Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 105)

Tạo dựng môi trường kinh tế thuận lợi cho TTQTphát triển

Như đã phân tích, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của TTQT. Bởi vậy, việc đưa ra các chính sách vĩ mô trong mục tiêu tạo lập môi trường kinh tế ổn định, vững chắc là vô cùng quan trọng. Những năm vừa qua, Chính phủ đã không ngừng nỗ lực tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN XNK thông qua các chính sách ưu đãi về

lãi suất, ưu tiên mua ngoại tệ và nhiều biện pháp khác để hỗ trợ hoạt động XNK. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ trong thời gian tới.

Trước hết, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn về chủng loại và hình thức XNK hàng hóa, liên tục thay đổi theo lộ trình Việt Nam gia nhập WTO, quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia chưa được quy định rõ rang. Đặc biệt, thuế suất thuế NK cũng tăng giảm không ổn định theo xu hướng.

Thủ tục hành chính trong quản lý XNK, thủ tục hải quan còn rườm rà, rắc rối, công tác chống buôn lậu đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn gặp phải nhiều trở ngại do tiêu cực, do vậy cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành (Hải quan, Thuế) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động XNK, cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ đó, hoạt động ngoại thương mới có thể phát triển mạnh hơn nữa tạo thị trường cho hoạt động TTQT.

Môi trường đầu tư là yếu tố hàng đầu trong việc thu hút các nguồn tài trợ, các luồng vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo kết quả công bố tại Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam tụt hạng so với trước đó. Vì vây, cần đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư: tổ chức các hội nghị tư vấn, trợ giúp pháp lý cho DN, tuyên truyền phổ biến cơ chế chính sách mới, các thủ tục hành chính trên phương tiện truyền thông, mở cổng thông tin điện tử hỗ trợ trực tuyến cho DN, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...

Chính phủ và các bộ phận ban ngành liên quan cần chủ trương phát hiện kịp thời các sai phạm trong việc thực thi, có biện pháp chấn chỉnh song cũng cần linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh XNK, nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế.

Mở rộng và tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương

TTQT có liên hệ trực tiếp đến các mối quan hệ quốc tế. Bởi vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại là cơ sở cho sự phát triển của TTQT.

Thời gian qua, hoạt động XNK của nước ta còn phụ thuộc và tập trung nhiều vào một số thị trường: nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn (luôn ở mức xấp xỉ 30% tổng kim ngạch NK của cả nước), XK tập trung chủ yếu tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ (khoảng 20% tổng kim ngạch XK) và khu vực EU.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống cần tranh thủ mọi cơ hội phát triển, xâm nhập các thị trường mới, các thị trường tiềm năng như các nước Asean, Liên bang Nga, thị trường Trung Đông... Đẩy mạnh các hoạt động bang giao, giao lưu văn hóa thông qua các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài như xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, đồng thời tăng cường hoạt động đối ngoại của Chính phủ, tranh thủ các cuộc thăm viếng hữu nghị của các lãnh đạo quốc gia để tìm hiểu thị trường, luật pháp, đàm phán xây dựng tốt hơn quan hệ ngoại giao, hỗ trợ tạo cơ hội cho ngoại thương phát triển, hỗ trợ mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp XNK trong nước, tránh sự phụ thuộc, giảm tác động từ thị trường này giúp đảm bảo môi trường cho TTQT tiếp tục phát triển.

Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT

Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến TTQT còn nhiều thiếu sót, không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Vì vậy, cần:

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh Ngoại hối 2005 và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung ban hanh năm 2013. Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến ngoại hối, sử dụng ngoại tệ lại được quy định tại các văn bản pháp lý cao

hơn như Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật cơ quan đại diện ngoại giao... dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thực thi các chính sách, quy định về quản lý ngoại hối chưa cao. Vì vậy, cần phải có văn bản về quản lý ngoại hối có giá trị pháp lý cao hơn Luật Ngoại hối để tăng hiệu lực thực thi các chính sách về quản lý ngoại hối. Do đó, xây dựng Luật Ngoại hối thay thế Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi giai đoạn 2015 - 2018 là cần thiết, nhằm đảm bảo tính nhất quán, ổn định lâu dài, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng quốc tế.

Hoàn thiện quy định pháp lý về đầu tư nước ngoài. Ngày 31/12/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên tới cuối năm 2016 mới có văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện nghị định này. Chính việc chậm chễ này là lý do cản trở triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước và khiến cho hoạt động TTQT phục vụ mục đích đầu tư gián tiếp nước ngoài thiếu cơ sở để giao dịch.

Pháp lệnh ngoại hối và luật Doanh nghiệp còn mâu thuẫn nhau. Theo quy định quản lý ngoại hối, doanh nghiệp FDI muốn chuyển tiền vốn góp phải cung cấp cho các NHTM Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó ghi rõ thời hạn và số vốn được góp. Luật Doanh nghiệp quy định muốn tăng vốn điều lệ thì các nhà đầu tư phải góp xong (thực tăng) và trong thời hạn mười ngày phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w