu cầu quốc tế và trong nước giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT tại ngân hàng.

Mức độ của nên kinh tế càng cao, thể hiện qua tỉ lệ doanh số XNK trên tổng GDP cao, tức là hoạt động XNK đem lại nguồn thu lớn cho đất nước, đồng nghĩa với việc hoạt động TTQT càng được mở rộng và phát triển.

Sự phát triển của thị trường tài chính cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động TTQT. Một thị trường tài chính phát triển, linh hoạt, liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính quốc tế sẽ không chỉ giúp luồng vốn lưu thông một cách trơn tru mà còn cải thiện khả năng thanh khoản cho KH và NH.

Tình hình chính trị xã hội của quốc gia có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia đó bao gồm cả nội thương, ngoại thương, giá trị đồng tiền... Tình hình ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế có một nền tảng vững chắc để hoạt động, lĩnh vực kinh tế đối ngoại của một nước cũng sẽ có cơ hội phát triển. Ngược lại, sự bất ổn định về chính trị sẽ kìm hãm sự phát triển hội nhập của nền kinh tế, tác động tiêu cực tới hoạt động XNK và hoạt động TTQT.

c. Chính sách vĩ mô của Nhà nước

Trình độ phát triển kinh tế ở mức cao, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện để hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động TTQT nói riêng cũng sẽ an toàn và hiệu quả hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô là một nhân tố quan

trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của NH và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thông qua chính sách quản lý ngoại hối Nhà nước thực hiện việc kiểm soát dòng ngoại hối vào ra nền kinh tế. Căn cứ vào tình hình cụ thể diễn ra trên thị trường mà Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp can thiệp sao cho hợp lý để thực hiện các chính sách vĩ mô Nhà nước ví dụ như khuyến khích xuất khẩu.

Thông qua chính sách kinh tế đối ngoại, việc đề ra định hướng chiến lược mang tính bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của Nhà nước nếu nghiêng về bảo hộ mậu dịch thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu nghiêng về tự do hóa mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.

d. Môi trường tài chính quốc tế

Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng bởi tác động từ nền kinh tế và môi trường chính trị của các quốc gia. Sự bất ổn trong chính trị của các quốc gia bạn hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự đảm bảo thực hiện nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận với nhau. Sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hóa thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Những thay đổi trong chính sách của các nước bạn hàng như quy định về thuế, phí XNK, môi trường pháp lý... làm cho bên đối tác khó dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy ảnh hưởng đến các bên tham gia, trong đó có các NHTM.

e. Môi trường pháp lý

Tại các NHTM, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TTQT nói riêng chịu sự chi phối mạnh mẽ từ các quy định của pháp luật nhà nước như các nghị định của chính phủ, thông tư của các cơ quan hữu quan ban hành như NHNN,

Bộ tài chính, Bộ Ke hoạch và Đầu tư... Đồng thời hoạt động TTQT phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Một trong những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT là chính sách tỷ giá. Ngân hàng nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích XK hay hạn chế NK nhằm mục đích điều hành cán cân TTQT. Những hoạt động này đều thực hiện qua các NHTM do đó ảnh hưởng đến chất lượng TTQT của các NH.

Ngoài ra, chích sách quản lý ngoại hối của NHNN cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của NHTM. Thông qua quản lý ngoại hối, NN có thể kiểm soát và hạn chế NK hàng hóa từ nước ngoài, điều này làm giảm khả năng thanh toán hàng NK qua NH. Đồng thời, NN có thể sử dụng chính sách ngoại hối để hạn chế nguồn vốn đầu tư chảy ra nước ngoài hoặc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về.

Về luật pháp quốc tế, Phòng thương mại quốc tế đã ban hành một số quy tắc, chuẩn mực quốc tế áp dụng cho các nước khi thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế chúng vẫn còn những nhược điểm, cơ sở tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo, thiếu đạo đức kinh doanh lợi dụng gây nên tổn thất cho các bên, ảnh hưởng đến chất lượng TTQT của các NHTM.

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w